Phụng vụ theo từng bước đời Chúa Kitô. Trong Mùa Giáng Sinh, chúng ta biết về sự ra đời nơi hang đá, sự tôn thờ của các mục đồng, sự tàn sát các trẻ em vô tội, cuộc chạy trốn đến Ai Cập, sự tôn thờ của các đạo sĩ, và cuối cùng là sự trở về từ Ai Cập.
Sau đó, chúng ta gặp lại Chúa khi Ngài
chịu phép rửa, chúng ta theo Ngài vào sa mạc trong cuộc chay tịnh của Ngài,
chúng ta đi với Ngài trong năm thứ nhất và thứ hai trong cuộc đời công khai của
Ngài, chúng ta lắng nghe những dụ ngôn của Ngài, chúng ta ngưỡng mộ các phép lạ
Ngài làm, chúng ta hiệp thông với Ngài trong cuộc đời lao nhọc và tình yêu
truyền giáo của Ngài dành cho chúng ta.
Những tuần Mùa Chay trôi qua. Chúng ta theo
Chúa trong sứ vụ tông đồ của Ngài và đã đến lúc, cùng với Mẹ Giáo Hội, chúng ta
chiêm niệm các diễn biến đau buồn trong tuần lễ cuối cùng của cuộc đời Ngài
trên trần gian.
Chúng ta có thể cảm thấy sự căm hờn của những
kẻ thù ghét Đức Kitô càng lúc càng gia tăng. Vào Thứ Sáu Tuần Thánh, một lần
nữa chúng ta sẽ chứng kiến biến cố đáng sợ nhất, đã được các tiên tri và ngay
cả chính Chúa Giêsu đã báo trước, thảm kịch đẫm máu trên đồi Canvê.
Mục đích của Mùa Thương Khó là gợi lại ký ức
của chúng ta về sự bách hại mà Chúa Giêsu là đối tượng trong suốt cuộc đời công
khai của Ngài và đặc biệt là 24 giờ cuối cùng. Nếu Septuagesima (Mùa Bảy Mươi –
tuần thứ 3 trước Mùa Chay, hoặc tuần thứ 9 trước Lễ Phục Sinh) hoạt động như sự
chuẩn bị từ xa cho Lễ Phục Sinh và Mùa Chay gần nhất, thì hai tuần của Mùa
Thương Khó là sự chuẩn bị ngay lập tức.
LỄ LÁ
Rồi đến tuần được gọi trong nghi lễ là
“Hebdomada Major” – Tuần Thánh, trong đó chúng ta đồng hành với Chúa từng ngày
cho đến tuần cuối cùng của đời Ngài, như đã được tường thuật trong Phúc Âm.
Trước tiên, chúng ta cùng với Ngài trong sự khải hoàn khi Ngài vào Thành Thánh Giêrusalem
trong Chúa Nhật Lễ Lá.
Ngay sau khi Giáo Hội được giải thoát khỏi
hoàng đế Constantine hồi thế kỷ IV, các Kitô hữu bắt đầu cử hành Chúa Nhật Lễ
Lá một cách rất ấn tượng ở Giêrusalem. Ngay tại nơi nó đã xảy ra, các bản văn
thánh đã được đọc: “Hãy vui mừng, hỡi con
gái Sion, kìa Vua của ngươi sẽ đến với ngươi.” Dân chúng trải áo xuống đất
và lớn tiếng reo hò: “Chúc tụng Đức Vua, Đấng
ngự đến nhân danh Chúa.” Vị giám mục ngồi trên một con lừa sẽ tiến lên nhà
thờ trên Núi Ô-liu, được vây quanh bởi vô số người cầm lá cọ và hát những bài
thánh ca vui tươi.
Từ Giêrusalem, sự tái hiện cảnh Chúa Giêsu
long trọng bước vào thành thánh được truyền đến Rôma, nơi Giáo Hội đã sớm áp
dụng cùng một cách thực hành. Tuy nhiên, buổi lễ được bắt đầu bằng phần đọc
long trọng đoạn Kinh Thánh liên quan cuộc chạy trốn khỏi Ai Cập, do đó nhắc nhở
dân Chúa rằng Chúa Kitô là Môsê mới, khi ban cho họ manna thực sự, đang giải
thoát họ khỏi Ai Cập tội lỗi và nuôi dưỡng họ bằng Thánh Thể.
Khoảng thế kỷ IX, Giáo Hội đã thêm một nghi
thức mới. Những lá cọ mà mọi người sẽ cầm trên tay khi họ tháp tùng giám mục
của họ đã được làm phép một cách trọng thể. Chúng ta chứng kiến một số phép
lành đặc biệt long trọng này dịp Lễ Hiển Linh, Lễ Nến, và Thứ Tư Lễ Tro. Một
lần nữa, các bản văn này chứa đựng rất nhiều ý tưởng tốt lành để suy ngẫm, các
gia đình nên cùng đọc với tinh thần cầu nguyện.
Từ Rôma, ý tưởng tái hiện cuộc khải hoàn của
Chúa vào Thành Thánh Giêrusalem đã lan rộng khắp thế giới Kitô giáo. Thời Trung
Cổ, các tín hữu và giáo sĩ gặp nhau tại một nhà nguyện hoặc một ngôi đền bên
ngoài thị trấn, nơi những lá cọ được làm phép, và từ đó di chuyển thành đám
rước long trọng đến nhà thờ lớn. Chúa Giêsu được đại diện bởi giám mục cưỡi lừa,
hoặc bằng Mình Thánh Chúa do nhà vua khiêng, hoặc bởi một cây Thánh Giá được
vác đi phía trước. Ở một số làng tại Áo, người ta rước tượng Chúa Kitô ngồi
trên một con lừa bằng gỗ.
Các Kitô hữu có bản năng không sai lầm về
hiệu quả của những bí tích được làm phép long trọng đó, giống như khi họ mang
về nhà nước và nến thánh trong Lễ Hiển linh, họ cũng sẽ mang về nhà những lá cọ
được làm phép. Ngày xưa, đó là chức năng tỉ mỉ của “phụng vụ tại gia.” Khi
không có cây cọ ở Áo, người ta dùng cành lá xanh và cành liễu, vì lúc đó là
những thứ đầu tiên của mùa xuân.
Giống như tất cả các gia đình người Áo khác
sống ở nông thôn, người ta làm nhiều bó hoa nhỏ tùy theo sự phân chia trên khu
đất của họ – một cho vườn rau, một cho vườn cây ăn quả, một cho vườn hoa, một cho
mỗi đồng cỏ và một cho mỗi khu vực cánh đồng. Mỗi bó hoa nhỏ này được buộc vào
một cái cây cao khoảng 1 mét. Bên cạnh đó, có rất nhiều cành liễu được đặt sau
những tấm hình ở xung quanh nhà.
Những bó hoa này được tô điểm bằng những dải
băng màu hoặc những miếng vải nhuộm. Những đứa trẻ đem những bó hoa đó vào nhà
thờ, và trong khi làm phép, các em giơ cây gậy của mình lên cao nhất để đón lấy
nước phép rảy lên cây. Những bó hoa được đem theo trong một cuộc rước phụng vụ
và sau đó được đem về nhà. Buổi chiều, cả gia đình sẽ theo người cha đi khắp
nhà và khắp sân, và ông sẽ đặt những cây gậy với bó hoa đã làm phép ở quanh sân
như phương tiện bảo vệ tài sản khỏi ảnh hưởng của ma quỷ, tránh bị thiệt hại do
mưa đá và lũ lụt.
Trong khi gia đình di chuyển từ chỗ này sang chỗ
khác, họ đọc Kinh Mân Côi, xen vào giữa các chục kinh là các bài thánh ca
“Pueri Hebraeorum” và “Gloria, Laus et Honor.” Vào Chúa Nhật Phục Sinh, gia
đình sẽ thăm lại những cây gậy này, đem theo những chai nhỏ chứa đầy Nước Phục Sinh
(nước được làm phép long trọng vào Lễ Phục Sinh) và buộc những chai nước nhỏ
này vào cây, như thêm một bí tích khác vậy.
TUẦN THÁNH
Theo truyền thống lâu đời, ba ngày đầu tiên
của Tuần Thánh – Thứ Hai, Thứ Ba và Thứ Tư – được dành riêng cho việc dọn dẹp
mùa xuân. Vào những ngày trước khi máy hút bụi được phát minh, đó là công việc
ngoạn mục: ghế sofa, ghế bành và tất cả nệm sẽ được mang ra khỏi nhà và đập bằng
máy đập thảm. Những bức tường bị phủi bụi, rèm cửa đã được thay – sự xáo trộn
toàn diện trong nhà. Có rất ít thời gian để nấu ăn, và các bữa ăn được làm từ
thức ăn còn thừa.
Tối Thứ Tư, ngôi nhà trông thật khang trang. Và
đến lúc Feierabend (Feier + Abend) bắt đầu. Feierabend là một từ không thể dịch
sát nghĩa. Nó thực sự có nghĩa là canh thức – buổi tối trước một bữa tiệc, buổi
tối trước Chúa Nhật, khi công việc kết thúc sớm hơn bất kỳ ngày nào khác trong
tuần để có thời gian ăn mừng. Chữ Feier có nghĩa là “ăn mừng,” chữ Abend có
nghĩa là “buổi tối.” Từ lúc đó tới Thứ Ba sau Lễ Phục Sinh, không làm bất cứ
công việc không cần thiết nào. Những ngày này được dành riêng cho Chúa mà thôi.
Ngày Thứ Tư, với tất cả sự hài lòng vì ngôi
nhà của chúng tôi đã yên bình, và sau khi các món ăn của bữa tối đơn giản đã
hoàn thành sớm, người ta đi xuống nhà thờ làng ở Stowe để dự lễ Tenebrae đầu
tiên. Trong cung thánh, người ta đặt một chân đèn hình tam giác bằng sắt lớn,
với mười lăm cây nến đen. Mọi người vào vị trí trong dàn đồng ca, và phần Kinh Sáng
được long trọng bắt đầu.
Đó là phần đầu tiên của Kinh Thần Vụ, được các
linh mục và tu sĩ đọc hằng ngày trên khắp thế giới, kể từ thời sơ khai của Giáo
Hội. Trong các tu viện và nhiều nhà thờ, kinh này được đọc chung. Có thể nói rằng
vào những ngày cuối cùng của Tuần Thánh, kinh này được thể hiện chung – không
chỉ ở các nhà thờ chính tòa mà ở bất kỳ nhà thờ nào, để các tín hữu có thể tham
gia.
Đó là niềm vinh dự lớn nhất đối với chúng ta,
gia đình ca hát, phần thưởng lớn nhất cho tất cả những khó khăn xảy ra với cuộc
sống nơi công cộng, rằng mọi người có thể hát Kinh Thần Vụ trong nhà thờ.
Giáo Hội theo dõi chặt chẽ các cuốn sách nhỏ có
toàn bộ nghi lễ thờ phượng mà chúng ta hát bằng tiếng Latinh và được trình bày
bằng tiếng bản xứ. Đó là nghi lễ buổi tối cảm động nhất trong cả năm. Khi chúng
ta hát bài “Tenebrae Factae Sunt,” một sự im lặng đáng sợ bao trùm toàn bộ nhà
thờ, và khi hát bài “Improperia: Popule meus” nổi tiếng của Palestrina, tất cả mọi
người đều xúc động sâu sắc.
Thật đau lòng khi nghe tiếng kêu gào của Đấng
Cứu Độ trong khi lo lắng: “Hỡi dân Ta, Ta
đã làm gì cho ngươi, hay Ta đã làm phiền ngươi điều gì, hãy trả lời Ta đi. Ta
còn phải làm gì cho ngươi mà Ta chưa làm?”
MARIA AUGUSTA VON TRAPP
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Tuần
Thánh – 2023
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment