Danh từ übermensch (Đức ngữ) là chữ của Nietzsche, và có nghĩa là “siêu nhân.” Hơi khó để xác định điều đó thực sự có ý nghĩa gì, nhưng để bắt đầu thì phải nói đến một siêu nhân – và theo triết lý của ông, siêu nhân là người tạo nên các giá trị mới – những điều xuất hiện khi Chúa chết hoặc ngừng hiện hữu.
1. ĐIỀU TẠO NÊN
CON NGƯỜI
Tôi không biết có
nên lắng nghe một triết gia vô thần hay không, hoặc có nên tin ông ta nói về con
người hay không. Ngày nay, những gì tạo nên một con người thì thường bị che
khuất bởi các ý tưởng của con người theo lối sống tình dục và ưa mua sắm. Không
phải là không có gì sai với điều đó.
Vấn đề là yếu tố
cá nhân của con người hiện đại đã che giấu những gì mình theo đuổi sự hiệp nhất
với Thiên Chúa. Giống như một người theo đuổi khái niệm trở thành “siêu nhân cá
thể,” quên chính trách nhiệm của mình là Kitô hữu. Con người hiện đại nghĩ rằng
Kitô giáo làm nên con người.
Phụ nữ có thể
muốn như vậy. Tôi tin rằng nam và nữ được tạo nên khác nhau nhưng bình đẳng trong
cách nhìn của Thiên Chúa, tôi muốn nói về các Kitô hữu và xác nhận là huynh đệ trong
Đức Kitô. Cái gì có thể “con người” hơn Kitô giáo? Đối với các thế hệ, chúng ta
đã có nhiều vị thánh bị giết, bị sư tử xé xác và bị hành hạ vì Chúa.
Trải qua lịch sử,
những người đàn ông đã hướng dẫn Giáo hội: Ambrose ở Milan, Augustine ở Hippo và
Cyril ở Alexandria, bằng ý chí sắt thép của mình, họ đã rao giảng chân lý của
Kitô giáo trong thế giới văn minh, tiếp tục những gì các Tông đồ đã làm. Còn Thời
Trung Cổ, khi Thập Tự Quân đã chiến đấu bảo vệ Tây phương chống lại quân xâm
lăng Saracen và Seljuk thì sao? Tinh thần thượng võ và sự tôn trọng luôn là một
phần của Kitô giáo, đặc biệt là Công giáo.
Trong lịch sử, có
nhiều người Công giáo đã sống xứng đáng danh xưng của mình. Chẳng hạn chúng ta đã
có Don John của Áo quốc, người đã hướng dẫn Liên Đoàn Thánh (Holy League) chống
lại các hạm đội Ottoman trong trận Lepanto. Rồi chúng ta còn có Thánh GH Gioan
Phaolô II, một trong những người chính đã góp công làm suy sụp chế độ cộng sản
và gọi là “thế giới thứ hai.” Con người thực sự là vậy!
Không lạ gì khi
người khác thường gán cho Giáo hội là “dị ứng phụ nữ” (misogynous), dù không
phải vậy: Bởi vì Giáo hội nâng đàn ông lên mức siêu nhân, là mục đích của nhân
loại. Nhưng khái niệm về việc là một siêu nhân không là cái mà Nietzsche và các
triết gia theo thuyết hiện sinh hoặc thuyết hư vô (existentialist / nihilist
philosophers) muốn đưa vào viễn cảnh đó!
Thánh Maximilian
Kolbe viết: “Con người tiến bộ theo Ý
Chúa thực sự là siêu nhân, siêu nhân này hơn cả các thiên tài.” Đúng vậy. Quan
niệm của Thánh Kolbe về siêu nhân khá khác với quan điểm vô thần của Nietzsche.
Tương tự, cái gì “con người” hơn những người theo ý của Chúa Cha và hơn những người
theo ý của Đức Kitô, Đấng vượt trên “tính trượng phu” nhưng đã chịu khổ nạn và
chịu chết để tha tội cho chúng ta?
Sự theo đuổi của
con người không thể bắt đầu từ chính mình, nhưng phải có sự hỗ trợ của Thiên
Chúa, Đấng toàn năng, toàn trí và hiện hữu khắp nơi. Ngài thấy chúng ta trong
mỗi động thái nhỏ nhất. Ngài biết chúng ta yếu đuối – khi chúng ta than khóc. Ngài
thấy chúng ta khi chúng ta sợ hãi, khi chúng ta mất ý chí.
Vậy điều gì làm
nên con người? Đó là sự can đảm: Can đảm
bắt chước Đức Kitô, đức khiêm nhường của Ngài, tính hiền lành của Ngài và đức
tuân phục của Ngài đối với Chúa Cha; can đảm cảm thấy đau đớn của khổ hình và can
đảm chấp nhận đau khổ.
Tôi không biết cách
nào để trở nên “con người” hơn, nhưng chúng ta tới gần sự hoàn thiện hơn khi
làm theo Ý Chúa và đứng vững trong đức tin mà Chúa Thánh Thần đã tạo nên trong
chúng ta. Trong mọi việc làm, chúng ta đều làm vì sáng danh Chúa, luôn nghĩ
rằng những điều đó sẽ biến chúng ta thành người tốt hơn – như một nam nhi đại
trượng phu (macho-man), rất giống Thập Tự Quân, các Giáo Phụ, và các vĩ nhân
trong quá khứ.
Bạn là người có
niềm tin Kitô giáo? Hãy nghĩ mình là con-người-thật, như một tông đồ theo bước
Đức Kitô, làm theo Ý Chúa Cha và được Chúa Thánh Thần linh hứng để trở nên
“siêu nhân” theo huấn lệnh của Thiên Chúa.
2. CHIA SẺ PHẨM
GIÁ
Phẩm giá con
người tức là nhân phẩm, là sự xứng đáng của con người. Bất kỳ cách đối xử nào
của giáo huấn xã hội Công giáo đều phải khởi đầu và kết thúc bằng phẩm giá
của con người. Nguyên tắc nền tảng đầu tiên của công bình xã hội và Giáo
huấn Xã hội Công giáo là nhận biết phẩm giá vốn dĩ của con người qua việc được
tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa.
Trong tông thư “Pacem in Terris” (11-4-1963), Thánh
GH Gioan XXIII đã viết: “Bất kỳ sự kết hợp nào phong phú và được điều chỉnh
tốt về con người trong xã hội đều đòi hỏi sự chấp nhận một quy luật cơ bản: Mỗi
cá nhân là một con người thực sự. Con người đó có bản chất, nghĩa là được thiên
phú cho trí tuệ và ý chí tự do. Người đó có quyền lợi và trách nhiệm cùng
lúc như hệ lụy trực tiếp từ bản chất. Các quyền lợi và nhiệm vụ này mang tính
tổng thể và bất khả xâm phạm, do đó mà cũng bất khả chuyển nhượng. Hơn nữa, khi
chúng ta lưu ý nhân phẩm của một con người từ quan điểm mặc khải của Thiên
Chúa, chúng ta phải tăng mức đánh giá nhân phẩm, vì con người được cứu độ bằng
chính Bửu huyết của Đức Giêsu Kitô. Ân sủng đã khiến con người trở thành con
cái và bạn hữu của Thiên Chúa, được thừa kế vinh quang muôn đời.”
Mỗi người đều có
giá trị và nhân phẩm vì được Thiên Chúa tạo dựng và cứu độ bằng giá máu của Đức
Kitô. Giá trị xứng đáng này không dựa
vào tuổi tác, chủng tộc, giới tính, tôn giáo, nhận thức, trí tuệ, học vị, địa
vị, chức quyền, vật chất, tài năng, ngoại hình,... Tất cả chỉ dựa trên
giá-trị-con-người. Vì họ được tạo dựng
giống hình ảnh Thiên Chúa. Chấm hết.
Tối thiểu nhất,
con người phải có quyền sống. Thánh GH Gioan XXIII viết tiếp: “Nhưng
trước hết
chúng ta phải nói về quyền của con người (nhân quyền). Con người có quyền sống.
Con người có quyền đối với tính toàn vẹn cơ thể và các phương tiện cần thiết để
phát triển cuộc sống, nhất là thực phẩm, quần áo, chỗ ở, y
tế, nghỉ ngơi, và cuối cùng là các dịch vụ xã hội cần thiết. Con người có quyền
được chăm sóc khi đau yếu, khi không thể lao động, khi góa bụa, khi già nua,
khi thất nghiệp, hoặc khi bị tước mất các phương tiện sinh sống mà không phải
là lỗi của họ.”
Quyền sống là
quyền cao nhất, mọi quyền khác đều vô nghĩa. Mà sống thì phải có quyền tự do
ngôn luận, hội họp, được chăm sóc y tế,... Nếu không thì họ đã chết.
Từ điểm khởi đầu,
chúng ta có thể rút ra kết luận rằng chúng ta không thể cướp sự sống của một
người vô tội. Điều này không nói tới trường hợp tự bảo vệ (hoặc bảo vệ người
không thể tự bảo vệ), nghĩa là tự bảo vệ trước kẻ tấn công tàn ác. Ví dụ như
trong chiến tranh phải chiến đấu chống lại kẻ thù nguy hiểm. Nói chung là chúng
ta không được giết người, trừ phi kẻ thù quá nguy hiểm mà không còn cách nào
khác để bảo đảm an toàn.
Công bình xã hội
không thể hiện hữu trong một xã hội cho phép giết người vì bất cứ lý do gì. Đàn
áp, bóc lột và giết người là điều không thể chấp nhận, dù đó là lý do gì.
Đối với các mục
đích của Giáo huấn Xã hội Công giáo, mỗi người đều bắt đầu hiện hữu trong một
giai đoạn nào đó từ lúc thụ thai và kết thúc cuộc đời bằng cái chết tự nhiên.
Phá thai và an tử là vô luân lý. Công giáo hoàn toàn chống an tử (làm chết êm
ái, euthanasia), phá thai, xét nghiệm phôi thai bất thường (để triệt), dùng
súng đạn, dùng vũ khí hạt nhân,...
Theo nghĩa rộng,
nhân phẩm còn đi vào từng quy luật của Giáo huấn Xã hội Công giáo, làm sáng tỏ
các lý do chúng ta hành động vì những điều tốt chung và các quyền của con
người. Nhân phẩm là lý do chúng ta chống lại nạn buôn người, tra tấn, lạm dụng
tình dục, bạo lực gia đình, bất công về lao động và lương bổng, kỳ thị người
nghèo hoặc bệnh nhân,...
Lời ngôn sứ Isaia
đã ứng nghiệm về Đức Giêsu Kitô: “Đây là
người Tôi Trung Ta đã tuyển chọn, đây là người Ta yêu dấu: Ta hài lòng về
Người. Ta cho Thần Khí Ta ngự trên Người. Người sẽ loan báo công lý trước muôn
dân.” (Mt 12:18)
Kiếp người là một
cuộc lữ hành từ đất lên trời, từ thế gian tới Thiên Quốc. Trong đó, hành trang
con người phải mang theo là ba nhân đức đối thần và các nhân đức đối nhân. Nên
thánh không chỉ là mong ước mà là trách nhiệm của chúng ta, nhưng trước khi “làm
thánh” thì phải “làm người” – nghĩa là phải sống đúng bản chất của con người,
đó là bản chất tốt lành mà Thiên Chúa đặt vào mỗi con người từ đầu.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment