Ngài nói rằng có người sẽ nộp Ngài
Các môn đệ không biết Thầy nói ai
Sao trong nhóm lại có người như thế?
Ông Gio-an hỏi Thầy về người đó
Ngài nói rằng Ngài đưa bánh cho ai
Thì chính là kẻ sắp sửa nộp Ngài
Đó là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt
Ăn miếng bánh, y bị Sa-tan nhập
Chúa Giê-su bảo y: “Anh làm gì
Ai cũng tưởng Ngài bảo mua đồ lễ
Ông Giu-đa đi ra ngay sau đó
Trời đã tối, ngoài kia cũng vắng hoe
Nhưng là lúc thời điểm đã đến giờ
Lúc Con Người được cao tôn, vinh hiển
Chúa Giê-su trút tâm sự nhiều lắm
Vì Thầy trò gần nhau ít nữa thôi
Ngài căn dặn cặn kẽ, rất rạch ròi
Ngài truyền ban cho họ điều răn mới
Điều răn mới là yêu thương tuyệt đối
Phải thương nhau như Ngài đã yêu thương
Đó cũng là dấu nhận biết rõ ràng
Yêu mọi người, không phân biệt ai cả
Chúa Giê-su nói trước điều rất lạ
Khi Phê-rô nói thí mạng vì Ngài
Ngài nói rằng ông sẽ chối Ngài ngay
Khi gà chưa gáy ba lần đêm đó
Xin xót thương, tha thứ, lạy Thiên Chúa!
Vì chúng con vừa bán vừa chối Ngài
Xin ban ơn hoán cải và sửa sai
Biết khiêm nhường, ý thức mình tội lỗi
Bởi vì có một người sẽ nộp Ngài
Các môn đệ không biết nói về ai
Lo và sợ nên ai cũng muốn biết
Ông Gio-an thấy Phê-rô nháy mắt
Ông hiểu ý và liền hỏi nhỏ Thầy:
“Thầy ơi Thầy, người Thầy nói là ai?
Xin Thầy nói cho chúng con biết với”
Chúa Giê-su nhìn mọi người và nói:
“Miếng bánh này Thầy chấm đưa cho ai
Chính là kẻ sắp nộp Thầy đấy thôi”
Ngài trao cho Giu-đa bánh vừa chấm
Ông Giu-đa vừa ăn xong miếng bánh
Thì Sa-tan liền nhập vào lòng y
Chúa bảo y: “Làm gì thì làm đi!”
Nghe nói vậy, không ai hiểu chi cả
Ai cũng tưởng Giu-đa là thủ quỹ
Nên Chúa bảo mua những món cần dùng
Vì Vượt Qua là lễ trọng vô cùng
Hoặc bảo y giúp những người nghèo khó
Nhưng vấn đề đâu có phải như thế
Ăn bánh rồi, Giu-đa liền đi ra
Trời lúc đó đã tối đen, mịt mù
Ý Giu-đa cũng tối tăm như vậy
Đã đến giờ của Con Người rồi đấy
Giờ đã điểm, Con Người được tôn vinh
Chính Chúa Cha cũng sắp được vinh danh
Đường Thập Giá là đường vinh quang thật
Chúa Giê-su xao xuyến giờ ly biệt
Vì thời gian chỉ còn ít nữa thôi
Phải đau buồn mới có lúc mừng vui
Phải chia ly mới có ngày đoàn tụ
Tuyên bố rằng có người sẽ nộp Ngài
Các môn đệ nhìn nhau, không biết ai
Có lẽ nào cớ sự lại như thế?
Có một người được Ngài luôn yêu quý
Ông tựa đầu vào lòng Đức Giê-su
Ông xin Ngài cho biết kẻ mưu mô
Lễ Vượt Qua mà sao lại buồn vậy?
Chúa nói rằng đích thực là kẻ ấy
Khi tay Ngài chấm bánh đưa cho ai
Kìa, Giu-đa đưa tay cầm bánh ngay
Ăn bánh xong, Sa-tan nhập vào hắn
Đã đến giờ Con Người được vinh hiển
Và Thiên Chúa cũng vinh hiển nơi Người
Ngài ở đây chỉ ít lâu nữa thôi
Ngài đến nơi mà không ai đến được
Ông Si-môn Phê-rô rất kinh ngạc:
“Ôi, thưa Thầy, Thầy sắp sửa đi đâu?”
“Nơi Thầy đi, giờ anh không thể theo
Nhưng sau này anh có thể theo được!”
Ông nói mạnh: “Mặc dù có phải chết
Chúa liền nói: “Anh chết vì Thầy ư?
Sự thật luôn phũ phàng như thế đấy
Lời nói trước đâu dễ gì bước qua
Ai cũng quên mặc dù đã hứa thề
Lạy Thiên Chúa, xin xót thương, tha thứ!
TRẦM THIÊN THU
BA CHỮ C
Cách đọc và hiểu ý Chúa qua Kinh Thánh vừa dễ
vừa khó. Có lẽ dụ ngôn “Người Gieo Giống” (Mt 13:18-23; Mc 4:13-20; Lc 8:11-15)
là dụ ngôn duy nhất được Chúa Giêsu giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ.
Để hiểu các dụ ngôn khác, có thể lưu ý ba
điều cần thiết này:
1. XÁC ĐỊNH TÂM LINH – Chúa Giêsu thường giới
thiệu một dụ ngôn bằng cách nói “Nước Trời ví như...” hoặc “Nước Trời giống
như…” (đề cập 7 lần trong chương 13, Phúc Âm theo Thánh Mátthêu). Trong dụ ngôn
“Người Pharisêu và Người Thu Thuế,” Thánh sử Luca cho biết: “Đức Giêsu còn kể
dụ ngôn sau đây với một số người TỰ HÀO cho mình là công chính mà KHINH CHÊ
người khác...” (Lc 18:9)
2. PHÂN ĐỊNH “CHÍNH – PHỤ” – Nói cách khác,
không phải các chi tiết của dụ ngôn đều có ý nghĩa sâu sắc. Một số chi tiết chỉ
làm cho câu chuyện thực tế hơn. Chẳng hạn, theo cách giải thích của Chúa Giêsu
về dụ ngôn “Người Gieo Giống,” Ngài không bình luận về bốn loại đất khác nhau.
Chi tiết “bốn loại” chỉ là chi tiết phụ đối với toàn bộ dụ ngôn này.
3. SO SÁNH KINH THÁNH – So sánh Kinh Thánh
với Kinh Thánh là quy luật chú giải vô giá khi tìm hiểu các dụ ngôn. Các dụ
ngôn của Chúa Giêsu không bao giờ mâu thuẫn với Lời Chúa (Kinh Thánh), bởi vì
Ngài đã xác nhận: “Không phải tôi tự mình
nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói
gì, tuyên bố gì.” (Ga 12:49) Các dụ ngôn minh họa giáo lý, và các giáo huấn
của Chúa Giêsu luôn rõ ràng, mạch lạc, chính xác.
Trong sách Châm Ngôn có những điều tương tự.
Thánh vương Salômôn đã dùng tỷ giảo cách (so sánh) để dạy về sự thật, đặc biệt
về tính tương đương điển hình, sinh ra một “dụ ngôn đơn giản.” Chẳng hạn: “Cơn thịnh nộ của vua như tiếng gầm sư tử,
kẻ làm vua nổi giận là làm hại chính mình.” (Cn 20:2) Tiếng gầm của sư tử
được “ví như” cơn giận của nhà vua với mục đích là so sánh. Cách so sánh là
cách giúp người ta dễ hiểu vấn đề nào đó. Văn so sánh là đặc ngữ trong các dụ
ngôn – ngụ ngôn không có dạng này.
Tác giả Dale Carnegie (1888-1955) thẳng thắn
đề cập trong cuốn “Đắc Nhân Tâm” (How to Win Friends and Influence People,
1936) về sự thật phũ phàng này: “Any fool
can CRITICIZE, CONDEMN and COMPLAIN – and most fools do.” (Kẻ ngu xuẩn nào
cũng có thể CHỈ TRÍCH, CHÊ TRÁCH và CẰN NHẰN – đa số những kẻ ngu xuẩn đều làm
như vậy.)
Ba mẫu tự C bình thường mà thực sự rất kỳ
diệu, nhắc nhở chúng ta phải Cố Coi Chừng hằng ngày: Criticize, Condemn, Complain – Chỉ Trích, Chê Trách, Cằn Nhằn.
Lạy
Thiên Chúa là nguồn cội mọi sự, xin ban thêm trí thông minh để chúng con có thể
hiểu, xin ban ơn khôn ngoan để chúng con thi hành các huấn lệnh Ngài truyền
ban, và xin giúp chúng con can đảm biến đổi theo Thánh Ý Ngài. Chúng con cầu
xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment