Mọi thứ đều than rằng lỗ là sao?
Than, điện, nước, giao thông, đường và cầu
Ngành nào cũng than lỗ nên đòi hỏi
Dân thấp cổ, bé miệng, không thể nói
Có thét gào cũng chẳng ai thèm nghe
Cả thế giới chứ chẳng riêng nước ta
Vì đại dịch, chiến tranh, nên khủng hoảng
Nhìn thế giới thấy biết bao gương sáng
Còn Việt Nam chỉ thấy cảnh tối tăm
Dân đói khổ mà chẳng chút thương tâm
Cứ tăng giá xăng dầu và tăng thuế
Cơn đại dịch tạm yên, chưa kịp thở
Có lỗ thở lại bịt mất còn đâu!
Dân nghèo khó càng thêm khổ, thêm đau
Không xót thương thì cũng đừng nỡ giết!
Biết tương lai khi nhìn vào giáo dục
Thật tối tăm vì chỉ thấy dối gian
Vì lợi ích cá nhân, họ bất cần
Chết mặc bay, còn tiền thầy bỏ túi!
Có “cái lỗ” đặc biệt là lỗ thúi
Cần phải bịt, sao chẳng bịt cho mau?
Mẹ Việt Nam đã đau khổ quá nhiều
Mà nghịch tử vẫn cố ý đày đọa!
TRẦM THIÊN THU
Đường chiều thăm thẳm về đâu
Bàn chân nhân thế rát đau sỏi đời
Bước chiều vàng võ bóng người
Cuồn cuộn mây trời kéo chớp gọi mưa
Đường xa hun hút ước mơ
Mưa rơi dập tắt lời thơ cuối chiều
Trôi luôn khúc nhạc cheo leo
Mình ai đếm bước chân theo dòng đời
Tiếng chuông vang vọng cuối trời
Lần tay kinh nguyện mấy lời ăn năn
Xin thương, lạy Chúa từ nhân
Dắt dìu từng bước chân con trên đời
TRẦM THIÊN THU
NGỮ NGHĨA
Người ta đã và đang dùng sai mà cứ tưởng là đúng. Thật tồi tệ!
1. NGHĨA SĨ – Là những người dân bình thường, chiến đấu vì Tổ quốc mà hy sinh thì gọi là Nghĩa sĩ. Họ không là quân lính chính quy, không thuộc một quân đội nào. Lúc còn sống họ được gọi là nghĩa quân, hy sinh rồi thì gọi là nghĩa sĩ.
Ví dụ: Nghĩa sĩ Cần Giuộc là những nông dân đứng lên chống Pháp bị xử tử hình.
2. LIỆT SĨ – Là những anh hùng trung trinh tiết liệt, là những tấm gương sáng anh dũng tuyệt vời. Họ không phải là người lính, cũng không nằm trong quân đội chính quy, nhưng thường là những chí sĩ, nhân sĩ có học thức cao, có nhân cách lớn, vì nước hy sinh thì được gọi là Liệt sĩ.
Ví dụ: Liệt sĩ Nguyễn Thái Học. Cô Giang, Cô Bắc được gọi là Liệt nữ.
3. TỬ SĨ – Là những người lính vì nước hy sinh. Tại sao không gọi người lính hy sinh vì Tổ Quốc là Liệt sĩ hay Nghĩa sĩ? Vì người lính trong quân đội là người chiến đấu chuyên nghiệp. Họ được mướn (trả lương) và được huấn luyện chính quy để chiến đấu. Vì họ được trả lương nên việc họ chiến đấu và hy sinh là Trách Nhiệm, chứ không còn là vì Nghĩa nên không gọi là Nghĩa sĩ.
Người lính có thể rất anh hùng, hy sinh rất anh dũng, nhưng đã là lính chuyên nghiệp thì trước khi bước chân ra trận đã biết mình có thể mất mạng, và đó cũng là Trách Nhiệm của người lính.
Hiểu rõ ý nghĩa chữ Việt thì không nên dùng chữ Liệt sĩ cho người lính chết trận. Nếu họ hy sinh anh dũng thì gọi là Anh hùng Tử sĩ chứ vẫn không thể dùng chữ Liệt sĩ.
CẨN TẮC VÔ ƯU. Đừng “đùa” với chữ nghĩa, và chớ khinh suất! Vì DỐT mà không biết và dùng sai, điều đó không đáng tội, chịu khó học hỏi rồi sẽ biết. Nhưng vì NGU mà CHẢNH, muốn tỏ ra mình hay thì đó là trọng tội!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment