Mặc dù chủ đề bạo động trong Hồi giáo là vấn đề gây nhiều tranh cãi, ĐGH Benedict XVI đã đặt nó ở trung tâm của cách cư xử đối với việc nhận biết Thiên Chúa trong bài giảng của ngài tại Regensburg, ngày 12-09-2006, về sự hiểu lầm và trình bày sai. Nói đơn giản, quan niệm sai về bản chất Thiên Chúa có thể dẫn tới hành động sai trái về tôn giáo, như khủng bố và giết người dã man, ngược với bản chất và Ý Chúa.
Điển
hình là vụ khủng bố tòa tháp đôi WTC (World Trade Center – Trung tâm Thương mại
Thế giới) ngày 11-09-2001, hoặc nhóm quá khích Hồi giáo ISIS (Islamic State of
Iraq and Syria) đã sát hại các Kitô hữu ở Iraq và các nước khác. Người Công
giáo vẫn luôn cố gắng tìm cách đối thoại hòa bình và thân thiện với Hồi giáo.
Các Kitô hữu và
các tín đồ Hồi giáo có tôn thờ cùng một Thiên Chúa? Một số các nhà biện giải
tôn giáo (apologists) là Kitô hữu và các blogger cũng đã nêu lên vấn đề này. Tiểu
luận này tóm lược và bình luận về sự tranh luận này. Hiện nay có một số ý nghĩ
cho rằng vấn đề này đòi hỏi sự trợ giúp của triết học: Chúng ta biết đúng về
Thiên Chúa bằng cách nào, hoặc nói chính xác hơn, chúng ta hiểu sai về Thiên
Chúa như thế nào?
CÁC CUỘC TRANH LUẬN
Điểm đầu tiên
diễn tả vấn đề này là bài viết của Tim Staples: “Do Muslims Worship the Same God Catholics Do?” (Người Hồi giáo có
Tôn thờ cùng Một Thiên Chúa như Người Công giáo?) Staples cố gắng chú ý sự cân
bằng đúng đắn về những gì Hồi giáo hiểu đúng và sai. Ông trích dẫn hai câu quan
trọng về chủ đề này, Giáo lý Công giáo (GLCG) và Tuyên ngôn Nostra Aetate (Thời
Đại Chúng Ta, ĐGH Phaolô VI, 28-10-1965, Tuyên ngôn về mối quan hệ giữa Giáo
hội và các Tôn giáo ngoài Kitô giáo), có vẻ có sự tranh luận: “Giáo hội vẫn kính trọng người Hồi giáo. Họ
cũng tôn thờ một Thiên Chúa, sống và tồn tại trong Ngài; nhân từ và toàn năng, Đấng
tạo dựng trời đất và nói với con người.” Staples biết rằng các tín đồ Hồi
giáo hiểu sai nhiều về Thiên Chúa và ý Ngài dành cho con người, do đó, họ đưa
ra sự thỏa hiệp về Hồi giáo.
Như vậy, người
Công giáo chúng ta phải cẩn thận phân biệt giữa việc người Hồi giáo tin vào một
Thiên Chúa, “sống và tồn tại trong Ngài; nhân từ và toàn năng, Đấng tạo dựng
trời đất” và việc họ hiểu sai – rất sai – khi nói rằng Thiên Chúa mặc khải
chính Ngài trong Tân ước và các điều Ngài truyền dạy dân Ngài.
Thiết tưởng rằng
Staples rất đúng về cách lý giải này. Nhưng vấn đề dưới đây còn xa hơn điểm thứ
nhất, đặt vấn đề là nếu chúng ta có nên đồng ý với Hồi giáo hay không. Điểm
thứ hai là bài viết của Mark Shea: “When
Better Than the 4th of July to Talk About Religious Liberty” (Đàm
phán về Tự do Tôn giáo vào lúc nào tốt hơn ngày 04 tháng 07), trong đó ông nói
về điểm tương đồng trong niềm tin Kitô giáo và Hồi giáo.
Một sự dối trá
nguy hiểm là vụ tấn công khủng bố WTC vào ngày 11-09-2001, nhiều người Công
giáo vẫn nhớ và cho rằng người Hồi giáo “tôn thờ một Thiên Chúa khác,” mặc dù giáo
huấn của Giáo hội Công giáo nói rõ:
841. QUAN HỆ CỦA GIÁO HỘI VỚI HỒI GIÁO: “Kế hoạch cứu độ cũng bao gồm những người nhận
biết Đấng Tạo Hóa, trong vị trí đầu tiên giữa họ là người Hồi giáo; những người
này tuyên xưng Đức Tin của Áp-ra-ham, và cùng với chúng ta, họ tôn thờ cùng một
Thiên Chúa, Đấng nhân từ, Đấng phán xét nhân loại vào ngày tận th” [GLCG, trích
dẫn Thông điệp Lumen Gentium, số 16]
Nhiều người Công
giáo phản động (Reactionary Catholics) phản đối giáo huấn này của Giáo hội và cố
gắng giả vờ rằng Thiên Chúa và Đấng Allah là “hai Chúa khác nhau.” Vấn đề này
gấp đôi. Thứ nhất, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, không có hai. Thứ hai… Allah
chỉ là từ ngữ Ả Rập để chỉ Thiên Chúa – như chữ “Dieu” của người Pháp, chữ “Gott”
của người Đức, và chữ “Deus” của người Latin.
Một số người cho
rằng vì người Hồi giáo không tin Tam Vị Nhất Thể (Chúa Ba Ngôi, non-Trinitarian),
họ không tôn thờ cùng một Thiên Chúa như các Kitô hữu. Vấn đề là người Do Thái
cũng không tin Chúa Giêsu có thần tính. Đó là vì các Kitô hữu như vậy nhận thấy
rằng bạn có thể tôn thờ Thiên Chúa trong khi chưa hiểu về Ngài – nếu bạn là người
Do Thái. Nhưng vì sự giận dữ về ngày 11-9 và các trọng tội khác của Hồi giáo, họ
từ chối người Hồi giáo – và nói như thể có nhiều Chúa chứ không chỉ có một Chúa
được hiểu theo nhiều cách hiểu.
Tác giả Shea đã
chống lại sự phản động là muốn loại bỏ mối quan hệ với Hồi giáo trong niềm tin
vào Đấng Allah đối với Thiên Chúa thật. Cũng có vấn đề với cách lý luận của tác
giả.
Thứ nhất, nếu bạn
tôn thờ cùng một Thiên Chúa mà lại hiểu sai bản chất của Thiên Chúa, như vậy
Thiên Chúa có thực sự được tôn thờ? Chỉ có một Thiên Chúa không có nghĩa là một
số người tôn thờ vị Chúa khác theo hư cấu mà họ tạo ra và gọi là “Thiên Chúa” (chẳng
hạn giáo phái Mormon, tên chính thức là “Giáo hội Chúa Giêsu Kitô của các Thánh
ngày Sau hết,” đạo này do Joseph Smith lập ra năm 1829 – phát âm theo Việt ngữ
là Mặc Môn). Thứ hai, chữ “Allah” có thể được dùng để chỉ “Thiên Chúa” trong
tiếng Ả Rập, không có nghĩa là những người dùng từ này có cùng một ý nghĩa. Có
thể có, nhưng từ ngữ phổ thông không bảo đảm điều đó. Thứ ba, có sự khác biệt
giữa việc người Do Thái duy trì sự mặc khải thật và giao ước của Thiên Chúa ưu
tiên giới thiệu tín lý về Chúa Ba Ngôi và việc hình thành Hồi giáo sau cuộc mặc
khải này khi minh nhiên từ chối tín lý này.
Phải nói rằng người
Do Thái tin vào Thiên Chúa thật vì chúng ta biết rằng Cựu ước là sự mặc khải
thật về Thiên Chúa. Cũng có thể nói rằng tin vào Chúa Ba Ngôi là mặc nhiên có
trong Cựu ước và không minh nhiên từ chối tín lý này, người ta có thể mặc nhiên
giữ (như Thánh Thomas Aquinas tranh luận về các Giáo phụ trước khi có sự Nhập
thể). Điều này hơi khác với Hồi giáo, như Mohammed biết giáo huấn về Chúa Ba
Ngôi và minh nhiên từ chối, như chúng ta thấy ghi trong Kinh Koran: “Vậy hãy tin vào Thiên Chúa và các giáo huấn
của Ngài, và đừng nói về Tam Vị Nhất Thể.” (sura 4 [An-Nisa], ayat 17) Từ
chối sự mặc khải của Thiên Chúa về chính Ngài là tin vào một Thiên Chúa khác, một
Thiên Chúa không là Tam Vị Nhất Thể.
Điểm thứ ba là TS
Taylor Marshall, người đưa Thánh Thomas Aquinas vào cuộc tranh luận. Sau khi
đưa ra giáo huấn của Vatican II, Marshall đề cập giáo huấn của Thánh Thomas về “Preambula
Fidei” (Các Khai Đoạn Đức Tin), xác định rằng người Hồi giáo có thể nhận thức
hợp lý về Đấng Tạo Hóa. Ông cũng nói rằng Hồi giáo thừa nhận sự mặc khải thật
nào đó của Do Thái giáo và Kitô giáo, trong khi lại minh nhiên từ chối một vài
yếu tố trong sự mặc khải này (nghĩa là họ không là người ngoại giáo). Để giải
thích bằng cách nào mà người Công giáo và người Hồi giáo đều tôn thờ Đấng Tạo
Hóa và có sự phân biệt niềm tin, Marshall cho biết: “Người ta có thể tôn thờ trực tiếp theo hướng đúng nhưng không hiểu mục
đích. Chẳng hạn, nếu bạn bắn mũi tên nhưng thị lực yếu và không thể thấy đích,
thế thì bạn có thể bắn đúng hướng mà không thấy đích. Bạn bắn vào mục đích đúng
nhưng lại không nhìn thấy đích, hoặc không hiểu biết mục đích. Vả lại, trong
trường hợp này, cây cung quá yếu nên không thể đưa mũi tên tới đích. Mũi tên
rơi trước khi tới đích.”
“Người bắn cung
mù với cây cung yếu” đó chính là Hồi giáo. Họ bắn mũi tên đúng hướng (về phía “Thiên
Chúa của Áp-ra-ham”), nhưng họ không biết mục đích và cây cung của họ quá yếu vì
cây cung của họ thiếu sức mạnh của ân sủng. Điều này giúp làm sáng tỏ vấn đề, nhưng
có thể nói rằng chúng ta không nên dễ chấp nhận sự hiểu biết đó là đúng về bản
chất của Thiên Chúa – và do đó có mục đích chung.
HƯỚNG TỚI TRIẾT LÝ
Mặc dù Thánh
Thomas xác định rằng chúng ta có thể nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa qua lý
luận, ngài cũng nói về sự giới hạn về hiểu biết của chúng ta: “Đối với vấn đề Ngài-không-là-gì thì rõ ràng
hơn vấn đề Ngài-là-gì.” (ST I q. 1 a. 9, ad 3) Khi chúng ta cố gắng nói chi
tiết về sự sống của Thiên Chúa mà không có sự trợ giúp của sự mặc khải thật, chúng
ta dễ bị sai lầm. Thánh Thomas mô tả cách ngài nói về bản chất của Thiên Chúa: “Khi sự hiện hữu của một vật được xác định
ở đó thì vẫn còn lý do khác về cách hiện hữu, để chúng ta có thể biết thực chất
của nó. Vì chúng ta không thể biết Thiên-Chúa-là-gì hơn là Ngài-không-là-gì, chúng
ta không có cách để hiểu Thiên-Chúa-là-gì hơn là Ngài-như-thế-nào.” (ST I
q. 3 prologue) Ý nghĩa thực sự là chúng ta biết bản chất của Thiên Chúa bằng
cách xác định bản chất đó không thuộc xác thịt, phụ thuộc sự thay đổi hoặc sự
bất toàn, ngoài giới hạn thời gian và không gian, và không có bất kỳ giới hạn hoặc
khuyết điểm nào.
Bài giảng của ĐGH
Benedict XVI tại Regensburg đưa chúng ta tới vấn đề trừu tượng liên quan bản
chất của Thiên Chúa trong Hồi giáo. Ngài liên hệ cuộc đối thoại giữa Hoàng đế
Manuel II Paleologus của Byzantine và hiền triết của Ba Tư, điều này chạm vào sự
cần thiết của việc không xác định những gì ngược với bản chất của Thiên Chúa:
Không nói tới chi
tiết… [Hoàng đế] nói với người đối thoại bằng cách nói sống sượng mà chúng ta
không thể chấp nhận, đối với vấn đề chính về mối quan hệ giữa tôn giáo và bạo
lực nói chung, rằng: “Hãy cho tôi thấy
điều mà Mohammed đưa ra là mới lạ, và quý vị sẽ thấy những điều đó chỉ là xấu
xa và dã man, như ngài yêu cầu phổ biến bằng gươm giáo với niềm tin mà ngài rao
giảng.”
Sau khi diễn đạt mạnh
mẽ, Hoàng đế tiếp tục giải thích chi tiết tại sao việc phổ biến niềm tin qua
bạo lực là điều không hợp lý. Bạo lực không tương xứng với bản chất của Thiên
Chúa và bản chất của linh hồn. Ông nói: “Thiên
Chúa không thích máu – và không hành động hợp lý (σὺν λόγω) là ngược với bản
chất của Thiên Chúa. Đức Tin sinh ra từ linh hồn chứ không từ thân xác. Bất cứ
ai dẫn người khác tới Đức Tin đều cần có khả năng nói tốt và lý luận hợp lý, người
ta không cần bạo lực và đe dọa. ...Để thuyết phục một linh hồn, người ta không
cần một người có đôi tay mạnh hoặc vũ khí, hoặc bất cứ cách nào để đe dọa giết
chết.”
Câu xác định
trong cuộc tranh luận này để chống lại cuộc đối thoại bạo lực là: Không hành
động theo lý lẽ là ngược với bản chất của Thiên Chúa. Biên tập viên Theodore
Khoury nhận xét: Đối với Hoàng đế, được định hình theo triết học Hy Lạp, câu
này là hiển nhiên. Nhưng đối với giáo huấn của Hồi giáo, Thiên Chúa tuyệt đối siêu
việt. Ý Ngài không không theo phạm trù nào của chúng ta, dù phạm trù đó rất hợp
lý. Ở đây Khoury trích dẫn tác phẩm của R. Arnaldez, tác giả người Pháp theo
Hồi giáo. Tác giả này chỉ ra rằng Ibn Hazm đã đi quá xa khi nói rằng Thiên Chúa
không bị hạn chế điều gì, ngay cả lời nói, và không gì có thể buộc Ngài phải
mặc khải sự thật cho chúng ta. Nếu đó là Ý Chúa, thậm chí chúng ta còn phải sùng
bái thần tượng.
Về điểm này, cho
tới khi hiểu biết Thiên Chúa và việc thực hành tôn giáo được quan tâm, chúng ta
phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Thuyết phục hành động ngược
với bản chất của Thiên Chúa chỉ là tư tưởng Hy Lạp hay là luôn luôn đúng? Ở đây
chúng ta có thể thấy sự hài hòa sâu sắc giữa những gì là Hy Lạp theo nghĩa đúng
nhất của từ ngữ và cách hiểu theo Kinh Thánh về việc tin vào Thiên Chúa. Xác
định câu thứ nhất của sách Sáng Thế, câu thứ nhất của cả Kinh Thánh, Thánh Gioan
mở đầu Phúc Âm: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi
Lời (λόγος).” Chính từ này đã được Hoàng đế sử dụng: “Thiên Chúa hành động, σὺν λόγω, cùng với Ngôi Lời (Logos).” Logos
nghĩa là cả lý lẽ và lời – một lý lẽ có tính sáng tạo và có khả năng tự giao
tiếp, chính xác là lý lẽ.
Mặc dù lời văn
của ĐGH Benedict XVI khá quen với nhiều người, tôi vẫn cần trích dẫn, vì tôi
tin đây là câu trả lời hay nhất để biết người Hồi giáo có tôn thờ Một Thiên
Chúa thật hay không (nếu bạn không biết cách ngài tiếp tục phát triển sự tranh
luận, bạn phải cố gắng hiểu). Cuộc tranh luận như sau: Cách hiểu của chúng ta
về Đấng Tạo Hóa, dù bằng lý lẽ, là cách xác định sự hoàn hảo tuyệt đối của Ngài
và loại bỏ mọi thứ ngược với sự hoàn hảo này. Sự hoàn hỏa này là Sự Thật và
Tình Yêu. Thuyết ý chí (voluntarism) xác định rằng Ý Chúa không dựa trên sự
thật và sự xác định về bạo lực tôn giáo là ngược với tình yêu. Xác định vị trí
của Thiên Chúa là vi phạm sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của Thiên Chúa.
Thánh Thomas Aquinas
dùng kết luận này xa hơn, ngài tranh luận rằng duy trì sự hiểu lầm như vậy về
bản chất của Thiên Chúa là cho rằng người ta không tin vào Thiên Chúa thật. Khi
chú giải về Phúc Âm theo Thánh Gioan, chương 4 (xem số 603), Thánh Thomas Aquinas
hướng về vấn đề chính về sự đơn giản của Thiên Chúa, vấn đề nảy sinh trong cuộc
đối thoại của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samari, khi hai người thảo luận về sự
khác nhau giữa việc tôn thờ của người Samari, sự tôn thờ này pha trộn với cách
tôn thờ của người ngoại giáo và của người Do Thái:
Chúa Giêsu nói: “Các người thờ Đấng các người
không biết....” Nên nói rằng, như triết gia Aristotle nói, việc hiểu các điều
phức tạp khác với việc hiểu các điều đơn giản. Đối với điều có thể được hiểu về
các điều phức tạp theo cách mà điều khác vẫn chưa hiểu; như vậy, có thể hiểu
sai về chúng. Chẳng hạn, nếu ai đó hiểu đúng về một động vật theo bản chất của
nó, người đó có thể hiểu sai về sự rủi ro của nó, dù nó đen hay trắng; hoặc sự
khác biệt, dù nó có cánh hay có bốn chân. Nhưng không thể hiểu sai về các điều
đơn giản: Vì chúng được biết đầy đủ bởi vì thực chất của chúng được biết; hoặc
chúng không hề được biết chút nào, nếu người ta không thể hiểu chúng. Do đó, vì
Thiên Chúa tuyệt đối đơn giản, không thể có sự hiểu sai về Ngài theo nghĩa của
điều gì đó có thể được hiểu về Ngài và điều gì đó vẫn chưa hiểu, nhưng chỉ
không đạt được cách hiểu về Ngài. Vì thế, bất kỳ ai tin rằng Thiên Chúa là điều
gì đó mà Ngài-không-là, chẳng hạn như cơ thể, hoặc điều gì đó như vậy, không
tôn thờ Thiên Chúa mà tôn thờ điều khác, vì họ không biết Ngài, mà chỉ biết cái
khác.
Áp dụng giáo huấn
của Thánh Thomas đối với Hồi giáo sẽ củng cố cách tranh luận của ĐGH Benedict
XVI. Nếu ai đó bám vào điều sai về bản chất của Thiên Chúa, thì người đó – hoặc
tôn giáo đó – không thực sự bám vào niềm tin vào Thiên Chúa, mà bám vào cách
hiểu sai về Thiên Chúa. Nếu ai đó cho rằng Thiên Chúa là con người vật chất (như
Thánh Augustinô đã tin hồi trẻ), thì điều này loại trừ niềm tin vào Thiên Chúa
thật.
TẠI SAO LÀ VẤN ĐỀ
NÀY?
Bạn có thể hỏi rằng mục đích của việc chỉ ra sự khác biệt
trừu tượng này là gì trong niềm tin về Thiên Chúa đối với Hồi giáo? Thiết nghĩ
mục đích cũng tương tự mục đích của Thánh Thomas khi ngài viết “Summa Contra Gentiles.”
(SCG – Tổng Luận về Việc Đối Phó với Dân Ngoại) Tác phẩm này được viết cho các
tu sĩ Dòng Đa-minh sử dụng để loan báo Tin Mừng, cho những người nghe, kể cả
người Hồi giáo. Đây là cách Thánh Thomas mô tả ý định của ngài đối với tác phẩm
này:
Những người theo
Mohammed và người ngoại giáo không đồng ý với chúng ta về việc chấp nhận uy tín
của Kinh Thánh, nên họ có thể sai lầm. Vì thế, đối với người Do Thái, chúng ta
có thể tranh luận bằng Cựu ước, còn đối với người theo tà thuyết, chúng ta có
thể tranh luận bằng Tân ước. Nhưng người Hồi giáo và người ngoại giáo chấp nhận
điều này mà không chấp nhận điều kia, chúng ta phải dùng lý luận tự nhiên, khiến
họ phải đồng ý. Tuy nhiên, đối với các
vấn đề về Thiên Chúa, chúng ta không thể dùng lý lẽ tự nhiên. (Bk 1, ch. 2)
Tác phẩm SCG được viết trên nền tảng triết học và biện
giả để cho thấy tính hợp lý của niềm tin Kitô giáo, nhưng đặt nền tảng cho niềm
tin bằng cách thiết lập rõ ràng những gì có thể biết được nhờ lý luận (các khai
đoạn đức tin). Thánh Thomas thấy rõ rằng người Hồi giáo cần được dạy các điều
cơ bản về những gì có thể hiểu về Thiên Chúa nhờ lý luận, ngược với sự thất bại
tự nhiên. Điều này quan trọng, vì loại bỏ các chướng ngại vật và sai lầm của lý
luận khi quan hệ với Thiên Chúa mới có thể dẫn tới Đức Tin.
Thánh Thomas phân biệt giữa cách hiểu về Thiên Chúa hiện
hữu và cách hiểu về bản chất của Thiên Chúa. Theo nghĩa này, người ta có thể
biết rằng có một Thiên Chúa là Đấng Tạo
Hóa và vẫn hiểu sai về bản chất của Thiên Chúa. Ngày 06-11-2008, khi nói
trên diễn đàn Công giáo và Hồi giáo, ĐGH Benedict XVI có vẻ đã gợi ý về cách
phân biệt này, chỉ tập trung vào việc tôn thờ cùng một Đấng Tạo Hóa, thậm chí vẫn
có sự khác nhau về niềm tin: “Tôi biết
chắc rằng người Hồi giáo và người Kitô giáo có những cách tiếp cận khác nhau trong
vấn đề liên quan Thiên Chúa. Nhưng chúng ta có thể và phải là những người tôn
thờ một Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng chúng ta, và phải quan tâm tới mọi người
trên khắp thế giới này.” Điều này giúp chúng ta hiểu rằng Giáo hội muốn cả
Công giáo và Hồi giáo đều tôn thờ một Đấng Tạo Hóa, và ĐGH Benedict XVI có thể chỉ
ra cách hiểu sai về bản chất của Thiên Chúa.
Tác phẩm SCG của Thánh Thomas có ảnh hưởng nhiều tới Kitô
giáo hơn là Hồi giáo, tôi nghĩ vậy. Việc hiểu sự khác biệt về niềm tin là điều chủ
yếu để người Công giáo chúng ta có thể dùng lý lẽ để suy nghĩ đúng về Thiên
Chúa. Đây là một thách đố ở Tây phương, vì nhiều người vẫn cho rằng triết lý
siêu hình học là một phần của tôn giáo thay cho triết học. Thánh GH Gioan Paul
II đã phản đối điều này trong Tông thư “Fides et Ratio” (Đức Tin và Luận Lý),
và ĐGH Benedict XVI cũng đã đề cập điều này trong bài giảng tại Regensburg khi
ngài nói về việc “quấy rầy bệnh lý học của tôn giáo và lý luận, điều đó cần vọt
lên khi lý luận giảm, các vấn đề về tôn giáo và đạo đức không còn quan tâm tới
điều đó.” Ngài nhìn thấy bệnh lý học không chỉ đặt bạo lực vào bản chất của
Thiên Chúa, mà còn đặt vào cả Tây phương bị tục hóa.
VỚI NGỤ Ý GÌ?
Một số người có thể ngần ngại chấp nhận kết luận này, vì nó
có vẻ ngược với giáo huấn của Giáo hội Công giáo và sẽ làm tổn hại sự đối thoại
tôn giáo. Nhưng tôi lại nghĩ rằng nó có thể giúp chúng ta hiểu tốt hơn về mối
quan hệ của chúng ta với Hồi giáo, kể cả khoảng cách vẫn tách rời niềm tin của
họ với niềm tin của chúng ta. Điều đó còn giúp chúng ta hiểu tại sao khó đối
thoại. Vì thế, dù có phản ứng mạnh sau bài giảng của ĐGH Benedict XXVI tại
Regensburg, Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn vẫn đạt được tuyên bố chung
về đức tin và lý luận với các học giả Hồi giáo đến từ Iran.
Làm sao chúng ta vẫn liên hệ với Hồi giáo? Mặc dù Hồi
giáo hiểu sai nền tảng về bản chất của Thiên Chúa, cho Ngài là người duy ý chí
và bạo lực, bám vào một Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và Đấng Xét Xử, như Giáo hội
xác nhận. Theo nghĩa này, không phải niềm tin vào Thiên Chúa của chúng ta cũng
vậy, nhưng chúng ta theo giáo lý tương tự về niềm tin vào Thiên Chúa của chúng
ta. Niềm tin của Hồi giáo gần gũi với chúng ta về bản chất của Thiên Chúa, rồi
với giáo phái Mormon và các tôn giáo Đông phương khác, nhưng vẫn khác với một
số người có thể nghi ngờ.
Là người Công giáo, chúng
ta nên cẩn trọng về việc sẵn sàng nhận biết hoặc từ chối sự liên hệ với Hồi
giáo. Sự thật là chúng ta thực sự có mối liên hệ về niềm tin, nhưng vẫn có một
số điều khác biệt nào đó, thậm chí là khác về bản chất của Thiên Chúa.
Ngày xưa, trước giờ chịu khổ nạn, Chúa Giêsu đã nhấn mạnh
mối quan hệ “nên một” của mọi người khi Ngài cầu nguyện với Chúa Cha: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người
này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở
trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai
con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở
trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và
đã yêu thương họ như đã yêu thương con.” (Ga 17:20-23)
Tiến Sĩ R. JARED STAUDT
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicWorldReport.com)
✽ Tín Đồ Hồi Giáo Cầu Xin Đức Mẹ
✽ Tín Đồ Hồi Giáo Trở Thành Tín Hữu Công Giáo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment