Có điều trớ trêu của lịch sử là người đầu
tiên sử dụng cụm từ “Thời Kỳ Đen Tối” lại là một giáo sĩ Công giáo, có nghĩa
xấu xa với thuật ngữ này.
Caesar Baronius (1538-1607) là hồng y người Ý và là sử gia Công giáo nổi tiếng nhất về cuộc Phản Cải Cách – Counter-Reformation. Vào thời điểm đó, những người theo Tin Lành thích mô tả đặc điểm của Thời Trung Cổ là thời kỳ của sự ngu dốt và man rợ. Để chống lại lời cáo buộc này, Baronius đã sáng tác kiệt tác Annales Ecclesiastici.
Cuốn Annales Ecclesiastici được xuất bản lần
đầu tiên vào năm 1588, bao gồm lịch sử Kitô giáo trong 12 thế kỷ đầu, mục đích
làm nổi bật sự hài hòa và vẻ đẹp của thế giới Thời Trung Cổ. Tới thế kỷ 10-11,
Baronius than thở về sự khan hiếm tài liệu viết so với các thời kỳ trước đó.
Ông gọi hai thế kỷ này là Saeculum Obscurum (Thời Kỳ Đen Tối) vì ông gặp khó
khăn trong việc xây dựng lại niên đại chính xác từ các nguồn hiện có.
Chúng ta có thể thấy rằng nhận xét của Baronius
không đề cập toàn bộ Thời Trung Cổ mà chỉ đề cập hai thế kỷ thời đó – và Saeculum
Obscurum không có nghĩa là một phán xét luân lý. Tuy nhiên, vào đầu Thời Hiện
Đại, thuật ngữ này đã trở thành tên gọi cho toàn bộ Thời Trung Cổ, đặc biệt là
thiên niên kỷ đầu của Kỷ Nguyên Kitô giáo. Định kiến này đã truyền vào hệ thống
trường học Hoa Kỳ, rất phù hợp với câu chuyện về đất nước cộng hòa Hoa Kỳ như
một ngọn hải đăng của lý trí, tự do và chủ nghĩa cá nhân chống lại sự mê tín,
chuyên chế và chủ nghĩa tập thể của Âu châu cũ.
Khi tôi theo đuổi chứng chỉ giảng dạy của
mình cách đây một thập niên, tôi nhớ bóng dáng của một giáo viên trung học công
lập có bài học về Thời Trung Cổ hoàn toàn là những chuyện cổ hủ kiểu tin vịt – rằng
người Thời Trung Cổ không tắm, phụ nữ có khóa đai thắt lưng giữ trinh tiết,
người ta uống bia vì nước quá ô nhiễm, v.v... Không thể chịu nổi, tôi đến gặp
giáo viên và hỏi xem tôi có thể hoàn thành giáo án cho phần còn lại của tuần đó
hay không. Giáo viên đồng ý, cảm thấy nhẹ nhõm khi thoát khỏi việc giảng dạy về
một chủ đề mà ông ta rõ ràng là không biết gì. Tôi đã đảm nhận và giới thiệu
cho học sinh về nghệ thuật của thế kỷ 14. Tâm trí học sinh bừng sáng, họ có thể
cảm nhận được sự nhiệt tình đối với một bài thuyết trình chân thực về vẻ đẹp
văn hóa của thời đó. Sau đó có vài người đến gặp tôi và nói rằng đó là bài học
thú vị nhất mà họ đã có trong suốt học kỳ.
Ngày nay, hầu hết các sử gia chính thống
(ngay cả những sử gia thế tục) đều tránh cụm từ “Thời Kỳ Đen Tối” vì cho là lệch
lạc và không chính xác. Điều đó sống nhờ những người thiếu hiểu biết hoặc
những người có cái rìu luận chiến để mài giũa thời kỳ. Thông thường, chiếc rìu
này chống lại Công giáo, vốn được coi là nguyên nhân gây ra tai ương cho toàn
nhân loại trong Thời Trung Cổ. Nhưng là người Công giáo, các thế kỷ đó cho
chúng ta nhiều điều đáng tự hào.
Việc lập Dòng Biển Đức là công cụ hình thành
nên linh đạo của Tây phương Latinh. Các phát minh như ván cày xới, dây nịt độn ngực
và bánh xe nước, đã cải thiện mức sống của hàng triệu người Âu châu; kiến trúc
Rôma trang nghiêm đã nở rộ trong các nhà thờ Gothic của Thời Trung Cổ; việc xóa
bỏ dần chế độ nô lệ; bản dịch văn bản trong các thư viện tu viện trên khắp châu
Âu, bảo đảm sự phổ biến kiến thức liên tục trên khắp lục địa. Nếu bạn thích
nghĩ về những điều tốt đẹp nhỏ hơn của cuộc sống, hãy tưởng tượng cuộc sống sẽ
buồn hơn như thế nào nếu không có phô mai Pácma – Parmesan. Lớp phủ món mì thú
vị làm say lòng người là cách sáng tạo của tu viện, do các tu sĩ Biển Đức vùng
Parma-Reggio của Ý phát minh như một phương tiện để kéo dài thời hạn sử dụng
của một lượng lớn sữa mà bò của họ sản xuất. Tuy nhiên, khi nhìn vào đó, cái
gọi là “Thời Kỳ Đen Tối” lại chính là thời kỳ trí tuệ sâu sắc và tiến bộ xã
hội.
Điều đó không có nghĩa là tất cả mọi thứ về kỷ
nguyên huy hoàng. Tôi sẽ sử dụng nha khoa hiện đại hơn nha khoa thế kỷ 7, cảm
ơn bạn rất nhiều. Chúng ta không cần phải phòng thủ trước bất cứ điều gì liên
quan thế giới Thời Trung Cổ. Điều tất cả chúng ta cần là giáo dục nhiều hơn về
giai đoạn lịch sử phong phú này. Thay vì phán xét những gì chúng ta nghĩ rằng
người Thời Trung Cổ đã làm và tin tưởng, chúng ta cần học cách nhìn thế giới
như cách họ thấy, hiểu động lực và mối quan tâm của họ theo cách riêng của họ. Chúng
ta cần phải bỏ những câu chuyện thiên vị được sử dụng bởi những người mà mối
quan tâm chính của họ không phải là lịch sử mà là ý thức hệ.
Nếu bạn muốn bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về
đầu Thời Trung Cổ, gần đây tôi đã viết một cuốn sách về lịch sử của thời kỳ hấp
dẫn này, đó là cuốn “The Church and the Dark Ages” – Giáo Hội và Thời Kỳ Đen Tối,
NXB Ave Maria Press, 2021. Sách này hướng dẫn bạn qua toàn bộ thời kỳ, từ Sự Sụp
Đổ của La Mã đến Buổi Bình Minh của các cuộc Thập Tự Chinh. Chúng ta gặp gỡ các
nhân vật thế tục như Clovis, Charlemagne và Otto Vĩ Đại, cũng như những “người
khổng lồ” của Giáo Hội như Hilary Poitiers, Thánh Bênêđíctô, và Thánh Odo Cluny.
Chúng ta tìm hiểu một chút về nền chính trị
của thời đại và rất nhiều về sự phát triển của Kitô giáo, bao gồm cả sự phát
triển của các bí tích và sự phổ biến nghi lễ Rôma trên khắp Tây phương. Thiết
tưởng cuốn “Giáo Hội và Thời Kỳ Đen Tối” là nơi tuyệt vời để bạn bắt đầu nghiên
cứu về các thế kỷ lịch sử hình thành này, giúp mang lại ánh sáng tri thức cho
bóng tối của xã hội.
PHILLIP CAMPBELL
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Bát
Nhật Phục Sinh – 2022
ĐỨC BÀ THĂM VIẾNG
Bức tranh “Đức Bà Thăm Viếng” được họa sĩ Mai Nhơn vẽ qua cách mô tả
của nữ tu Maria Mai Trinh (dòng Đức Bà Truyền Giáo), và được vẽ cách điệu theo
truyền thống Bắc Bộ Việt Nam. Điều đặc biệt: họa sĩ Mai Nhơn là người ngoại đạo
nhưng nét vẽ rất đẹp và có hồn, gợi lên sự ngạc nhiên của Thánh Elidabét khi
thấy Đức Mẹ viếng thăm bất ngờ, niềm vui dâng trào qua hành động, khuôn mặt,...
Cầu xin Đức Mẹ luôn viếng thăm chúng con, nhất là trong thời gian dịch bệnh còn dai dẳng thế này. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment