Cá xảo trá, cá lọc lừa, dối gian
Tháng Tư khắc khoải Việt nhân
Ưu tư cuộc sống gian truân tháng ngày
Hằn sâu dấu vết đọa đày, buồn vương
Cầu xin Thiên Chúa xót thương
Cho dân Việt khỏi đoạn trường tân toan
Xin mau thoát ách vô thần
Như Con Thiên Chúa khải hoàn phục sinh
TRẦM THIÊN THU
THÁNG TƯ ƠI!
Kẻo dân Việt quay quắt giữa quê hương
Nghèo nên khổ với bao nỗi đoạn trường
Muốn an phận thủ thường mà không được
Tháng Tư ơi, xin thương dân chân chất
Không lọc lừa, điêu ngoa hoặc xảo trá
Yêu bác ái, công bình và chân lý
Muốn yên thân, sao chẳng thấy bình an?
Tháng Tư ơi, ba mươi ngày và đêm
Cũng tương tự y như những tháng khác
Vậy mà sao Tháng Tư dài dằng dặc
Bước thời gian chầm chậm trĩu nặng hơn!
Tháng Tư ơi, nắng đổ màu vàng ươm
Vậy mà sao thiên nhiên vẫn xám xịt
Có phải chăng vì lòng người ưu uất
Nên cảnh vật cũng đượm màu buồn tênh?
Tháng Tư ơi, phận dân Việt lênh đênh
Chữ S lượn về đâu theo định hướng?
Quê hương xưa như viên ngọc tỏa sáng
Giờ đâu còn là biển bạc, rừng vàng!
Quê hương Việt quyết ngạo nghễ kiêu hùng
Cả dân tộc đoàn kết nên thắng cuộc
Kẻ xâm lăng đã bao lần ngã gục
Kỷ niệm nào buồn mãi, Tháng Tư ơi!
Người ơi, xin chớ tham lam hại người
Việt Nam đất nước nhỏ nhoi
Xin trời thương cứu khỏi ngòi chiến tranh
Bao người vị quốc vong thân
Để cho tổ quốc bình an tháng ngày
Trăm năm nô lệ giặc Tây
Ngàn năm nô lệ quắt quay giặc Tàu
Lại thêm nội chiến khổ đau
Dân lành khốn đốn, sớm chiều lầm than
Nhưng luôn bảo vệ Việt Nam
Không ngừng kiến quốc, nhiệt tâm từng ngày
Hòa bình, công lý yêu hoài
Đầu rơi, máu đổ, đắng cay,… làm gì?
Tham lam, giành giật mà chi
Làm nhau khổ mãi chưa vừa lòng sao?
Thấy người buồn, chẳng xót đau
Đâu còn xứng với danh cao “con người”
Non sông chữ S tuyệt vời
Đừng đem bán rẻ cho loài sói lang!
Biển Đông sóng nước bềnh bồng
Xin cho lắng xuống, đừng dâng sóng thần!
TRẦM THIÊN THU
Kiếp người mấy chốc mà đành làm ngơ?
Mây trời chở những câu thơ
Ướp xanh đỉnh núi, dệt bờ ca dao
Sắc màu lấp lánh thương yêu
Da vàng, máu đỏ, đồng bào Việt Nam
Ngũ cung êm ả ba miền [*]
Ru thương tổ quốc mang niềm quê hương
Nguyện xin Thiên Chúa xót thương
Hòa âm những tiếng tơ lòng Việt Nam
TRẦM THIÊN THU
[*] Âm giai ngũ cung (pentatonic) gồm 5 nốt nhạc trong mỗi bát độ (octave), khác với âm giai thất cung (heptatonic) gồm 7 nốt nhạc.
XIN LẠICòn trong ký ức chưa nhòa dấu yêu
Cho xin lại khúc ca dao
Êm đềm lục bát xôn xao cõi tình
Cho xin lại thuở hòa bình
Tháng ngày đầy ắp nghĩa tình quê hương
Cho xin lại thuở yêu thương
Vườn rau, ruộng lúa mênh mông an hòa
Cho xin lại cõi tự do
An cư lạc nghiệp, bốn mùa thảnh thơi
Cho xin lại những nụ cười
Không ai áp bức, không ai lọc lừa
Cho xin lại ánh trăng mơ
Sáng soi hạnh phúc, đơn sơ lòng người
Cho xin lại thuở tuyệt vời
Không ai bách hại, vui đời tín nhân
Cho xin lại khối tình thân
Không vì vật chất mà quên nghĩa tình
Cho xin lại tấm lòng thành
Yêu người, mến Chúa – quên mình, dấn thân
Cho xin lại trọn niềm tin
Cho rồng Nước Việt bay lên không ngừng
TRẦM THIÊN THU
TRÁI CAM
Trái cam ngon nhưng đành lòng bóp nát
Trần Quốc Toản chợt căm phẫn giặc Tàu
Mười sáu tuổi nhưng hùng thiêng chí cao
Là hậu duệ, có cảm thấy xấu hổ?
Một ngàn năm đã nhục nhằn đau khổ
Chưa đủ sao mà ảo tưởng mộng mơ?
Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà
Gương xấu đó sao không soi cho tỏ?
Khốn thay kẻ đem voi giày mả tổ
Thật rõ ràng lòng bất hiếu, bất trung
Thật uổng công dựng nước của Vua Hùng
Trái cam ngọt nhưng hóa thành trái cấm
Xưa quân Nguyên dám ngang nhiên xâm lấn
Trần Quốc Toản không thể chịu lặng câm
Quyết tâm “phá cường địch, báo hoàng ân” [*]
Gương chí sĩ yêu đồng bào, tổ quốc
Quê hương Việt bao gồm Đất và Nước
Dân vạn đại, còn quan chỉ nhất thời
Vì đại sự phải dẹp bỏ “cái tôi”
Tự cứu mình là cứu dân, cứu nước
Lạy Thiên Chúa, đất nước này vô phúc
Xin thứ tha, xin thương tình cứu nguy
Cho dân Việt được hưởng lượng từ bi
Xin Đức Mẹ cầu thay và nguyện giúp
TRẦM THIÊN THU
[*] Diệt giặc mạnh, đền ơn vua.
▶ Hành Khúc Việt Nam – https://youtu.be/S-7Y9ZrV0yE
▶ Hát Về Việt Nam – https://youtu.be/h-jTyveFtos
▶ Tự Hào Việt Nam – https://youtu.be/qK65FF-QfNQ
▶ Việt Nam Nước Tôi – https://youtu.be/To2rCq2Y1sI
https://tramthienthu.blogspot.com/2015/09/cuoc-oi-nhu-mot-chuoi-thoi-gian-mac-no.html
LƯƠNG TÂM
Bất cứ ai cũng có lương tâm – giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung, tức là khác nhau về chất lượng TỐT hay XẤU. Con người có quyền HÀNH ĐỘNG theo lương tâm và có bổn phận phải TUÂN PHỤC tiếng nói của LƯƠNG TÂM NGAY THẲNG.
Lương tâm là năng lực tự giác của con người, tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Theo nghĩa rộng, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.
Theo Khổng Tử, lương tâm là đạo đức. Ông nhận định: “Lập đạo của trời nói âm và dương, lập đạo của đất nói nhu và cương, lập đạo của người nói nhân và nghĩa.” Tất cả các tính khác của con người đều do nhân và nghĩa mà nên, cũng như vạn vật, sự việc trên trời tạo nên dưới đất do âm – dương, nhu – cương, con người bất nhân là ác, bất nghĩa là bạc, vì vậy mà con người muốn được coi là “nhân” phải có lòng nhân, muốn được coi là “nghĩa” phải có lương tâm.
Lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Lương tâm luôn đi với con người trước khi hành động. Lương tâm vốn dĩ tốt lành nhưng theo thời gian vẫn có thể bị biến hóa theo hướng xấu.
Theo Công giáo, lương tâm là sự phán đoán của lý trí mà Thiên Chúa đã đặt sẵn nơi đáy lòng con người để thúc giục họ làm lành lánh dữ. Tuy nhiên, nên biết rằng lương tâm con người có thể ĐÚNG ĐẮN (ngay thẳng, tốt lành) hoặc LỆCH LẠC (sai lầm, xấu xa), vì con người được Thiên Chúa ban cho sự tự do, vì thế con người cũng có toàn quyền TỰ DO để quyết định theo lương tâm. Và do đó, con người phải không ngừng RÈN LUYỆN LƯƠNG TÂM của mình đẩ có thể theo đúng Thánh Ý Thiên Chúa.
1. LƯƠNG TÂM NGAY THẲNG giúp phân biệt tốt – xấu. Đó là tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng tuyệt đối tốt lành và thánh thiện, tất nhiên Đấng-Cực-Tốt-Cực-Lành chỉ muốn con người làm những điều tốt lành.
2. LƯƠNG TÂM LỆCH LẠC là lương tâm bị sai lạc do hoàn cảnh tác động, hoặc do lười biếng trau dồi, đặc biệt là do THÓI QUEN PHẠM TỘI khiến cho lương tâm trở thành CHAI LÌ, mất khả năng phân định điều nào tốt lành hoặc xấu xa. Phải sớm chấn chỉnh loại lương tâm này càng sớm càng tốt!
Để rèn luyện lương tâm, người ta phải thường xuyên tập làm điều tốt lành và xa tránh tội lỗi. Muốn vậy, cần phải cầu nguyện để Chúa Thánh Thần soi chiếu ánh sáng chân lý qua việc học hỏi từ người khác, gia đình, học đường, xã hội, nhất là từ tôn giáo.
Ước gì mỗi chúng ta hãnh diện nói được như Thánh Phaolô:
1. “Có Đức Kitô chứng giám, tôi xin nói sự thật, tôi không nói dối và LƯƠNG TÂM tôi, được Thánh Thần hướng dẫn, cũng làm chứng cho tôi.” (Rm 9:1)
2. “Điều khiến chúng tôi tự hào là LƯƠNG TÂM chúng tôi làm chứng rằng: chúng tôi lấy sự thánh thiện và chân thành Thiên Chúa ban mà cư xử với người ta ở đời, đặc biệt là với anh em. Chúng tôi không cư xử theo lẽ khôn ngoan người đời, nhưng theo ân sủng của Thiên Chúa.” (2 Cr 1:12)
Thánh Phaolô cũng có đề cập 3 điều cần lưu ý: [1] TÂM HỒN trong sạch, [2] LƯƠNG TÂM ngay thẳng, và [3] ĐỨC TIN không giả hình. (1 Tm 1:5) Các “tính từ” theo sau 3 điều đó cho thấy chúng cũng có những loại đối lập. Cẩn tắc vô ưu!
Kinh Thánh nói: “Kẻ gian ác tự đưa ra bằng chứng để lên án chính mình là hèn hạ: bị lương tâm dày vò nó luôn cảm thấy mình khổ sở. Chính vì không để cho lý trí trợ giúp, nó đâm ra sợ hãi. Trong thâm tâm, càng không mong lý trí đến giúp đỡ chừng nào, nó càng không hiểu tại sao mình khổ sở chừng ấy.” (Kn 17:11-13)
Lương tâm có liên quan những thứ khác – chẳng hạn, miệng lưỡi. Có lương tâm trong sạch là một mối phúc: “Phúc thay kẻ không ăn nói lỡ lầm, và không phải khổ vì hối hận. Phúc thay ai không bị lương tâm cắn rứt, và kẻ không rơi vào thất vọng.” (Hc 14:1-2)
TRẦM THIÊN THU
✽ Vấn Đề Lương Tâm – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/10/van-e-luong-tam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment