Thứ Hai, 2 tháng 5, 2022

LƯƠNG TÂM THÁNG NĂM

LỜI NẮNG LỜI MƯA

Cầu cho quốc thái, dân an
Công bình, chân lý, nghĩa nhân, an bình
Không còn những kẻ giả hình
Việt Nam thoát lũ yêu tinh tham tàn
Xin thương, lạy Chúa từ nhân
Cho dân Việt được thỏa niềm ước mong
Bao phen khốn khó, long đong
Vẫn chưa thanh thản cõi lòng, Chúa ơi!
Cứ mưa dầm nỗi ngậm ngùi
Rồi cơn nắng quái đốt đời Việt nhân
Xin Ngài thương xót, gia ân
Ngăn làn sóng dữ vô thần khắp nơi
Cầu xin Đức Mẹ Chúa Trời
Làm cho dân Việt tươi cười như hoa
Cầu xin Đức Thánh Giu-se
Ngày đêm nâng đỡ, chở che dân lành

TRẦM THIÊN THU

 Tòa Án & Lương Tâm – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/11/toa-va-luong-tam.html

 Điệu Lý Quê Hương – https://youtu.be/TCre6Q8rsQw
 Tình Ca Quê Hương – https://youtu.be/g7LQSX0bBrc

NGUYỆN KHÚC VIỆT NAM

Việt Nam một dải giang sơn
Uốn cong chữ S như rồng lượn bay
Mà sao lắm cảnh đọa đày
Tơi tả tháng ngày, đau khổ quanh năm
Quê hương tổ quốc Việt Nam
Chứ đâu có phải món hàng đổi trao
Bán, mua tính toán với nhau
Hăm he lấn chiếm làm đau dân lành
Ác nhân – kẻ giật, kẻ giành
Rắp tâm độc địa cho đành vậy sao?
Lạy Thiên Chúa, Đấng chí cao
Xin Ngài thương xót kiếp nghèo Việt Nam
Ma-ri-a, Mẹ từ nhân
Xin cho Nước Việt bình an tháng ngày
Quyết tâm sám hối từ nay
Vững lòng Tin, Cậy, miệt mài Yêu Thương

TRẦM THIÊN THU

Hành Khúc Việt Nam – https://youtu.be/S-7Y9ZrV0yE
Hát Về Việt Nam – https://youtu.be/h-jTyveFtos
Tự Hào Việt Nam – https://youtu.be/qK65FF-QfNQ
Việt Nam Nước Tôi – https://youtu.be/To2rCq2Y1sI

LƯƠNG TÂM

Bất cứ ai cũng có lương tâm – giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung, tức là khác nhau về chất lượng TỐT hay XẤU. Con người có quyền HÀNH ĐỘNG theo lương tâm và có bổn phận phải TUÂN PHỤC tiếng nói của LƯƠNG TÂM NGAY THẲNG.

Lương tâm là năng lực tự giác của con người, tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Theo nghĩa rộng, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.

Theo Khổng Tử, lương tâm là đạo đức. Ông nhận định: “Lập đạo của trời nói âm và dương, lập đạo của đất nói nhu và cương, lập đạo của người nói nhân và nghĩa.” Tất cả các tính khác của con người đều do nhân và nghĩa mà nên, cũng như vạn vật, sự việc trên trời tạo nên dưới đất do âm – dương, nhu – cương, con người bất nhân là ác, bất nghĩa là bạc, vì vậy mà con người muốn được coi là “nhân” phải có lòng nhân, muốn được coi là “nghĩa” phải có lương tâm.

Lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Lương tâm luôn đi với con người trước khi hành động. Lương tâm vốn dĩ tốt lành nhưng theo thời gian vẫn có thể bị biến hóa theo hướng xấu.

Theo Công giáo, lương tâm là sự phán đoán của lý trí mà Thiên Chúa đã đặt sẵn nơi đáy lòng con người để thúc giục họ làm lành lánh dữ. Tuy nhiên, nên biết rằng lương tâm con người có thể ĐÚNG ĐẮN (ngay thẳng, tốt lành) hoặc LỆCH LẠC (sai lầm, xấu xa), vì con người được Thiên Chúa ban cho sự tự do, vì thế con người cũng có toàn quyền TỰ DO để quyết định theo lương tâm. Và do đó, con người phải không ngừng RÈN LUYỆN LƯƠNG TÂM của mình đẩ có thể theo đúng Thánh Ý Thiên Chúa.

1. LƯƠNG TÂM NGAY THẲNG giúp phân biệt tốt – xấu. Đó là tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng tuyệt đối tốt lành và thánh thiện, tất nhiên Đấng-Cực-Tốt-Cực-Lành chỉ muốn con người làm những điều tốt lành.

2. LƯƠNG TÂM LỆCH LẠC là lương tâm bị sai lạc do hoàn cảnh tác động, hoặc do lười biếng trau dồi, đặc biệt là do THÓI QUEN PHẠM TỘI khiến cho lương tâm trở thành CHAI LÌ, mất khả năng phân định điều nào tốt lành hoặc xấu xa. Phải sớm chấn chỉnh loại lương tâm này càng sớm càng tốt!

Để rèn luyện lương tâm, người ta phải thường xuyên tập làm điều tốt lành và xa tránh tội lỗi. Muốn vậy, cần phải cầu nguyện để Chúa Thánh Thần soi chiếu ánh sáng chân lý qua việc học hỏi từ người khác, gia đình, học đường, xã hội, nhất là từ tôn giáo.

Ước gì mỗi chúng ta hãnh diện nói được như Thánh Phaolô:

1. “Có Đức Kitô chứng giám, tôi xin nói sự thật, tôi không nói dối và LƯƠNG TÂM tôi, được Thánh Thần hướng dẫn, cũng làm chứng cho tôi.” (Rm 9:1)

2. “Điều khiến chúng tôi tự hào là LƯƠNG TÂM chúng tôi làm chứng rằng: chúng tôi lấy sự thánh thiện và chân thành Thiên Chúa ban mà cư xử với người ta ở đời, đặc biệt là với anh em. Chúng tôi không cư xử theo lẽ khôn ngoan người đời, nhưng theo ân sủng của Thiên Chúa.” (2 Cr 1:12)

Thánh Phaolô cũng có đề cập 3 điều cần lưu ý: [1] TÂM HỒN trong sạch, [2] LƯƠNG TÂM ngay thẳng, và [3] ĐỨC TIN không giả hình. (1 Tm 1:5) Các “tính từ” theo sau 3 điều đó cho thấy chúng cũng có những loại đối lập. Cẩn tắc vô ưu!

Kinh Thánh nói: “Kẻ gian ác tự đưa ra bằng chứng để lên án chính mình là hèn hạ: bị lương tâm dày vò nó luôn cảm thấy mình khổ sở. Chính vì không để cho lý trí trợ giúp, nó đâm ra sợ hãi. Trong thâm tâm, càng không mong lý trí đến giúp đỡ chừng nào, nó càng không hiểu tại sao mình khổ sở chừng ấy.” (Kn 17:11-13)

Lương tâm có liên quan những thứ khác – chẳng hạn, miệng lưỡi. Có lương tâm trong sạch là một mối phúc: “Phúc thay kẻ không ăn nói lỡ lầm, và không phải khổ vì hối hận. Phúc thay ai không bị lương tâm cắn rứt, và kẻ không rơi vào thất vọng.” (Hc 14:1-2)

TRẦM THIÊN THU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment