Trong mỗi mầu nhiệm của Kinh Mân Côi đều có
một định hướng thiêng liêng cho linh hồn, nâng tâm hồn lên để yêu thương ngày
càng nhiều hơn và vạch ra một con đường nhân đức.
Trong Mầu Nhiệm Thứ Nhất của Mùa Vui – Cuộc Truyền Tin, linh hồn ghi nhớ ơn gọi trong cuộc sống và vâng theo Thánh Ý Chúa: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa.”
Điều này đúng dù cho tình trạng sống của linh hồn có thể như thế nào. Điều này đặc biệt đúng đối với những linh hồn được thánh hiến cho Thiên Chúa và những người có trách nhiệm cao cả, chẳng hạn như cha mẹ và những người giữ chức vụ cao. Đối với những người trẻ không có trách nhiệm này, việc cầu nguyện và suy niệm mầu nhiệm thứ nhất này giúp hướng họ vào sự không chắc chắn của tương lai với quyết tâm làm theo Ý Chúa.
Linh hồn cũng cầu nguyện để đền tội, bởi vì
mọi lời cầu có thể có sức sửa đổi và đền bù tội lỗi của những người sống như
những con chiên bị đam mê quấy rầy hoặc thậm chí là nổi loạn chống lại Ý Chúa. Lời
“xin vâng” của Đức Mẹ có giá trị đền bù bởi vì Mẹ là Êva thứ hai, cũng như Chúa
Giêsu là Ađam thứ hai. Đức Mẹ đền bù sự nổi loạn của Êva, quy phục ý mình theo
Ý Chúa.
Trong Mầu Nhiệm Thứ Hai của Mùa Vui – Cuộc
Thăm Viếng Thánh Êlidabét, linh hồn học được nơi Đức Mẹ lòng bác ái tích cực và
tình yêu dành cho Thiên Chúa mọi vinh dự và vinh quang. Linh hồn thúc giục giúp
đỡ người khác, cầu nguyện cho họ và chia sẻ những món quà nhận được từ Thiên
Chúa. Thay vì càng kiêu hãnh thì linh hồn dâng mọi vinh quang cho Thiên Chúa.
Trong Mầu Nhiệm Thứ Ba của Mùa Vui – Chúa Giêsu
Giáng Sinh, linh hồn tôn thờ Đấng Cứu Chuộc hiện thân là một Hài Nhi, hiệp nhất
với ca đoàn các thiên thần, và dâng cho Chúa Giêsu những món quà như các mục
đồng và các đạo sĩ. Điều đó đền bù sự vô ơn bạc nghĩa của mình và của người
khác đối với Chúa Giêsu. Linh hồn hiến dâng cho Ngài với sự dịu dàng yêu thương
mà Hài Nhi Giêsu truyền cảm hứng.
Trong Mầu Nhiệm Thứ Tư của Mùa Vui – Đức Mẹ
Dâng Con, linh hồn tận hiến cho Thiên Chúa cùng với Đức Mẹ, được phong phú nhờ
công nghiệp của Chúa Giêsu Thánh Thể. Linh hồn cũng dâng lên Ngài hy sinh yêu
thương, linh hồn và thể xác, cùng với Mẹ Maria dâng hai chim bồ câu khi Mẹ dâng
Chúa Giêsu trong Đền Thờ.
Đức Mẹ đã dâng món quà nghèo khó, với lòng
khiêm nhường, và món quà này thay cho con chiên – lễ vật của người giàu. Tất cả
đều rất hợp lý. Thật vậy, trong Đền thờ, Đức Mẹ đã dâng Con Chiên Thật của
Thiên Chúa, đồng thời Đức Mẹ dâng mình và Đức Phu Quân Giuse – người trong sạch
nhất, như hai chim bồ câu vậy. Hai Chim Bồ Câu và một Chiên Thiên Chúa. Trong
sự hy sinh như một linh hồn nạn nhân, linh hồn tận hiến cho Thiên Chúa cùng với
Chúa Giêsu: dâng đau khổ của thể xác và tinh thần như hai con chim bồ câu vậy.
Trong Mầu Nhiệm Thứ Năm của Mùa Vui – Tìm
Thấy Con Trẻ Giêsu, linh hồn đồng hành với Đức Mẹ trong nỗi đau lạc mất Con Trẻ
Giêsu và trong niềm vui tìm lại Ngài. Linh hồn coi việc bỏ rơi Chúa Giêsu trong
cuộc sống của mình vì tội lỗi của mình là mất mát lớn lao, và việc tìm lại Ngài
trong Đền Thờ của Thiên Chúa bằng Bí tích Hoà Giải là điều cần thiết lắm. Linh
hồn cũng nghĩ đến những người khác và những quốc gia đã mất Ngài, và kết hiệp
với nỗi buồn của Đức Mẹ. Chính Đức Mẹ đã chịu đựng rất nhiều để đền bù cho
những linh hồn đáng thương và khốn khổ bị lạc mất Chúa Giêsu, lạc lõng suy nghĩ
và bị lừa dối bởi ảnh hưởng xấu của thế giới.
Khoa học đã
chứng minh rằng đồng hồ đeo tay của những người làm việc gần các dòng điện (tivi,
radio,...) đều bị nhiễm từ, và cho biết những thời điểm vô lý khi bánh xe cân
bằng được làm bằng thép. Cũng vậy, những linh hồn lạc lối bởi những sai lầm và
thói xấu sẽ tiếp xúc với thế giới và bị ảnh hưởng ma quỷ. Có thể nói rằng những
ảnh hưởng tàn khốc đó đã khiến họ bị nhiễm từ. Họ không thể suy luận và trở nên
mất phương hướng bởi sự tước đoạt mất của chính họ. Họ không biểu lộ những lần
Chúa chỉ định trên bề mặt Thiên Đàng và không theo phương hướng mặt trời.
Linh hồn hãy
cầu nguyện với Đức Mẹ, vì Mẹ đã tìm thấy Chúa Giêsu trong Đền Thờ giữa các tiến
sĩ luật, để trong nỗi buồn vô hạn của Mẹ, tất cả các linh hồn và các quốc gia
sa đọa có thể tìm thấy Chúa Giêsu trong Giáo hội và các học thuyết của Giáo
hội.
LM. DOLINDO RUOTOLO
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
✽ Sổ Tay Sinh Tồn – https://tramthienthu.blogspot.com/2021/10/kinh-man-coi-so-tay-sinh-ton.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment