Thần học gia Hans Urs von Balthasar, [1] người Thụy Sĩ, là khí cụ giúp ông Ilyas Khan đã tìm thấy đức tin Công giáo nhờ khoa Địa lý và Thần học. Ilyas Khan là người Anh, có lòng từ tâm và là tín đồ Hồi giáo. Nhưng có quá nhiều ảnh hưởng Công giáo rõ rệt, “kéo” ông đến với đức tin hơn là “đẩy” ông xa rời Hồi giáo.
Ông Khan là một giám
đốc ngân hàng thương mại được đào tạo bài bản, là ông bầu đội bóng đá
Accrington Stanley, và là chủ tịch Hội từ thiện Khuyết tật Leonard Cheshire – tổ
chức lớn nhất thế giới chuyên giúp người khuyết tật. Trong cuộc trả lời phỏng
vấn với ký giả Edward Pentin của báo Register Rome, ông Khan giải thích chi
tiết về những gì đã đưa ông đến với Giáo hội Công giáo.
1. ĐIỀU GÌ ĐEM ÔNG ĐẾN VỚI NIỀM TIN TÔN GIÁO? CÓ ĐIỀU GÌ ĐÓ TRONG
HỒI GIÁO, CÓ THỂ LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ TRONG HỒI GIÁO ĐÃ GIÚP ÔNG GIA NHẬP CÔNG
GIÁO?
Có và không. Lòng
sùng kính Đức Mẹ về phương diện cá nhân là một phần lớn của đức tin, nhưng đồng
thời, tôi biết điều đó không là gì đối với việc nuôi dưỡng tôi thành một tín đồ
Hồi giáo. Những bước thăm dò đầu tiên của tôi đến với Công giáo đã có từ khi
tôi còn thơ ấu. Lúc đó mẹ tôi rất bệnh hoạn, nên tôi được bà tôi nuôi dưỡng từ
lúc tôi mới 3 hoặc 4 tuổi. Bà tôi là người Công giáo Ai-len. Tôi đi học trường
của nhà thờ, khi bắt đầu đi học tôi không nghĩ mình là một Kitô hữu.
Tôi cũng nhờ được
nuôi dưỡng ở Lancashire, trên vùng Pennines và gần Ribble Valley. Nếu đã từng
có khu trung tâm Công giáo ở Anh, thì hẳn là vùng đó – khu chưa bao giờ có Cuộc
Cải Cách (Reformation).
Từ đó, khi tôi
vào đại học, Chúa quan phòng đã can thiệp lần thứ hai, và tôi ở Nhà Netherhall,
phòng của sinh viên Hội Opus Dei [2] ở London. Nhưng giữa khoảng 4 tới 17 tuổi,
tôi được giáo dục thành một tín đồ Hồi giáo trong một gia đình Hồi giáo. Tôi
đến Đền thờ Hồi giáo, học kinh Quran. Nhưng tôi nghĩ không có lĩnh vực nào của
Hồi giáo có thể khiến tôi thành người Công giáo.
2. Ở NHÀ NETHERHALL LÚC ĐÓ CÓ ẢNH HƯỞNG KHIẾN ÔNG CÓ ĐỨC TIN?
Có, rất nhiều. Tuy
nhiên, lúc đó tôi không nghĩ mình có can đảm để chuyển đạo hoặc được nhận vào
Công giáo, hoặc thậm chí chỉ là được hướng dẫn chính thức. Sự bội giáo là cái
gì đó mà Hồi giáo coi là rất quan trọng. Trong mắt của rất nhiều người, bỏ Hồi giáo thực sự là tội đáng tử hình.
Thế nên Nhà Netherhall là một khí cụ. Tôi nhớ rất rõ là việc tôi thích cầu
nguyện thực sự được hình thành từ đó, xung quanh tôi là những tấm gương sống
động về một đức tin kỳ lạ.
3. ÔNG MUỐN NÓI ÔNG ĐẾN VỚI ĐỨC TIN HẦU NHƯ DO TIỀM THỨC?
Thực sự không. Tôi
nghĩ tôi có đức tin hoàn toàn do ý thức. Khoảng 18 hay 19 tuổi, tôi lý luận và
hỏi người lớn. Lúc đó tôi gặp một người thông minh tên là Hans Urs von
Balthasar. Có một thư viện ở Nhà Netherhall, tại đây tôi bắt đầu đọc sách Thần
học. Đó là nơi tôi tình cờ gặp Origen, và đó cũng là nơi tôi nghiên cứu và đánh
giá cao các tác phẩm của Thánh Augustinô. Tôi rất ý thức nhưng tôi hơi quan
ngại. Lúc đó cha Mẹ tôi vẫn sống, một phần vì tính cẩn trọng của tôi khiến tôi
sợ làm cha mẹ tổn thương. Tôi không biết nói với cha mẹ thế nào khi tôi tốt
nghiệp đại học, nhưng có thể “con người Công giáo” đã đến gần.
4. ĐIỀU GÌ KHIẾN ÔNG CAN ĐẢM TỚI CÙNG?
Ngoại trừ Chúa
Thánh Thần? Có cực điểm của hai thứ: Mức độ chắc chắn trong lĩnh vực luân lý
của tôi, và nếu có sức đẩy tôi xa Hồi giáo thì đó là sức hút của Đức Kitô. Tôi không có ý nghĩ tiêu cực khi chuyển đạo. Yếu
tố quan trọng khác là sự tham dự rất thường xuyên của tôi, hơn 10 năm ưu tiên cho
việc được chính thức vào nhà thờ – Nhà thờ Thánh Giuse ở Hong Kong. Tôi đến sống
ở Á châu và Hong Kong lúc khoảng 25 tuổi, đó là nơi tôi phát hiện mình bị thu
hút bởi Công giáo truyền thống. Các hành động đơn giản của đức tin – nghi thức,
phụng vụ và cầu nguyện chung – là những viên đá nền tảng.
5. TRONG NHỮNG NĂM DẦN DẦN TIẾP CẬN ĐỨC TIN, ÔNG CÓ NGHĨ ĐỨC
TIN CÔNG GIÁO LÀ ĐÚNG?
Có, mặc dù có thể
hơi cường điệu. Lúc đó, khi tôn giáo là việc chính của tôi, rất khó phân biệt hành
động nào có thể hoặc không thể được đức tin thúc đẩy. Tôi hy vọng mọi thứ tôi làm trong đời đều được đức tin thúc đẩy và
hướng dẫn. Tôi trả lời câu hỏi của ông bằng cách hơi khác: Tôi chưa bao giờ
nghi ngờ, từ lúc ngoài 20 tuổi trở đi, tôi là một Kitô hữu, và con đường tôi
đến với Công giáo thực sự khá nhanh. Khi nhìn lại, tôi thấy hành trình chỉ mất
4 hay 5 năm. Tôi phải nói rằng Thần học gia Von Balthasar chính là người đã hướng dẫn tôi.
6. ĐGH GIOAN PHAOLÔ II VÀ ĐGH BÊNÊĐICTÔ XVI CÓ ẢNH HƯỞNG ÔNG? CẢ
HAI VỊ ĐÓ ĐƯỢC GỌI LÀ “NGƯỜI THEO PHONG CÁCH BALTHASAR.”
Một câu hỏi thật
thú vị. Tôi chưa bao giờ được hỏi như vậy. Hồng y Ratzinger, nay là Giáo hoàng,
có phẩm chất là “người theo phong cách Balthasar,” và Chân phước Gioan Phaolô
II đã nâng Balthasar lên thành một
Hồng y. Dĩ nhiên, Chân phước Gioan Phaolô II có tầm ảnh hưởng ngoài sự tôn
trọng dành cho Von Balthasar – sao lại không ảnh hưởng một con người vĩ đại như
vậy chứ? Cũng như nhiều con người vĩ đại khác, chính Balthasar không chỉ là một
nhà thông thái vĩ đại, mà còn thông suốt về mầu nhiệm đức tin là tâm điểm đời
sống Kitô hữu. Kkhoảnh khắc đáng nhớ nhất xảy ra với tôi khi tôi ngoài 30 tuổi.
Lúc tôi đi ngang qua tượng đài Pieta (Đức
Mẹ ôm xác Chúa Giêsu) ở Quảng trường Thánh Phêrô, tôi nhớ mình đã bị thu
hút bởi sự kết hợp của vài thứ một lúc. Ông hỏi tôi về mối quan hệ với Mẹ Thiên
Chúa. Vâng, khoảnh khắc đó thực sự rất quan trọng. Điều đó có thể mô tả là một
“bước ngoặt.”
7. VẺ ĐẸP CỦA BỨC TƯỢNG PIETÀ ĐÃ TẠO ẤN TƯỢNG VỚI ÔNG?
Vâng, đúng vậy. Tôi nghĩ đó là Thiên Chúa, thực
sự là Thiên Chúa. Phải
nhớ rằng một trong những điều quan trọng là lúc chúng ta coi Hồi giáo truyền
thống là tà thuyết – theo ý kiến của họ – coi Chúa Giêsu hay chết đồng đẳng với
Thiên Chúa. Và nếu đã từng có trở ngại mà một người Hồi giáo chuyển đạo phải
đồng ý, về trí tuệ và cảm xúc, hơn bất kỳ thứ gì khác, đó chính là điều đó. Lúc
đó, trước tượng Pietà, tôi chỉ nhận biết qua cảm xúc, rằng chân lý
của tôn giáo quá đơn giản và trực tiếp.
8. ÔNG MUỐN NÓI CHÚA GIÊSU KHÔNG CHỈ LÀ TIÊN TRI MÀ CÒN LÀ THIÊN
CHÚA?
Đúng vậy, lúc đó
tôi nghĩ vậy. Tôi nhớ rất rõ, điều đó vẫn làm tôi muốn khóc – tôi không hề nghi
ngờ gì. Rõ ràng là vậy. Tôi sợ rằng điều đó không thể để tôi nói rõ ràng cảm
giác đó bằng ngôn ngữ. Nếu có khoảng khắc “trước” và “sau,” tôi có thể nói đó
là điểm đến.
9. SỢ HỒI GIÁO KẾT TỘI BỘI GIÁO, ĐÓ CÓ LÀ ĐIỀU ÔNG THAO THỨC VÀO
BAN ĐÊM?
Không hề. Nó
không làm tôi thao thức. Tuy nhiên, tôi có thể cho ông biết khi nào thích hợp: Theo
nhiều cách khác nhau – qua bài báo, qua radio hoặc ti-vi. Tôi muốn có sự công
bằng ở Anh, nơi tôi làm ông bầu của 1 trong 4 đội bóng nổi tiếng. Tôi mô tả
theo tiêu chuẩn, chẳng hạn: “Người gia nhập Công giáo mới đây nhất.” Có nhiều
khi tôi nhận được lời đe dọa của những người Hồi giáo hoặc các tổ chức Hồi giáo
phản ứng các bài báo hoặc các cuộc phỏng vấn như thế này, tôi phải nói rằng các
điều đó không bao giờ làm tôi mất ngủ. Tôi nhận những e-mail cả chia sẻ lẫn hăm
dọa, nhưng tôi hy vọng sự xứng đáng và từ chối bị thu hút vào cách sống bị điều
khiển bởi nỗi sợ hãi hoặc sự thận trọng không đáng có.
Ngược lại, điều
tôi quan tâm là nơi gặp gỡ giữa Hồi giáo và Công giáo, Ở đó có một mức độ tương
đồng. Thái độ của tôi là bày tỏ cho
những người không Công giáo thấy vẻ đẹp, sự thuần khiết, sự kỳ diệu và đặc
ân của việc trở thành người Công giáo. Tôi rất thẳng thắn và bình tĩnh đối
với vấn đề này, và đó là sự phản ánh về đức tin của tôi.
10. MỘT SỐ NGƯỜI CHUYỂN ĐẠO CÓ THỂ RẤT TIÊU CỰC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO
CŨ CỦA HỌ, NHƯNG ÔNG CÓ VẺ KHÔNG NHƯ VẬY
Tôi thấy có lợi
ích đối với lối sống giản dị. Tôi nghĩ không có gì phức tạp trong đức tin, và
như tôi đã nói, tôi “bị” lôi kéo tới niềm tin Kitô giáo chứ không “bị” đẩy xa
khỏi Hồi giáo.
Tuy nhiên, tôi
phải công nhận rằng tôi có nhiều nỗi buồn trong lòng khi tôi suy nghĩ về những
người dùng Hồi giáo để thanh minh cho các hành động của họ. Các hành động này
không chỉ phi Hồi giáo (un-Islamic) – họ không nhân đạo và không có gì để coi
Hồi giáo là một tôn giáo. Buồn thay, hình như có nhiều người Hồi giáo coi tức
giận và bạo lực là trực giác đầu tiên để phản ứng với bất kỳ thứ gì mà họ không
đồng ý. Ngoài ra, tôi cảm thấy 2 tôn giáo, Hồi giáo và Kitô giáo, có thể được
mô tả là “họ hàng xa.” Nnê nhớ tôi được giáo dục thành người Hồi giáo, tôi đã
từng tới Thánh địa Medina và Mecca, và tôi có thể hiểu một số phẩm chất cố hữu.
Nhưng chúng ta cũng phải công nhận rằng điểm khởi đầu, sự khác biệt giữa hai
tôn giáo, rất bao la. Thế nên khi có những điểm tương đồng, và tôi có thể hiểu
họ, thì họ không quan tâm lắm. …Tôi tôn vinh Đức Giêsu Kitô là Tình Yêu. Một câu đơn giản. Đó là sự khác biệt hạn
chế.
11. NÓI CHUNG LÀ RẤT ĐƠN GIẢN
Đúng vậy, nhưng chúng
ta gọi điều đó là “tình yêu,” chúng ta là những Kitô hữu quan tâm nhau tự đáy
lòng của đức tin, đó là cuộc sống thực sự và phẩm chất hiển nhiên. Chúa Giêsu
thực sự ở bên chúng ta. Chúng ta không cần phép ẩn dụ hoặc những khái niệm mập
mờ về những gì tình yêu “có thể là” để gợi hứng hoặc thông báo cho chúng ta
biết. Chúng ta được chúc lành nhờ Bí tích Thánh Thể và được nuôi dưỡng bởi lời
bầu cử trực tiếp của Đức Mẹ qua sự hy sinh của Chúa. Theo đó, Thần học gia Hồng
y Von Balthasar đã giúp thay đổi nền tảng của cuộc đối thoại về mối quan hệ
giữa Giáo hội, Đức Kitô và Chúa Thánh Thần. Hồng y Von Balthasar đã tạo ra cách
hiểu mới về ngữ nghĩa của “tình yêu” theo mạch văn tôn giáo. Do đó, tôi thực sự
không thể nói nhiều về những điểm tương phản giữa Công giáo và các tôn giáo
khác, chẳng hạn cứ là tín đồ Hồi giáo hoặc Ấn giáo, nhưng hãy xác định tính đơn
giản không sai lệch về niềm tin của mình.
EDWARD PENTIN
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ NCRegister.com)
[1] Linh mục Công
giáo, sinh ngày 12-08-1905 tại Lucerne, qua đời ngày 26-6-1988 tại Basel. Ngài được tấn
phong Hồng y và được coi là Thần học gia vĩ đại nhất của thế kỷ XX.
[2] Opus Dei là
một hội của các tín hữu Công giáo dấn thân vào công tác tông đồ và sống đời
hoàn thiện Kitô giáo trong thế giới. Tuy nhiên, họ không từ bỏ môi trường xã
hội và tiếp tục sống nghề nghiệp của mình. Được thành lập tại Madrid (Tây Ban
Nha) ngày 02-10-1928, người sáng lập là Đức ông José María Escriva de Balaguer
(đã được phong thánh), hội nhận được sự chuẩn y sau cùng của Tòa thánh ngày 16-06-1950.
Tên chính thức đầy đủ của hội là Societas Sacerdotalis Sanctae Crucis (Tu hội
Linh mục Thánh giá), có trụ sở tại Roma, Ý. Có hai nhánh của hội Opus Dei, một
dành cho nam và một dành cho nữ, nhưng hai nhánh độc lập với nhau như hai tổ
chức riêng, chỉ thống nhất trong con người của vị Giám Quản chung. Nhánh phụ nữ
được thành lập năm 1930. Một tổng công hội, gồm người của nhiều quốc gia, trợ
giúp vị Giám quản trong việc điều hành hội. Các linh mục thuộc về Hội Opus Dei
và thành viên của Hội Opus Dei được truyền chức linh mục. Những người đã kết
hôn cũng có thể thuộc về Hội Opus Dei, tự hiến sống đời hoàn thiện Kitô giáo
trong bậc sống của mình. Các cộng tác viên, không là thành viên chính thức của
Hội, giúp đỡ trong nhiều công tác tông đồ khác nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment