Đây là sấm ngôn của Đức Chúa: "Nhưng ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người hối tiếc vì đã giáng họa.” (Ge 2:12-13)
CÁCH THỰC HÀNH CỔ XƯA
Ăn chay không là phát minh của Kitô hữu hoặc
người Do Thái, vì vấn đề đó, mà là cách thực hành phổ biến của con người mà
Chúa và Giáo Hội đã thánh hóa. Sự giới hạn định kỳ, tự đặt ra đối với thực phẩm
được chứng thực ở hầu hết các nền văn hóa như một phương tiện để cầu xin hoặc
xoa dịu các vị thần giận dữ. Chúng ta thấy điều đó ngay cả trong nền văn hóa
thế tục ngày nay, nhưng các vị thần là những người của sức khỏe và sự lành mạnh
hơn là gió và mưa.
Như với nhiều cách thực hành ngoại giáo – mặc
dù chắc chắn không phải là tất cả, chúng ta thấy những tia sáng của tôn giáo
chân chính trong các nghi lễ này. Ăn chay cải thiện mối quan hệ của chúng ta
với Thiên Chúa, nhưng đó là Thiên Chúa yêu thương, Chúa Ba Ngôi trong Kinh Thánh,
không phải các vị thần cáu kỉnh, nhân tạo của thời cổ đại, hoặc thậm chí là các
vị thần thể dục, người mà chúng ta phải hiến dâng sự hy sinh của mình.
Cuối cùng, ăn chay là hy sinh. Sự hy sinh là
điều cần thiết đối với việc thờ phượng, đó là nghĩa vụ cao nhất về đức tính trong
tôn giáo. Với chữ “tôn giáo,” chúng ta muốn nói đến sự công bằng mà chúng ta nợ
Thiên Chúa – Đấng Tạo hóa, Đấng Nâng Đỡ, và Đấng Cứu Độ. Đó là món nợ mà chúng
ta KHÔNG BAO GIỜ trả được, nhưng có thể đáp lại bằng cách dâng những gì tốt
nhất của chính mình cho Ngài. Một trong những cách chúng ta làm là từ bỏ thứ gì
đó mà chúng ta đánh giá cao – chẳng hạn sự thoải mái và tự do để khỏi đói. Hãy
dâng cho Ngài!
Đây là cách mà Dag Tessore, tác giả của một
cuốn sách nhỏ về việc kiêng ăn, mô tả về sự hy sinh trong Kinh Thánh: “Thiên Chúa đã ra lệnh... hy sinh để xem con
người có tin vào Ngài hay không, hay là người đó có thể làm điều gì đó có ý
nghĩa chỉ khi nào Thiên Chúa tồn tại.” Như chúng ta thấy, điều này phân
biệt việc nhịn ăn với ăn uống lành mạnh hay ăn kiêng: Chúng ta có thực sự hy
sinh và dâng điều đó cho Thiên Chúa? Điều đó có ý nghĩa chỉ vì lợi ích của
Ngài?
Đó là những gì chúng ta thấy trong phần trích
dẫn từ sách tiên tri Giôen trên đây. Ăn chay là một phần của tập hợp các lễ
chuộc tội mà dân Israel tự nhận để chuộc tội hoặc cầu xin ân huệ hoặc sự tha
thứ từ Thiên Chúa. Nhịn ăn, làm giảm sự thèm ăn của chúng ta, xuất hiện nhiều
lần trong Cựu Ước với vải thô (làm giảm sự thèm ăn để tránh thoải mái) và tro
(làm giảm sự thèm ăn để tránh được ngưỡng mộ). Họ cùng nhau từ bỏ những thứ tạm
thời của thế giới này để ủng hộ điều tốt đẹp vĩnh viễn của thế giới sắp tới.
Đây là lý do Chúa nói với tiên tri của Ngài: “Hãy phục hồi trái tim của người chứ không
phải quần áo của ngươi.” Bất cứ điều gì tốt đẹp mà cách thực hành sám hối
này có thể làm được trong thời hạn của thế giới này – có thể việc nhịn ăn sẽ
giảm thêm vài cân và tấm vải thô tẩy tế bào chết? Điều này không liên quan giá
trị tinh thần của chúng. Như một kỷ luật tinh thần, nhịn ăn có ý nghĩa nhiều về
tâm hồn hơn là về dạ dày.
Vì vậy, chúng ta đọc trong sách Giôna rằng
thành phố Ninivê đã ăn năn sau khi tiên tri truyền lại lời của Thiên Chúa. Vua
loan báo: “Do sắc chỉ của đức vua và các
quan đại thần, người và súc vật, bò bê và chiên dê không được nếm bất cứ cái
gì, không được ăn cỏ, không được uống nước. Người và súc vật phải khoác áo vải
thô và hết sức kêu cầu Thiên Chúa. Mỗi người phải trở lại, bỏ đường gian ác và
những hành vi bạo lực của mình.” (Gn 3:7-8) Kêu cầu danh Chúa là một hành
động trung thành thiết yếu trong Cựu Ước, được tôn vinh và đóng dấu bởi sự hy
sinh của thực phẩm và tiện nghi do công dân làm ra.
Tiên tri Ezra cho biết: “Ở đó, gần bờ sông Ahava, tôi công bố lệnh ăn chay để hạ mình trước
nhan Thiên Chúa chúng tôi, hầu nài xin Người cho chúng tôi đi đường bằng an
cùng với con cái chúng tôi và mọi tài sản của chúng tôi. Vì tôi sẽ hổ thẹn, nếu
phải xin vua cấp cho một đội quân và những người kỵ mã, để bảo vệ chúng tôi
khỏi tay kẻ thù trong lúc đi đường; quả vậy, chúng tôi có thưa với đức vua: ‘Bàn
tay của Thiên Chúa chúng tôi che chở tất cả những ai tìm kiếm Người và giáng
phúc cho họ, nhưng sức mạnh và cơn thịnh nộ của Người đè nặng trên mọi kẻ lìa
bỏ Người.’ Để được như vậy, chúng tôi đã giữ chay, đã nài xin Thiên Chúa chúng
tôi, và Người đã nhậm lời chúng tôi.” (Er 8:21-23)
Vào lúc này, Étra đang dẫn dân Israel trở về
Giêrusalem từ cuộc lưu đày ở Babylon. Sự nhanh chóng đã chứng minh cho dân của ông
thấy rằng sự giải phóng thể lý khỏi bị giam cầm là không đủ, họ cần được thanh
tẩy hơn về mặt tâm linh, để sẵn sàng đảm nhận các nhiệm vụ của Dân Chúa tại Giêrusalem
một lần nữa. Hơn nữa, chúng ta lại thấy việc ăn chay làm tăng hiệu quả của lời
cầu nguyện bằng cách kết hợp nó với của lễ là hành động tín thác vào Thiên Chúa.
Chính trong bối cảnh này, việc ăn chay được hiểu là hy sinh để cầu nguyện và
thanh tẩy tâm linh vì Chúa, mà các Kitô hữu đầu tiên đã thực hành.
LÝ DO ĂN CHAY
Mặt tái mét có ích gì khi ăn chay nếu sau đó
bạn vẫn cay cú và ghen tị? Không uống rượu thì có ích gì, nếu sau đó bạn cứ say
với chất độc của sự tức giận? Có ích lợi gì khi kiêng thịt, thứ được tạo ra để
ăn, trong khi xé xác anh em mình bằng nhiều cách ác độc và nhẫn tâm? (Maximus
thành Turin, Sermones, 18, trích trong Tessore, Ăn chay, 58)
Cuối cùng, chúng ta nên ăn chay vì một lý do khi
làm bất cứ điều gì: Làm đẹp lòng Chúa. Những hy sinh của chúng ta, miễn là
chúng thực hiện vì Ngài, hãy tôn vinh Ngài bằng cách chứng tỏ rằng chúng ta tổ
chức cuộc sống của mình xung quanh thực tại của Thiên Chúa Ba Ngôi, chứ không phải
các vị thần của khoái lạc, quyền lực và sự thỏa mãn thế gian. Như chúng ta đã biết,
ăn chay là cách thức ưu việt trong số những hy sinh được các Kitô hữu thực hành
và được Giáo Hội thực thi ngay từ đầu.
Nhưng ăn chay cũng có những lợi ích khác, giống
như bất kỳ việc lành nào. Các nhà tư tưởng giỏi nhất, ít ra là Aristotle, đã
nhận ra đức hạnh được phát triển bằng cách hình thành những thói quen tốt – và
từ bỏ những thói quen xấu. Nhiều thói quen khắc cốt ghi tâm nhất của chúng ta liên
quan những hành động thiết yếu đối với cuộc sống, đặc biệt là ăn uống. Chúng ta
quen với một số ẩm thực tại một số thời điểm nhất định và có thể rất khó hình
dung việc hình thành các thói quen khác với các thói quen mà chúng ta đã quen.
Các thói quen này có thể tốt hoặc xấu, giống như
bất kỳ thói quen nào khác, nhưng ít nhất ở nước Mỹ, công bằng mà nói rằng có
rất nhiều thói quen ăn uống không quá tuyệt vời. Nhịn ăn, đặc biệt là hằng tuần
và thậm chí rất nhẹ, có thể là cách để hình thành thói quen tốt và làm suy yếu các
thói quen xấu. Dành ra những ngày để hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm cụ thể
vào những thời điểm cụ thể buộc chúng ta phải suy nghĩ (và cầu nguyện) về những
gì chúng ta ăn. Sự chu đáo về một thứ gì đó cơ bản như thức ăn là cách rèn
luyện tốt cho sự chu đáo về các khía cạnh khác trong cuộc sống của chúng ta.
Khi tự hỏi liệu thói quen ăn uống của chúng ta có tôn vinh Thiên Chúa hay
không, chúng ta có thể được nhắc nhở để hỏi xem các thói quen khác của chúng ta
có tôn vinh Ngài hay không.
Do đó, ăn chay cũng có thể rèn luyện ý chí.
Không có cảm giác nào nguyên sơ hơn cảm giác thèm ăn khi chúng ta đói. Có một
lý do mà Giáo Hội sử dụng cách nói “thèm ăn” như một từ đồng nghĩa với từ ngữ “ham
muốn.” Tự huấn luyện mình để chịu đựng sự thôi thúc này vì lợi ích cao hơn, cụ
thể là vì Chúa, dạy chúng ta đặt chúng vào đúng vị trí của chúng – cụ thể là
dưới sự kiểm soát của lý trí của chúng ta. Điều này mang lại kết quả trong các
khía cạnh khác của cuộc sống của chúng ta khi sự thèm muốn của chúng ta cố gắng
nắm lấy dây cương, nhất là vấn đề tình dục.
Một số lý do xấu để ăn chay là gì? Đã được
gợi ý trước đó, nhưng tất cả đều liên quan việc nhịn ăn để đạt được ích lợi thế
gian hơn là ích lợi tâm linh. “Nhịn ăn” để có được thân hình hấp dẫn cho mùa đi
biển không là ăn chay, mà chỉ là ăn kiêng. Thực tế là ăn chay đúng cách có thể
có những lợi ích phụ cho sức khỏe của chúng ta, chứng tỏ Thiên Chúa muốn tốt
cho chúng ta về thể xác và linh hồn như thế nào. Nhưng giảm cân không phải là
lý do chính để ăn chay vào các ngày Thứ Sáu. Hãy thật lòng tôn vinh Chúa bằng
cách tưởng niệm cuộc Khổ Nạn và Sự Chết của Ngài.
Ngoài ra, như Thánh Maximus đã chỉ ra ở trên,
nếu chúng ta trở nên khốn khổ và thô lỗ khi ăn ít thức ăn hơn, thì chúng ta sẽ chưa
thực sự ăn chay. Ăn chay thực sự liên quan đến việc trở về với Thiên Chúa và
tránh xa những ham muốn, kể cả những khao khát tức giận, ghen tị, v.v... Nếu
việc nhịn ăn dẫn đến các cuộc đấu tranh tinh thần ở nơi khác, thì chúng ta cần
phải đối mặt với những cuộc đấu tranh đó – và có lẽ điều chỉnh việc nhịn ăn để không
gây hại nhiều hơn là có lợi cho bản thân và những người xung quanh.
Cuối cùng, như đã nói ở phần đầu, ăn chay
phải vui vẻ. Khi chúng ta không cho bản thân thỏa mãn trần tục để hướng tới điều
tốt đẹp hơn ở trên trời, chúng ta làm cho thực tại của Chúa Ba Ngôi hiển hiện
trong cuộc sống của mình. Bằng cách cung cấp nguồn cảm hứng cho những bữa ăn
đơn giản và đẹp mắt cho những lúc ăn chay, cuốn sách này sẽ truyền cảm hứng cho
chúng ta để việc ăn chay trở thành một phần thường xuyên trong đời sống tâm
linh của chúng ta.
SCOTT HAHN
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Chiều Thứ Ba “Béo” – 2022
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment