Charles Robert Darwin (1809-1882) là người Anh. Ông là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực khoa tự nhiên. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc và tiến hóa. Nếu sự tiến hóa được các khoa học gia và công chúng chấp nhận ở thời đại đó, lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài. Rồi sao nữa?
Tại đại học Stanford vào mùa Xuân năm 2005, tôi có kinh
nghiệm đầu tiên về việc “bị canh giữ.” Được tổ chức bởi một nhóm gọi là
Rational Thought (Tư tưởng Hợp lý), họ mang những bảng hiệu phản đối sự hiện
diện của các đề xướng Intelligent Design (ID – Thiết kế Thông minh) trong
trường học. Vài nhóm vô thần cũng tham gia, với những câu chuyện đủ màu sắc
trên báo chí địa phương.
Trước mặt tôi, tại dãy ghế gần khán đài là Michael Behe, tác
giả cuốn “Darwin's Black Box” (Chiếc Hộp Đen của Darwin), nói về chứng cớ khoa
học ngược với sự tiến hóa. Tôi được giải thích về sự phức tạp của văn hóa và
triết học trong sự tiến hóa. Lạ thay, khi tôi nói về một số người phản đối làm
dịu sự thù địch và thực sự bắt đầu cam kết về điều tôi nói. Lý do chính của lời
tôi nói là thuyết Darwin đánh giá thấp chính sự khả dĩ của sự thật hợp lý – một
sự tranh luận có vẻ làm rối trí các sinh viên vô thần đã tổ chức một nhóm chuyên
thúc đẩy tư tưởng lý trí!
Để hiểu thuyết Darwin đánh giá thấp chính khái niệm hợp
lý như thế nào, chúng ta có thể nghĩ tới cuối thế kỷ XIX khi mà lý thuyết này đến
tới Hoa Kỳ. Hầu như ngay lập tức, nó được tiếp nhận bởi một nhóm các “nhà tư
tưởng” bắt đầu thực hiện những gì liên quan ngoài lĩnh vực khoa học. Họ nhận ra
rằng thuyết Darwin bao hàm một triết lý rộng lớn về tính tự nhiên (nghĩa là thiên
nhiên là cái hiện hữu, và các nguyên nhân tự nhiên đủ để giải thích mọi hiện
tượng). Như vậy họ bắt đầu dùng một thế giới quan về khoa tự nhiên – triết học,
tâm lý học, luật pháp, giáo dục, và nghệ thuật.
Tuy nhiên, thiết lập các nỗ lực này là phương pháp tự
nhiên đối với sự hiểu biết – tức là nhận thức luận (epistemology). Luận lý đó
thế này: Nếu con người là sản phẩm của sự chọn lựa tự nhiên theo thuyết Darwin,
dĩ nhiên kể cả bộ não con người – nghĩa là tất cả các niềm tin và các giá trị
sống của chúng ta đều là sản phẩm của sự tiến hóa: Các tư tưởng nảy sinh trong
não con người do ngẫu nhiên, như những biến đổi của Darwin về bản chất, những
biến đổi bám sát vào các niềm tin và sự thuyết phục là những thứ có lợi khi đấu
tranh để sinh tồn. Quan điểm này về kiến thức được gọi là chủ nghĩa thực dụng (pragmatism)
– sự thật là những gì do nó tác động, hoặc thuyết công cụ (instrumentalism) – tư
tưởng chỉ là công cụ để sinh tồn.
LUẬN LÝ DARWIN
Một trong những người thực dụng hàng đầu là John Dewey, người
có ảnh hưởng nhiều về lý thuyết giáo dục tại Hoa Kỳ hơn bất kỳ ai trong thế kỷ
XX. Dewey bác bỏ tư tưởng cho rằng có yếu tố siêu việt trong bản chất con người,
chủ yếu xác định trong trí tuệ hoặc linh hồn hoặc tinh thần, có thể biết chân
lý siêu việt hoặc trật tự luân lý. Ông ta coi con người chỉ là những sinh vật thích
nghi với những thử thách trong môi trường. Theo lý thuyết giáo dục của ông, việc
học chỉ là một dạng khác của sự thích nghi – một dạng chọn lựa trí tuệ theo tự
nhiên. Các tư tưởng tiến triển như các công cụ để sinh tồn, không khác với sự
phát triển răng của sư tử hoặc móng vuốt của đại bàng.
Trong bài “The Influence of Darwin on Philosophy” (Ảnh
hưởng của Darwin về Triết học), Dewey nói rằng thuyết Darwin dẫn tới “một luận
lý mới áp dụng cho trí tuệ, luân lý và sự sống.” Trong luận lý tiến hóa này, các
ý tưởng không được đánh giá bởi tiêu chuẩn siêu việt của Chân lý, mà bởi cách chúng
tác dụng khi đạt được những điều chúng ta muốn. Các ý tưởng không “phản ánh
thực tế” mà chỉ phục vụ các lợi ích của con người.
Để nhấn mạnh phương thức cách mạng, cho tới nay, lý
thuyết nổi bật về sự hiểu biết hoặc nhận thức luận được dựa trên giáo lý Kinh
thánh về hình ảnh Thiên Chúa. Tin vào sự đáng tin cậy về kiến thức của con
người rút ra từ sự tin chắc rằng lý lẽ vô hạn của con người phản ánh (ở mức độ
nào đó) lý lẽ vô hạn của Thiên Chúa. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ thì cũng tạo
dựng trí tuệ của chúng ta, chúng ta có thể tin rằng khả năng trí tuệ của chúng ta phản ánh cấu trúc của vũ trụ. Trong “The
Mind of God and the Works of Man” (Trí Tuệ của Thiên Chúa và Công Việc của Nhân
Loại), Edward Craig cho thấy rằng ngay cả những nhà tư tưởng Tây phương cũng
bắt đầu xa rời lý thuyết Kitô giáo chính thống. Theo triết lý của họ, đa số vẫn
duy trì khái niệm cho rằng trí tuệ của chúng ta phản ánh một Trí tuệ Tuyệt đối
làm nền tảng cho sự thật trong nhận thức của con người.
Những người thực dụng ở trong số những người thứ nhất đối
mặt với những ẩn ý của sự tiến hóa tự nhiên. Họ nói rằng nếu lực tiến hóa sản
sinh trí tuệ của chúng ta, thì mọi niềm tin và sự tin chắc cũng chẳng là gì mà
chỉ là các chiến lược sinh tồn của trí tuệ, được phán đoán theo thực hành trong
hạnh kiểm của con người. William James thích nói rằng sự thật là “giá trị tiền
mặt” của một ý tưởng: Nếu nó thanh toán, chúng ta gọi đó là thật.
CHỦ NGHĨA THỰC
DỤNG NGÀY NAY
Luận lý này theo thuyết Darwin tiếp tục định hình tư
tưởng của người Mỹ nhiều hơn chúng ta tưởng. Hãy lấy trường hợp tôn giáo.
William James lớn lên trong một gia đình rất quan tâm tôn giáo. Cuối cùng,
James đã áp dụng triết lý thực dụng (philosophy of pragmatism) đối với tôn giáo:
Chúng ta quyết định Thiên Chúa có hiện
hữu hay không tùy vào niềm tin đó có hệ quả tích cực theo kinh nhiệm của chúng
ta hay không. James viết trong cuốn “What Pragmatism Means” (Thực Dụng Có Ý
Nghĩa Gì): “Một tư tưởng có thật nếu
chúng ta tin nó có lợi cho cuộc sống.” Như vậy, “nếu ý tưởng thần học chứng
tỏ giá trị đối với đời sống thực tế, chúng sẽ là thật.”
Nghe có vẻ quen
không? Ngày nay, rất nhiều người Mỹ chọn tôn giáo của họ dựa trên những gì thỏa
mãn nhu cầu của họ, hoặc “xác định” được chúng, hoặc giúp đối phó hiệu quả hơn đối
với các vấn đề cá nhân, từ việc giảm cân tới việc xây dựng hôn nhân hạnh phúc
hơn. Khi tôi “chat” với một Kitô hữu tích cực sống đạo, nhưng khi chủ đề chuyển
sang một người bạn không là Kitô hữu, cô ta nói: “Điều gì tác dụng đối với bạn.”
Dĩ nhiên có vấn đề về việc chọn tôn giáo theo cách nói đó – nghĩa là chúng ta
không thể biết nó có thực sự hiện hữu hay không hay chỉ là kế hoạch về các nhu
cầu của chúng ta. Thần học gia John Warwick Montgomery (hệ phái Luther) nói: “Sự thật không luôn “tác dụng,” và tin rằng ‘tác
dụng’ là điều không thật.”
Sự thực dụng tôn
giáo của James thực sự trở thành cách tiếp cận tâm linh của ngày nay, sự thực
dụng của Dewey trở thành phương pháp được ưa thích đối với giáo dục. Qua chương
trình giảng dạy – từ môn toán tới luân lý – các giáo viên được đào tạo trở
thành “những người phi phương pháp,” giới thiệu cho học sinh các vấn đề và cho
phép họ thực hành các chiến lược thực dụng của mình khi xử lý vấn đề. Dĩ nhiên,
các giáo viên giỏi luôn dạy học sinh biết cách tự suy nghĩ. Nhưng các
phương-pháp-phi-phương-pháp ngày nay đã vượt xa điều đó. Họ đi từ linh
dương Phi châu tới nhận thức luận Darwin
để từ chối chính sự hiện hữu của mọi sự thật khách quan hoặc siêu việt.
Chẳng hạn, lấy
trường hợp “xu hướng tạo dựng” (constructivism), một xu hướng phổ biến trong
giáo dục ngày nay. Một số người nhận thấy điều đó dựa trên ý tưởng cho rằng sự
thật không là gì khác hơn cấu trúc xã hội đối với việc giải quyết vấn đề. Một
nhà lý luận hàng đầu về “xu hướng tạo dựng” là Ernst von Glasersfeld, thuộc ĐH Georgia,
đã nói thẳng thắn về thuyết Darwin, ông viết: “Chức năng của nhận thức là thích nghi về sinh học. Nghĩa là ‘hiểu
biết’ không là sở hữu ‘cách miêu tả thật’ về sự thực tế, nhưng là sở hữu cách
thức và phương tiện khi hành động và suy nghĩ cho phép người ta đạt được các
mục đích mà người ta chọn ngẫu nhiên.” Tóm lại, nhận thức luận theo thuyết
Darwin ngầm hiểu rằng các tư tưởng chỉ là công cụ để thỏa mãn nhu cầu của con
người.
NHÀ TRƯỜNG CHỐNG CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI
Hậu quả của tính
thực dụng khá đối lập chủ nghĩa hiện đại, không lạ gì khi biết rằng người chống
chủ nghĩa hiện đại là Richard Rorty đã tự gọi mình là “tân thực dụng” (neo-pragmatism).
Rorty cho rằng chủ nghĩa chống hiện đại chỉ là hệ quả hợp lý của chủ nghĩa thực
dụng, và là cách giải thích mà thôi.
Theo cách tiếp
cận kiến thức truyền thống và thông thường, tư tưởng của chúng ta có thật khi biểu
thị hoặc phù hợp với thực tế. Nhưng theo nhận thức luận của thuyết Darwin, các
tư tưởng không là gì mà chỉ là dụng cụ được phát triển để giúp chúng ta kiểm
soát và vận dụng môi trường. Như Rorty nói trong cuốn “Truth and Progress” (Sự Thật
và Tiến Bộ): “Các lý thuyết của chúng ta không
có quan hệ tiêu biểu với bản chất thật của các vật.” Như vậy chúng ta đánh
giá một tư tưởng theo cách giống như sự chọn lựa tự nhiên duy trì mỏ chim hoặc bản
năng làm tổ của chúng – không cần biết cách nó biểu thị thực tế khách quan mà
chỉ là cách nó tác dụng.
Tại một đại học
Kitô giáo, có lần tôi giới thiệu sự phát triển này từ thuyết Darwin tới chủ
nghĩa chống hiện đại, một sinh viên giơ tay và nói: “Em có câu hỏi. Những người nghĩ rằng các tư tưởng và niềm tin của
chúng ta đều tiến hóa... Họ có nghĩ tư tưởng của họ cũng tiến hóa không.” Cả
lớp vỗ tay rần rần, vì sinh viên này đã nắm được ảo tưởng chính (key fallacy) của
phương pháp Darwin đối với sự nhận thức. Nếu các tư tưởng là sản phẩm của quá
tình tiến hóa, vậy là không có thật mà chỉ ích lợi cho sự sinh tồn, chính sự
tiến hóa cũng không có thật. Nhưng tại sao chúng ta vẫn chú ý tới nó?
Thật vậy, lý
thuyết này đã tự hạ giá. Nếu sự tiến hóa là thật, vậy nó không thật, chỉ hữu
ích thôi. Loại mâu thuẫn nội tại này thật nguy hiểm, vì lý thuyết chấp nhận điều
gì đó và lại bác bỏ nó thì chỉ là vô nghĩa. Tóm lại, tiến hóa theo thuyết tự nhiên là tự bắt bẻ (self-refuting).
XUNG ĐỘT THẾ GIỚI QUAN
Các phương tiện
truyền thông phác họa sự tranh luận về tiến hóa theo khoa học đối lập với tôn
giáo. Nhưng như vậy còn chính xác hơn là nói rằng thế giới quan đối nghịch với
thế giới quan, triết học đối lập với triết học. Tạo được mức này là mở cửa vào
cuộc đối thoại nghiêm túc.
Một số người theo
thuyết tiến hóa nhận biết điều đó. Michael Ruse đã công nhận tại một hội nghị
chuyên đề năm 1993 (American Association for the Advancement of Science – Hiệp Hội
Hoa Kỳ về Tiến Bộ Khoa Học): “Sự tiến hóa
là lý thuyết khoa học cam kết với chủ nghĩa tự nhiên.” – nghĩa là đó là
triết học chứ không chỉ là các yếu tố. Ông nói thêm: “Sự tiến hóa... na ná tôn giáo, liên quan việc dành ưu tiên hoặc thừa
nhận ảo giác, ở mức độ nào đó không thể chứng minh theo kinh nghiệm.” Các
cộng sự của Ruse phản ứng bằng cách im lặng và sau đó, một người trong số họ là
Arthur Shapiro viết: “Michael Ruse đã bỏ
một kho tàng chăng.”
Mỉa mai thay, chính
Shapiro lại thừa nhận: “Có một điểm tối
thiểu về ảo giác ý thức hệ nằm dưới khoa học. Thuyết Darwin là sự ưa thích về
triết học, nếu qua đó chúng ta muốn thảo luận về vũ trụ vật chất theo quá trình
vật chất có thể tiếp cận bằng quá trình vật chất.”
Chiều kích thế
giới quan này tạo ra các cuộc tranh luận rất quan trọng về thuyết Darwin đối
với Thiết Kế Thông Minh (Intelligent Design). Mỗi hệ tư tưởng đều bắt đầu bằng sự
tạo thành đưa ra câu trả lời về vấn đề cơ bản: Mọi sự xuất xứ từ đâu? Điểm khởi
đầu quan trọng này định hình mọi thứ theo sau. Ngày nay, phương pháp tự nhiên đối
với sự nhận thức đang được áp dụng cho mọi lĩnh vực. Một số người nói rằng chúng
ta đang bước vào kỷ nguyên “Thuyết Darwin Hoàn Vũ” (Universal Darwinism), nơi
đó không còn lý thuyết khoa học mà chỉ có thế giới quan toàn diện.
Thật là sáo ngữ khi
nói rằng Hoa Kỳ được thêu dệt trong “cuộc chiến tranh văn hóa” (culture war) về
việc xung đột các tiêu chuẩn luân lý. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng luân lý luôn
luôn phát sinh, bắt nguồn từ thế giới quan tiềm ẩn. Chiến tranh văn hóa phản
ánh chiến tranh nhận thức ngầm đối với các thế giới quan – và chính trong mỗi
thế giới quan là một nguồn gốc.
NANCY PEARCEY
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ 4truth.net)
✽ Vấn Đề Duy Vật – https://tramthienthu.blogspot.com/2019/09/van-e-duy-vat.html
✽ Vấn Đề Đầu Thai – https://tramthienthu.blogspot.com/2020/07/van-e-au-thai.html
✽ Thuốc Phiện Của Karl Marx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment