Bất cứ khi nào có vụ xả súng hàng loạt tạo nên tiêu đề toàn quốc (dường như xảy ra vài ngày một lần), các chính trị gia bảo thủ đưa ra những suy nghĩ và lời cầu nguyện của họ, còn các chính trị gia tự do chế nhạo lời đề nghị này bằng cách nói rằng những lời cầu còn lâu mới đủ. Họ muốn luật dùng súng phải cứng rắn hơn.
Điều này nêu lên vấn đề – hoặc “đặt ra câu
hỏi” như các nhà báo truyền hình thích nói, sử dụng sai tên gọi của sự ngụy
biện hợp lý cổ điển, còn được gọi là “tranh luận trong phạm vi” hoặc petitio
principii. Nghĩa là cách lý luận sai mà điều phải chứng minh lại được coi là
đúng. Cầu nguyện có thực sự hiệu quả? Khi chúng ta cầu xin kết quả hạnh phúc,
kết quả mong muốn này có thường xảy ra? Thiên Chúa (hoặc bất cứ ai chịu trách
nhiệm đáp lại lời cầu) có đáp lại họ?
Các tôn giáo nguyên thủy rất tin tưởng vào
sức mạnh của lời cầu nguyện – đáng buồn thay, bao gồm cả sức mạnh của lời cầu
nguyện tiêu cực, tức là nguyền rủa kẻ thù của mình. Các tôn giáo lớn trên thế giới
– Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn giáo và Phật giáo – đều đặt việc
cầu nguyện là trung tâm tôn giáo của họ.
Hầu như tất cả mọi người đều tin vào sức mạnh
của lời cầu nguyện, ít là vào một số thời điểm trong đời. Ngay cả những người
vô thần cũng cầu nguyện với một quyền lực cao nào đó trong lúc tuyệt vọng, do
đó “không có người vô thần nào ở trong hố cá nhân.” Hầu như tất cả các xã hội đều
chuẩn bị cho việc cầu nguyện chung.
Mới đây, Anh quốc – một quốc gia có nhiều
người hoài nghi tôn giáo – đã dành phần lớn ngày Thứ Bảy để cầu nguyện cho quốc
vương và cho đất nước mà ông đại diện và lãnh đạo. Vua Arthur của Tennyson đã
tóm tắt điều đó khi ông nói: “Lời cầu
nguyện tạo ra nhiều điều hơn cả thế giới này mơ ước.”
Nhưng “thế giới này,” đặc biệt là các quốc
gia hiện đại như Mỹ, có hàng chục triệu (hoặc hơn) người nghi ngờ và thậm chí
phủ nhận hiệu quả của lời cầu nguyện. Họ chỉ ra thực tế là tuần trước hàng
triệu người đã cầu nguyện để không còn những vụ xả súng hàng loạt nữa, nhưng
tuần này lại có thêm hai hoặc ba vụ nữa. Họ thừa nhận rằng lời cầu nguyện có
thể hữu ích cho những người đang cầu nguyện, chẳng hạn như bằng cách an ủi họ
và khiến họ cảm thấy hy vọng hơn, nhưng họ lập luận rằng không có bằng chứng
khoa học nào cho thấy Thiên Chúa đáp lại lời cầu nguyện.
Người Công giáo nghĩ gì về điều này?
Theo các thần học gia và triết gia Công giáo,
Thiên Chúa là đấng toàn tri, và do đó Ngài nghe thấy mọi lời cầu nguyện hướng
về Ngài. Hơn nữa, Thiên Chúa là Đấng Vĩnh Hằng – Ngài đứng ngoài thời gian và trên
thời gian. Vì vậy, bất cứ lời cầu nào tôi có thể cầu nguyện hôm nay là lời cầu mà
Chúa đã nghe “trước khi” thế giới bắt đầu. Tôi đặt chữ “trước khi” trong dấu
ngoặc kép như lời nhắc nhở rằng thời gian bắt đầu với sự sáng tạo thế giới,
không phải trước nó, trước đó không có thời gian, mặc dù trước đó chắc chắn
phải có dạng phi thời gian.
Hơn nữa, quyết định của Thiên Chúa về việc có
đáp lại lời cầu này hay không cũng đã được đưa ra trước khi thế giới bắt đầu,
và do đó, nó đã được xây dựng trong chính cấu trúc của thế giới trước khi Thiên
Chúa tạo nên mọi thứ.
Nói riêng tôi, tôi thấy những điều này rất
đáng tin cậy. Ví dụ, tôi thấy có thể tin được rằng những thành công lịch sử của
Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là câu trả lời cho những lời cầu của vô số người Mỹ dành
cho đất nước trong vài thế kỷ qua, không chỉ những lời cầu được đưa ra trước sự
kiện lịch sử được đề cập.
Chẳng hạn, những lời cầu được đưa ra hôm qua
có thể có tác động đến kết quả của Trận Chiến Gettysburg. Lời cầu của một ai đó
cầu nguyện vào năm 2013 cho sự thịnh vượng của Hoa Kỳ là lời cầu được Thiên
Chúa lắng nghe hàng tỷ, hàng nghìn tỷ tỷ và triệu tỷ tỷ năm trước, và Ngài đã
ghi nhớ lời cầu đó khi thiết kế vũ trụ.
Trong hầu hết các khía cạnh, Benjamin Franklin
có lẽ là người Mỹ có lương tri nhất từng sống, là người theo chủ nghĩa duy thần
điển hình của thế kỷ 18 – ngoại trừ một điều: ông tin vào sức mạnh của lời cầu
nguyện. Tiến sĩ Franklin tin chắc rằng chiến thắng của Hoa Kỳ trong cuộc chiến
giành độc lập trước đây là điều không thể xảy ra đến mức việc nó xảy ra trên
thực tế chỉ có thể được coi là không gì khác hơn là điều kỳ diệu. Chắc hẳn Thiên
Chúa đã can thiệp như một câu trả lời cho những lời cầu của người Mỹ.
Do đó, chúng ta có thể tưởng tượng rằng Thiên
Chúa đã tự nhủ khi thiết kế vũ trụ: “Ta
thấy trước rằng những người Mỹ tương lai sẽ tấn công Ta bằng những lời cầu thiết
tha cho đất nước thân yêu của họ, đến nỗi Ta sẽ sẵn lòng đưa ra câu trả lời
tích cực cho những lời cầu đó. Khi họ chiến đấu chống lại George III già nua
tội nghiệp, Ta sẽ cung cấp cho họ một nhà lãnh đạo vĩ đại – vĩ đại hơn nhiều so
với Cromwell hay Napoléon. Và khi đất nước của họ có nguy cơ tan rã vào những
năm 1860, Ta sẽ cung cấp cho họ một nhà lãnh đạo thứ hai đầy khôn ngoan và cao
thượng.”
Với tâm trí Công giáo, tôi luôn nghĩ rằng
thật kỳ lạ khi người Tin Lành không cầu nguyện cho những người đã chết, họ cầu
nguyện cho những người sống sót của người chết. Điều này là do người Tin Lành
nói chung không tin vào học thuyết Công giáo về Luyện Ngục. Không cần phải cầu
nguyện cho người chết vì họ đang ở trên Thiên Đàng (vì vậy không cần cầu nguyện)
hoặc họ đang ở dưới Hỏa Ngục (vì vậy cầu nguyện vô ích).
Tuy nhiên, nếu lời cầu mà chúng ta thốt ra
ngày nay đã được Thiên Chúa nghe thấy từ hàng tỷ năm trước, thì lời cầu cho
người quá cố của chúng ta vào ngày chết của họ có thể đã thuyết phục Thiên Chúa
ban cho họ ân sủng cần thiết để có cái chết tốt lành.
Không thể có bằng cớ chứng nghiệm (hoặc bác
bỏ) về hiệu quả của lời cầu. Nhưng nếu chúng ta tin rằng Thiên Chúa vô hạn về
kiến thức, quyền năng và lòng nhân từ, thì việc cầu nguyện với Ngài là điều hợp
lý, do đó tuân theo cách thực hành gần như phổ biến của loài người từ xa xưa.
Rất có thể đại dịch xả súng hàng loạt của
chúng ta là hậu quả, không chỉ của tình trạng quá nhiều súng đạn mà còn của tình
trạng quá ít lời cầu. CHỦ NGHĨA VÔ THẦN CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM CHO SỨC KHỎE CỦA
CHÚNG TA THEO NHIỀU CÁCH.
Tổng thống Abraham Lincoln không ngốc nghếch khi
giữa cuộc nội chiến, ông kêu gọi một ngày toàn quốc ăn chay và cầu nguyện. Có
lẽ ông già Joe Biden cần phải làm như vậy!
DAVID CARLIN
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)
Trưa 24-05-2023
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment