Đây là hai dụ ngôn nổi bật mang ý nghĩa Lòng Thương Xót của Thiên Chúa: [1] Đứa Con Hoang Đàng, (Lc 15:11-32) và [2] Người Phụ Nữ Ngoại Tình. (Ga 8:2-11) Dụ ngôn thứ nhất “độc quyền” trong Tin Mừng theo Thánh Luca, và dụ ngôn thứ nhì “độc quyền” trong Tin Mừng theo Thánh Gioan.
Hai tội nhân, hai trường hợp, khác nhau về
cách thức nhưng giống nhau về tính công khai – chứ không thuộc loại “tội kín,”
và có thể cũng giống nhau về mức độ. Đối với lòng nhân từ của Thiên Chúa, chúng
ta có mô tả thế nào cũng không thể lột tả hết, và có nói nhiều hoặc viết dài
tới mức nào cũng không bao giờ diễn tả hết về sự đại lượng bao la của Ngài. Tốt
nhất và hiệu quả nhất là chúng ta cảm nghiệm sự kỳ diệu đó từ chính cuộc đời
của mình.
Đối với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa thì
chúng ta đã biết. Còn đối với các tội nhân, cụ thể như cậu Út và chị Hai trong
hai dụ ngôn được Chúa Giêsu đề cập, có lẽ chúng ta vẫn nghĩ “tổng quát” (chung
chung mà thôi) về việc tha thứ, nhưng chúng ta đã thể hiện cụ thể như thế nào
trong ánh mắt, thái độ, lời nói? Khó nhất là ý nghĩ. Liệu trong tư tưởng của
chúng ta đã thực sự “sạch” khi nghĩ về những người được coi là đang ở trong
tình trạng tội lỗi công khai? Thật không hề đơn giản như chúng ta tưởng đâu.
Chắc chắn chỉ khi nào ý nghĩ của chúng ta thực sự “sạch” thì mới xứng đáng được
Thiên Chúa tha thứ tội lỗi của mình, như lời cầu xin trong Kinh Lạy Cha: “Xin Cha tha nợ Chúa Con như chúng con cũng
tha kẻ có nợ chúng con…” Đừng thuộc lòng kiểu con vẹt!
Văn sĩ Nam Cao (1917-1951) đã có tầm nhìn rất
sâu sắc khi ông viết truyện Chí Phèo vào đầu năm 1941 – nguyên bản có tựa là
“Cái Lò Gạch Cũ.” Ở làng Vũ Đại, Chí Phèo muốn hoàn lương mà khó quá! Chí Phèo
nói với Thị Nở: “Tao muốn làm người lương
thiện! Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết
mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không?”
Tại sao Chí Phèo không thể hoàn lương? Lỗi
của ai, hay lỗi của mỗi chúng ta? Thật vậy, những người đã từng có “tương lai
đen” mà nay làm điều tốt cũng bị người ta khinh miệt, dè bỉu. Tội lỗi cũng có
tính liên đới chứ đừng tưởng tội ai nấy chịu!
Chính Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh
Faustina với lời nhắn nhủ ân cần: “Hỡi
linh hồn mê mải trong bóng tối, đừng thất vọng. Mọi thứ chưa mất. Hãy đến và
tín thác vào Thiên Chúa, Đấng yêu thương và thương xót.” (Nhật Ký, số 1486)
Lời động viên như vậy thật cần thiết cho mỗi chúng ta, đặc biệt trong khoảng
thời gian Mùa Chay.
Cũng liên quan Lòng Thương Xót, Chúa Giêsu đã
mặc khải cho Mẹ Carmel tại Milan (Ý) trong thời gian từ 1968-1969. Ngày
20-4-1968, Mẹ Carmel chân thành thân thưa: “Lạy Chúa Giêsu, Chúa muốn con làm
gì?” Chúa Giêsu trả lời: “Hỡi con gái của
Ta, con hãy viết. Con sẽ làm Tông đồ Tình Yêu Đầy Thương Xót của Ta. Ta sẽ chúc
lành cho con. Và Ta sẽ đổ xuống trên con muôn vàn ơn Thánh, và những ân thưởng
lớn lao. Ta cảm ơn con đã phổ biến Thánh Nhan của Ta. Ta sẽ chúc lành cho các
gia đình trưng bày hình ảnh của Ta, và Ta sẽ cải hoán những kẻ tội lỗi sống
trong các gia đình đó. Ta sẽ giúp kẻ lành tự cải tiến thêm, và những kẻ nguội
lạnh trở nên sốt sắng hơn. Ta sẽ để mắt đến các nhu cầu của họ, và sẽ giúp họ
trong mọi sự cần thiết, vật chất cũng như siêu nhiên.” Và rồi chính Ngài đã
xác nhận: “TA LÀ GIÊSU ĐẦY LÒNG THƯƠNG
XÓT.”
TRẦM THIÊN THU
✽ LCTX & Công Lý – https://tramthienthu.blogspot.com/2018/03/long-chua-thuong-xot-va-cong-ly.html
Ca Đoàn Thánh Phanxicô Assisi Giáo Xứ Chợ Cầu
hát lễ ngày 7-4-2024, CN II PS – Kính LCTX
NHỮNG PHẦN MỀM GIÁN ĐIỆP RẤT ĐỘC HẠI
1. MaQu (Ma Quỷ)
2. LuBi (Lừa Bịp)
3. BaTaXa (Bà Tám Xạo)
4. MiDa (Mị Dân)
5. BaMaNgo (Bẫy Mật Ngọt)
6. MaNguDaThu (Mặt Người Dạ Thú)
7. DaTo-OI (Đầu To Óc Ít )
Chúng còn hơn hacker, y như virus, lây lan rất nhanh. Cần phải
tỉnh thức và cẩn trọng cao độ, nhất là trong xã hội Việt Nam ngày nay.
Từ xưa, giáo hoàng tiên khởi Phêrô đã cảnh báo: “HÃY COI CHỪNG KẺO
BỊ NHỮNG KẺ PHẠM PHÁP VÀ LẦM LẠC LÔI CUỐN, MÀ KHÔNG CÒN ĐỨNG VỮNG NỮA.” (2 Pr
3:17)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment