Chứ không phải là nơi để họp bàn
Cũng chẳng phải là nơi để trình diễn
Sao tự ý bày lắm trò thế gian?
Chứ không phải là nơi để bán, mua
Cũng chẳng phải là nơi để hò hẹn
Sao tự ý bày lắm chiêu nhiều trò?
Chứ không phải là nơi để kinh doanh
Cũng chẳng phải là nơi để lắm chuyện
Cứ xì xầm to nhỏ chuyện linh tinh!
Chứ không phải là nơi để ép người
Cũng chẳng phải là nơi để làm luật
Bắt người ta làm theo ý mình hoài!
Chứ không phải là nơi để se sua
Cũng chẳng phải là nơi để kiểm soát
Để trình diễn, đem trang phục ra khoe!
Chứ không phải là nơi để bàn ra tán vào
Cũng chẳng phải là nơi phân cao, thấp
Mà lại cứ tranh giành chỗ với nhau!
TRẦM THIÊN THU
Đâu phải đến để vui chơi
Chẳng phải là nơi giao dịch
Đừng tính toán chuyện ngoài đời
Gặp gỡ Thiên Chúa uy linh
Đừng đến khoe quần, khoe áo
Biểu diễn theo kiểu minh tinh
Tranh giành náo nhiệt, ồn ào
Đừng biến thành nơi thổ phỉ
Vuốt tóc, sửa dáng, liếc nhau
Đến để múc nước trường sinh
Cùng Chúa chia sẻ tâm sự
Đừng lải nhải chuyện linh tinh
Đuổi những kẻ buôn bán
Bởi họ không cầu nguyện
Mà làm chuyện nhố nhăng
Nơi tôn nghiêm thờ phượng
Mà coi thường, ngang bướng
Lộng hành theo ý mình
Kinh sư và thượng tế
Chỉ câu nệ luật lệ
Mà áp bức dân lành
Tạo ra đủ thứ luật [*]
Còn chúng tìm cách lách
Công lý chẳng còn đâu!
Buôn bán đủ mọi thứ
Miệng vừa nói Lời Chúa
Quay ra hại người liền
Là nơi Thiên Chúa ngự
Niềm hạnh phúc thật sự
Khôn tả và diệu kỳ
Khiến tâm hồn xáo trộn
Cuộc sống hóa hỗn loạn
Bởi lo lắng đời thường
Hận thù và ghen ghét
Miệng lành mà bụng ác
Chúa không thể lặng im
Xin thẳng thắn uốn nắn
Để hồn được thanh luyện
Xứng đáng Chúa ngự vào
TRẦM THIÊN THU
[*] Theo truyền thống hội đường Do Thái, Luật gồm 613 điều – 365 điều CẤM LÀM và 248 điều PHẢI LÀM. Điều cấm làm nhiều hơn điều phải làm. Nếu chia đều một năm, mỗi ngày có một điều cấm!
[Niệm ý Lc 19:45-48 ≈ Mt 21:12-14; Mc 11:15-19]
Chứ đâu có phải nhà riêng của mình
Chớ mà đổi dạng thay hình
Thành nơi đổi chác, tư tình, bán buôn
Đền Thờ là cõi tôn nghiêm
Là nơi thờ Chúa, là nơi nguyện cầu
Chuyện đời đừng có đem vào
Kẻ gây ô uế mà đau lòng Ngài
Có ai thẳng thắn sửa sai
Đừng vì tự ái, ghét người thành tâm
Phân minh Đời – Đạo, chớ quên!
Mặc dù đó chỉ là tên nhà thờ
Tên đời đừng ghép chung vô
Tỉnh và giáo phận không hề cùng tên
Tỉnh là địa phận trần gian
Giáo phận là phần riêng biệt, chẳng chung
Không rạch ròi hóa lung tung
Quyền hành, tên gọi chẳng trùng nhau đâu
Trả về đúng chỗ của nhau [*]
Rõ ràng ranh giới, đừng bao giờ giành!
TRẦM THIÊN THU
[*] Mt 22:21; Mc 12:17; Lc 20:25 – “Của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.”
[Niệm ý Lc 19:45-48 ≈ Mt 21:12-14; Mc 11:15-19]
Bởi vì họ đã biến Nhà Chúa Trời
Thành sào huyệt của bọn cướp công khai
Nhà Thiên Chúa phải là nơi cầu nguyện
Các thượng tế cấu kết với kinh sư
Biết hằng ngày Ngài giảng trong Đền Thờ
Họ với các thân hào tìm cách hại
Thế nhưng họ không biết phải làm sao
Vì toàn dân nghe Ngài nói cao siêu
Ai cũng thích, cũng khen Ngài rất tuyệt
Nhất là khi Ngài đuổi đám con buôn
Họ bị mất phần lợi, khó làm ăn
Muốn làm càn mà sợ dân chống đối
Nhưng hình như chỉ giữ lệ mà thôi
Vẫn hình thức, vẫn chú trọng bề ngoài
Còn bên trong vẫn đua đòi nhiều kiểu
Vẫn phe này, nhóm nọ, chẳng hiệp thông
Không buôn bán, không trao đổi món hàng
Nhưng buôn chuyện và bán nhiều thâm độc
TRẦM THIÊN THU
[Niệm ý Tv 42:3-6]
Đêm ngày mong mỏi suối trong tìm về
Hồn con thao thức sớm khuya
Khắc khoải mong chờ gần Chúa mà thôi
Con như đất hạn lâu rồi
Khát khao Giọt Nước Chúa Trời hằng sinh
Đời con vương lắm tội tình
Bao giờ được ngắm uy linh Nhan Ngài?
Cơm là đau khổ đêm ngày
Nước là châu lệ lăn dài trăm năm
Khi thiên hạ cứ hỏi luôn:
“Này, Thiên Chúa của ngươi còn nơi đâu?”
Hồn miên man tưởng nhớ nhiều
Thời gian tiến bước về lều thánh thiêng
Đến nơi Nhà Chúa uy nghiêm
Reo ca cảm tạ trọn niềm vui chung
Giữa đoàn trẩy hội tưng bừng
Hồn tôi hỡi, cớ sao buồn vân vi?
Xót xa thân phận làm chi?
Hãy trông cậy Chúa là Cha nhân lành
Xin xưng tụng Đấng quang vinh
Người là Thiên Chúa cứu tinh nhân loài
Nai rừng ngơ ngác con đây
Xin thương xót kiếp đọa đày nhân sinh!
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment