Chắc hẳn không mấy ai lại không biết câu đối
Tết rất phổ biến của chí sĩ Nguyễn Công Trứ. Và có lẽ nhiều người còn thuộc
lòng:
Ý nghĩa thật thâm thúy, mặc dù câu đối rất
bình dân. Có sự giằng co xảy ra ngay giữa khoảng giao thừa khiến người ta như
hóa ngông cuồng hoặc điên dại. Bởi vì nhà giàu chẳng có gì phải đắn đo, vung
tay quá trán cũng chẳng thành vấn đề. Chỉ có nhà nghèo mới phải đắn đo, toan
tính kỹ lưỡng. Khổ đủ thứ, cả thể lý lẫn tinh thần. Khổ thật!
Việt ngữ cũng rất độc đáo: Chỉ vì “bần hàn”
(nghèo khổ) mà bị gọi là “thằng,” và nhờ bởi “phú quý” (giàu có) nên được gọi
là “ông.” Tương tự, vì nghèo nên mới bị gọi là “kẻ nghèo,” mà “nghèo” thì đi
với “hèn,” còn nhờ giàu nên được gọi là “người giàu,” mà “giàu” thì đi với
“sang.” Người ta phân biệt “người giàu” và “kẻ nghèo.” Chữ “kẻ” và chữ “người” được
dùng để chỉ một con người, nhưng “số phận” lại khác xa nhau. Than ôi sự đời!
Giàu hay nghèo thì cũng vẫn là con người –
với đầy đủ nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền, thế mà ai nghèo thì bị coi thường,
khinh miệt; còn ai giàu thì được đưa đón, tâng bốc, nịnh bợ.
Về “thể” khi dùng động từ ở thể thụ động cũng
vậy, chữ “bị” dùng cho kẻ nghèo, còn chữ “được” dùng cho người giàu. Ngoại ngữ
không diễn tả được như Việt ngữ. Thật “đau khổ” cho kẻ nghèo hèn – vì nghèo mà
chịu hèn.
Chỉ là đại từ chỉ ngôi thứ hai số ít, nhưng
lại mang ý nghĩa cách biệt một trời một vực. Cái “nghèo khó” và cái “phú quý”
thường được hiểu theo nghĩa vật chất – cụ thể là tiền bạc, ít người nghĩ tới phú
quý theo nghĩa tinh thần!
Khoảng cách giàu – nghèo chẳng bao giờ lấp
đầy được, nói thì cứ nói, làm chẳng được bao nhiêu, nhất là trong xã hội ngày
nay, khi vật chất trở nên “tiêu chuẩn” để người ta đo lường trong các mối quan
hệ – kể cả thâm tình trong gia đình, dòng tộc. Sự khác biệt thấy rõ qua ánh
mắt.
Ngày ba mươi thuộc về năm cũ, chưa là năm
mới, nghĩa là chưa Tết, nhưng người ta vẫn nói là “ba mươi tết.” Ngày xưa có
“ông đồ” là người viết câu đối Tết, ngày nay không có “ông đồ” mà có “ông [ôm]
đồ” xuất hiện rất sớm, ngay từ giữa tháng Chạp của năm cũ. Và người ta vẫn nói
đó là… Tết.
Chúa Giêsu cho biết: “Người nghèo bên cạnh anh em lúc nào cũng có.” (Ga 12:8) Thật vậy,
họ chẳng ở đâu xa, họ ở trong xóm mình, thậm chí ở ngay trong gia đình mình. Không
thương họ thì cũng đừng “áp bức” họ bất cứ bằng cách nào – ánh mắt, thái độ, cử
chỉ, lời nói,... Kinh Thánh nói: “Đừng
bóc lột người nghèo, vì họ đã nghèo sẵn; cũng đừng chà đạp người yếu thế nơi
cửa công.” (Cn 22:22) Thương người nghèo không chỉ có phúc mà còn có lợi: “Ai bố thí cho người nghèo sẽ chẳng hề túng
thiếu. Còn ai cứ nhắm mắt làm ngơ sẽ phải chịu bao lời nguyền rủa.” (Cn
28:27)
Thiên Chúa thấu suốt mọi sự. (1 Sb 28:9b; Gđt
8:14; Et 4:17d; Et 5:1a; 2 Mcb 6:30; 2 Mcb 7:35; 2 Mcb 9:5; 2 Mcb 12:22; 2 Mcb
15:2; G 28:27; Tv 139:2; Cn 16:2; Cn 21:2; Cn 24:12; Kn 1:6; Kn 7:23; Hc 23:19;
Hc 42:20; Gr 10:12; Gr 11:20; Gr 20:12; 1 Cr 2:10; 1 Cr 12:4-6; 1 Ga 3:20) Và Kinh
Thánh đã từng cảnh báo: “Lấy của người
nghèo mà dâng làm hy lễ thì cũng như sát tế đứa con trước mặt cha nó. Người túng
nghèo còn chút bánh độ thân, ai lấy đi là kẻ hút máu.” (Hc 34:20-21)
Giằng co trong lĩnh vực nào cũng đáng quan
ngại. Nhưng đáng quan ngại nhất vẫn là giằng co tâm linh: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi
lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi
làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi.” (Rm 7:19-20) Con người vô cùng
yếu đuối, thế nên bị giằng co không ngừng. Ray rứt lắm!
Lạy
Chúa, xin đứng dậy ra tay, xin đừng quên những người nghèo khổ. (Tv 10:12) Xin
cho họ vững tin vào Ngài và được vui Xuân trong ngày Tết. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment