Thursday, May 22, 2014

CHIỀU CAO và UNG THƯ

Bạn ghen với bạn bè có đôi chân dài? Chiều cao có tốt cho sức khỏe? Xem chừng phụ nữ khá rắc rối về nhiều vấn đề! Phải chăng là sự công bằng của Tạo Hóa khi họ được gọi là “người đẹp”?

Một cuộc nghiên cứu vừa mới được công bố trên tạp chí “Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention” (Ung thư, Sinh học và Ngăn ngừa) cho thấy mối liên hệ kỳ lạ giữa chiều cao và nguy cơ ung thư ở các phụ nữ hậu mãn kinh: Càng cao càng có nguy cơ bị bệnh.

Họ đã nghiên cứu 20.900 phụ nữ tuổi từ 50 tới 79, những người tham dự chương trình nghiên cứu WHI (Women’s Health Initiative – Sáng kiến Sức khỏe Phụ nữ), phân tích những gì đang diễn biến ở các phụ nữ hậu mãn kinh và các yếu tố làm họ khỏe mạnh. Họ chia các phụ nữ thành 5 nhóm dựa trên chiều cao, bắt đầu với các phụ nữ thấp hơn 5 feet 1 inch (khoảng 1,5 m), và đối chiếu với dữ liệu về tỷ lệ ung thư.

Nghiên cứu thấy rằng cứ mỗi 10 cm chiều cao, phụ nữ có nguy cơ phát triển các chứng ung thư khác nhau với tỷ lệ tăng 13%. Khi nhìn tổng thể các chứng ung thư, họ thấy rằng các phụ nữ cao có tỷ lệ 13% tới 17% về nguy cơ bị khối u ác tính, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung và ung thư đại tràng. Họ cũng có tỷ lệ 23% tới 29% về nguy cơ bị ung thư thận, ung thư đường ruột, ung thư tuyến giáp và ung thư máu. Các chứng ung thư có liên quan chặt chẽ với chiều cao, không có phụ nữ cao ráo nào có nguy cơ thấp về ung thư so với các phụ nữ có chiều cao thấp hơn.

Mối liên quan có vẻ khác thường, các cuộc nghiên cứu trước cũng thấy có mối liên quan tương tự.  Chẳng hạn, có thể ở mức cơ bản hơn, đa số các tế bào và mô ở các phụ nữ cao ráo làm tăng sự éo le mà một số tế bào sẽ phát triển không bình thường và hóa thành ác tính. Một số quá trình tương tự giúp phát triển chiều cao cũng có thể nuôi các khối u.

Geoffrey Kabat, nhà dịch tễ học thuộc Khoa Dịch tễ và Y tế Cộng đồng tại Trường Y Dược Albert Einstein của ĐH Yeshiva, nói: “Cuối cùng, ung thư là hậu quả của quá trình phải xử lý việc phát triển, thế nên các hormone hoặc các yếu tố phát triển ảnh hưởng chiều cao cũng có thể gây nguy cơ ung thư.”

Một số các yếu tố thông thường này có thể là di truyền, còn các yếu tố khác có thể liên quan môi trường và dinh dưỡng. Các tác giả nghiên cứu cho biết: “Chiều cao được xác định bởi cả di truyền và lối sống từ sớm, môi trường ảnh hưởng việc đạt được tiềm lực di truyền. Ảnh hưởng của môi trường đối với chiều cao đã được minh chứng bằng lâu dài về chiều cao của dân số tại nhiều quốc gia từ thế kỷ 19, có thể phản ánh sự cải thiện về vệ sinh và dinh dưỡng. Như vậy, chiều cao nên được coi là dấu ghi một hoặc nhiều sự tiếp xúc làm ảnh hưởng nguy cơ ung thư hơn là chính các yếu tố đó.”

Các phụ nữ liên quan nhiều hơn về kinh tế và xã hội cần cao ráo hơn các phụ nữ chỉ lo việc nội trợ, phản ánh về dinh dưỡng khác nhau có thể giữ vai trò chính trong cả chiều cao và nguy cơ ung thư. Chiều cao có thể chỉ là dấu ghi các yếu tố như dinh dưỡng, việc xác định chúng sẽ giúp hiểu biết thêm về cách ngăn ngừa và cách điều trị các khối u một cách hiệu quả. BS Thomas Rohan, giáo sư khoa Dịch tễ và Y tế Cộng đồng tại ĐH Y Dược Albert Einstein, nhận xét: “Mối liên quan giữa chiều cao và ung thư gợi lên một số vấn đề về sinh học, và các nhà nghiên cứu có thể có cách giải thích mới.”

Trong khi đó, Rohan và các cộng sự cho biết rằng nghiên cứu này không hàm ý rằng các phụ nữ cao ráo chắc chắn bị ung thư. Nhưng cũng nên lưu ý. Nghiên cứu thấy có mối liên quan, không phải là mối liên hệ “nhân quả.” Các chứng bệnh phức tạp như ung thư vẫn có thể theo dõi quá trình phát triển của nó.

“Chân dài” chưa chắc là tin vui, và chiều cao “khiêm tốn” chưa hẳn là tin buồn. Cái gì cũng có hệ lụy riêng!

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Time.com)

(Đăng báo Phụ nữ Việt Nam, số 33, ngày 17-03-2014)

No comments:

Post a Comment

Comment