Bạn đã nghe nói
nhiều về Do Thái giáo (יהודה, Yehudah), thế nhưng bạn đã biết
gì về Do Thái giáo chưa?
Hình: Đồ dùng trong các nghi thức Do Thái giáo (theo chiều kim đồng hồ, từ trên xuống – trừ biểu tượng Do Thái giáo là ngôi-sao-sáu-cánh): Chân nến Shabbat, chén rửa tay trong nghi lễ, sách Chumash và sách Phúc Âm, cây trỏ sách Cựu Ước (Torah – Ngũ Thư Kinh Thánh), kèn làm bằng sừng cừu (shofar), và hộp trái chanh (etrog).
Do Thái giáo là một
tín ngưỡng, triết lý và lối sống của dân Do Thái. Do Thái giáo không là tôn
giáo tương ứng và bao gồm nhiều nguồn và nhiều quan điểm. Trong thời đại của
chúng ta, điều đó dạy chúng ta về dạng khác nhau của các tôn giáo để chúng ta
có thể biết các thói quen, truyền thống và niềm tin. Như vậy, chúng ta hãy tìm
hiểu về Do Thái giáo.
1. CHÍNH ĐÁNG – Kosher (chính đáng) không có nghĩa
là “được rabbi chúc lành” (rabbi là giáo sĩ Do Thái). Cũng như các tín đồ của
tôn giáo này, người Do Thái có truyền thống đọc kinh trước khi ăn, biết nguồn
thánh của mọi thứ, và tính thánh của các hành động. Nhưng điều đó không có
nghĩa là làm cho thực phẩm thành chính đáng.
Theo truyền thống
Do Thái, kosher nghĩa là “thích hợp để sử dụng.” Về trường hợp thực phẩm, nó có
nghĩa là ăn uống theo nguồn gốc Kinh Thánh, đòi hỏi người ta ăn uống với lòng
kính trọng, và nhận thức rằng có sự liên kết giữa cái chúng ta cho vô miệng và cách
chúng ta làm.
2. NỐI KẾT TÂM LINH – Do Thái giáo
không phải là người Do Thái, đó là sự nối kết tâm linh trong việc làm người tốt.
Ađam và Eva không là người Do Thái, họ là hai người cố gắng sống tốt. Tín đồ Do
Thái giáo tin rằng mọi người đều có sự nối kết tâm linh với tín ngưỡng của họ và
niềm tin của họ hướng dẫn họ suốt đời.
3. KHÔNG CÓ GIÁO HOÀNG DO THÁI – Không có quyền
tinh thần đối với các tín đồ Do Thái giáo. Mọi tín đồ Do Thái giáo đều bình
đẳng về tâm linh. Do Thái giáo không bầu chọn hoặc chỉ định ai làm người lãnh
đạo tinh thần vì họ tin rằng không ai “Do Thái giáo” hơn bất kỳ ai.
4. ƠN CỨU ĐỘ – Các tín đồ Do Thái giáo thường quan
tâm “ơn cứu độ” theo ý nghĩa Kitô giáo. Điều này ít được quan tâm đối với người
Do Thái. Tín đồ Do Thái giáo tin rằng Thiên Chúa là thẩm phán duy nhất. Mối
quan tâm chính của họ là sống tốt ở đời này và họ sẽ về với Thiên Chúa – nếu có
đời sau.
5. LỊCH SỬ KINH THÁNH – Tín đồ Do Thái
giáo không đọc Kinh Thánh theo nghĩa lịch sử, họ không làm vậy từ thời Chúa
Giêsu và có thể cả các thế kỷ trước. Các chương đầu của sách Sáng Thế mang
nghĩa tâm linh và biểu tượng, chứ không theo nghĩa đen.
6. KINH THÁNH KHÔNG LÀ CÂU TRẢ LỜI CUỐI CÙNG – Tín đồ Do Thái
giáo không tin Kinh Thánh có giá trị về niềm tin và sống niềm tin đó. Truyền
thống hiểu Kinh Thánh được diễn tả bằng sự đồng tâm nhất trí của cộng đồng Do
Thái hướng dẫn ý nghĩa. Do Thái giáo tin rằng không phàm nhân nào có quyền hoặc
có khả năng quyết định ý nghĩa mà không được hướng dẫn. “Quyền tối thượng”
trong Do Thái giáo là phán đoán tập thể hợp lý của con người.
7. HANNUKAH KHÔNG QUAN TRỌNG – Nhiều người
không nhận biết rằng lễ Hannaukah [1] không quan trọng bằng lễ Rosh Hashana, lễ
Vượt Qua, hoặc lễ Shaviot. Tất cả các ngày nghỉ lễ được đề cập trong sách Torah,
lễ Hannukah là ngày nghỉ lễ được các rabbi thêm vào để tưởng nhớ cuộc chiến
thắng quân Syrian Greeks và sự lạ dầu cháy lâu hơn họ tưởng.
8. THIÊN ĐÀNG – Tín đồ Do Thái giáo không tin rằng người
ta phải là người Do Thái mới được vào Thiên Đàng. Một câu châm ngôn cổ trong
sách Talmud [2] nói rằng “những người công chính của mọi dân tộc đều có vị trí trong
Cuộc Sống Mai Sau.” Nghĩa là bất kỳ ai, có niềm tin hay không, đều có thể “được
cứu độ” nếu Thiên Chúa chấp nhận họ là “công chính” – và chỉ có Thiên Chúa có
thể làm như vậy.
9. DO THÁI CỨU TINH – Không có những
điều như “Do Thái cứu tinh.” Người Do Thái nào tin Chúa Giêsu thì được gọi là “Kitô
hữu.” Có một số người tin rằng người Do Thái phải giữ, nhưng có một số người
bị cấm; và niềm tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô (khái niệm không như Đấng
Mêsia của Do Thái giáo) là một niềm tin mà thôi, vì nhiều lý do.
10. Dân Do Thái – Không có “chủng tộc” Do Thái. Có
các cộng đồng người Do Thái gốc Trung Hoa, người Do Thái gốc Ấn Độ, người Do
Thái gốc Phi châu, người Do Thái gốc Ả Rập, và người Do Thái gốc Ba Tư,… trở
lại từ các thế kỷ qua, và có rất nhiều con cháu (theo nghĩa đen) của Tổ phụ Ápbraham
không là người Do Thái.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ beliefnet.com)
[1] Lễ hội truyền
thống kéo dài tám ngày của dân tộc Do Thái. Lễ hội bắt đầu vào ngày thứ 25 của
tháng Kislev, vốn có thể rơi vào bất kỳ lúc nào giữa tháng 11 đến cuối tháng
12. Hanukkah còn có tên gọi là Lễ hội Ánh sáng. Đặc điểm nổi bật của lễ
hội là người dân sẽ thắp một ngọn đèn vào mỗi đêm của lễ hội, cho đến đêm thứ 8
sẽ có 8 ngọn đèn được thắp sáng. Hanukka trong tiếng Do Thái có nghĩa là “dâng tặng,” đánh dấu ngày người dân Do Thái giành lại Giêrusalem và
Ngôi đền thiêng từ tay vương quốc Seleukos vào năm 168 trước công nguyên.
[2] Talmud nghĩa
là giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Đây là văn bản chính của Do Thái giáo.
✽ Tôn Giáo & Hạnh Phúc – https://tramthienthu.blogspot.com/2021/12/ton-giao-va-hanh-phuc.html
✽ Tôn Giáo & Não Bộ – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/04/ton-giao-va-nao-bo.html
✽ Tôn Giáo & Hòa Bình – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/12/ton-giao-va-hoa-binh.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment