Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

HỌC HỎI

Tèo hỏi bố:

– Bố ơi! Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” có nguồn gốc từ đâu vậy?

– Con hỏi làm gì?

– Con hỏi để biết cho chắc. Vì con thấy người ta bảo của ông này, người thì bảo của bà kia. Con chả hiểu gì ráo trọi!

Bố ôn tồn:

– Này con, đó là câu ngạn ngữ Trung Hoa, mà người ta cứ cho là của Quản Trọng. Câu ấy thế này: “Nhất niên chi kế, mạc như thọ cốc; thập niên chi kế, mạc như thọ mộc; bách niên chi kế, mạc như thọ nhân.”

Tèo gãi đầu:

– Hán Việt con không hiểu!

– Có nghĩa là: “Kế hoạch cho một năm, không gì bằng trồng lúa; kế hoạch cho mười năm, không gì bằng trồng cây; kế hoạch cho trăm năm, không gì bằng trồng người.”

– Còn câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là của ai hả bố?

– Cái thằng...! Câu đó của thi sĩ Huyền Viêm, người Trung Hoa, con ạ.

– Đúng không đấy, bố yêu?

– Đúng đấy “chó con” ạ! Bố thấy năm kia người ta ghi trên một tờ lịch đấy!

Tèo cười:

– Thế hả bố! Thế mà con cứ tưởng...!

– Cái thằng này! Tưởng của bố mày chắc?

VIỄN ĐÔNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment