Còn kẻ sống liều vẫn cứ ung dung
Đó là chuyện của đời thường
Mọi chuyện rõ ràng, đạo cũng vậy thôi
Hy sinh là chuyện tuyệt vời
Nhịn thì ắt nhục, vẫn cười thứ tha
Nhân danh Thiên Chúa, Phê-rô cũng làm
Một lần người nọ đứng lên tức thì [1]
Nhân danh Đức Chúa Giê-su
Lần hai cũng vậy, Ê-nê khỏi liền [2]
Vẫn còn nhớ đó, chẳng phiền chi đâu
Cho đi, không phải ít – nhiều
Ít – nhiều, nhiều – ít, Chúa đâu xét gì
Chúa quan trọng một vấn đề
Yêu thương chân thật, cứ cho thật lòng
[1] Cv 3:6 – “Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nadarét, anh đứng dậy mà đi!”
[2] Cv 9:34 – “Anh Ênê, Đức Giêsu Kitô chữa anh khỏi. Anh hãy đứng dậy và tự dọn giường lấy.”
Ô NHIỄM ÂM THANH
“Hãy dẹp bỏ tiếng hát om sòm của ngươi, ta
không muốn nghe tiếng đàn của ngươi nữa.” (Am 5:23)
Câu Kinh Thánh này từ ngàn xưa, chắc chắn
không liên quan vấn đề hát karaoke ngày nay. Tuy nhiên, có thể dựa vào ý tưởng
trách mắng đó mà suy nghĩ và nhìn lại “phong cách” của mình.
Người ta nói: “Hát hay không bằng hay hát.” Đúng vậy! Nhưng đừng lấy câu đó mà
biện hộ cho sự tồi tệ của mình. Câu nói đó có ý tích cực, khuyến khích hát cho
vui, đừng mặc cảm hoặc mắc cỡ. Tất nhiên giọng hát cũng phải nghe “lọt lỗ tai”
một chút, mặc dù không hay như ca sĩ – mà thật ra có những ca sĩ hát nghe cũng
“ghê” thấy mồ đi chứ hay ho gì!
Cứ tối đến là nơi này, nơi nọ “râm ran” những
“tiếng lạ” phát ra từ những chiếc loa mở hết công suất. Những người “vô tội”
không chỉ bị tra tấn về âm thanh mà còn bị hành hạ bởi những “giọng ca quái
đản.” Hát dở cũng còn “đỡ tủi,” đàng này hát quá tệ, ngang hơn cua bò. Sai nhịp
thì chẳng đáng nói chi, mà vì cao độ không được nốt nào, phải chi cứ đọc theo
lời có lẽ còn “nghe được” hơn là rướn cổ ra mà… hét – không phải là “hát” nữa.
Có những đoạn không biết hát thế nào thì họ “sáng tác” giai điệu luôn. Ôi chao,
họ thật “đa tài” quá chừng!
Đáng lẽ “ca hát MÁT tai” thì lại là “ca hát
RÁT tai.” Hát là hành động tốt nhưng người hát cứ tưởng mình hát như RÓT vào
tai người khác mà thật ra là hát như ĐỤC vào tai người khác, làm hư tai những
người “vô tội” phải chịu đựng khi nghe họ hát. Khổ thật!
Ai có thân nhân “hát hay” kiểu cua bò thì
cũng nên đề nghị họ đừng “biểu diễn” nữa, đừng làm khổ hàng xóm nữa. Hãy khuyên
họ can đảm chấp nhận thực tế về khả năng ca hát của họ mà “tha thứ” cho hàng
xóm, trả lại sự an lành cho hàng xóm. Đó cũng là “làm phúc” vậy!
Sự thật mất lòng, nhưng dám chấp nhận sự thật
đó mới có thể sống tốt hơn, không “làm khổ” người khác, đừng tra tấn nhau bằng
âm thanh nữa!
TRẦM THIÊN THU
QUẢNG CÁO LÀ LỪA ĐẢO
Quảng cáo là một dạng “nổ,” là “phịa,” là “nói phét,” và lừa đảo mà thôi. Chắc hẳn ai cũng biết như vậy. Thế đó, người ta nói “đời là thế.” Biết vậy, nhưng đó là điều KHẢ DĨ CHẤP NHẬN hay “bị” chấp nhận vì “miễn cưỡng”? Chúng ta có nên theo “Sự ĐỜI” hay không?
Có lẽ – và chắc chắn – KHÔNG ai có thể chịu nổi cảnh KHỦNG BỐ TIN NHẮN của MobiFone nữa. Thực sự QUÁ BỰC MÌNH với dạng tin nhắn này! Thậm chí tôi coi đó là dạng MẤT DẠY! Tôi gọi đó là “khủng bố.”
Tại sao vậy chứ?
Khuyến mãi là chương trình “khuyến mua” (khác với khuyến maại – khuyên bán), nói chung là quảng cáo. Ô-kê (nghĩa là đồng ý), tức là chấp nhận, không phiền toái gì. Nhưng cái kiểu “quảng cáo” của MobiFone thì tôi hoàn toàn phản đối, vì quá “làm phiền” người khác.
MobiFone có chương trình quảng cáo, đó là HỢP LÝ, vì “chương trình” nào cũng thế. Tôi không TRÁCH, nhưng tôi TRÁCH là MobiFone “làm phiền” người ta quá mức.
Tôi là người đã từng cảm thấy “phiền” vì chương trình quảng cáo 92… của MobiFone. Và tôi NHẮN TIN tin chối. OK. ỔN. Tôi không PHIỀN vì tin nhắn “ma quỷ” này nữa.
NHƯNG (chữ HOA chứ không “thường”), MobiFone tiếp tục KHỦNG BỐ tôi bằng các “chiêu thức” MẤT DẠY hơn. Tôi dùng lại chữ “mất dạy” vì quá “bức xúc.”
Đó là chương trình QUẢNG CÁO 555. Không cho người ta “từ chối” nghĩa là bắt người ta nhận. Vậy là ÍCH KỶ, ích kỷ tức là MẤT DẠY – nghĩa là còn dở hơn người Vô Giáo Dục!
Khuyến mại hay khuyến mãi là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Thuật ngữ này được ghi là “khuyến mại” và đã được dùng quen thuộc trong các văn bản cũng như nhiều hoạt động quảng bá của các công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo nghĩa chính xác của từ Hán Việt, hoạt động này phải được gọi là “khuyến mãi.” Vì theo nghĩa Hán Việt: MẠI (賣) là bán, MÃI (買) là mua. Do đó, chúng ta thường nghe nói với các cụm từ: Tư sản mại bản, mại dâm, mãi lộ,…
Như vậy, nghĩa ban đầu của “khuyến mãi” vốn là khuyến khích nhân viên tiếp thị (chẳng hạn bằng tiền thưởng) của chính doanh nghiệp mình thúc đẩy việc tiếp thị để tiêu thụ hàng hoá. “Khuyến mại” có nghĩa trái ngược với “khuyến mãi.” Khuyến mãi mới mang nghĩa thực như định nghĩa nêu trên đây.
Lúc 16:41 ngày 3-7-2013, một người tên PHƯƠNG gọi từ tổng đài 18001090 (với giọng lịch sự của Người-Quảng-Cáo), “quảng cáo” về chương trình 2D – tôi chẳng hiểu gì sau khi cô tiếp thị này nói “tràng giang đại hải.” Thậm chí tôi còn nói với “nhân viên” này rằng TÔI RẤT BỰC MÌNH VỚi “CHIÊU THỨC” CỦA QÚY VỊ rồi đấy! Người này “xin lỗi” 2 lần, và rồi “đâu lại vào đó.” Vô ích!
Lúc 13 giờ 42, tôi nhận tin nhắn (nguyên văn và cách viết – HOA và thường: Chỉ 1 SMS! Soan DK gui 555 mien phi & tang so diem XXX cho GIAI DAC BIET 300.000.000 dong cua MobiFone ngay mai & kich hoat diem cho 5.000.000 dong hom nay! [người viết chú thích: Đây là “tin nhắn” điển hình thôi].
Khoảng nửa tháng nay tôi thường bị “khủng bố” tin nhắn như vậy!
Lại nữa: Ngay mai la ngay cuoi cua chuong trinh Sinh Nhat Vang, 0908277511! Soan DK GUI 555 MIEN PHI & tang so doi trung GIAI DAC BIET ** 300.000.000 **! (Tin nhắn này gởi lúc 10:22:42 ngày 7-7-2013)
Nói chung, quảng cáo là một “loại hình” quảng bá sản phẩm của mình, tôi chấp nhận. Nhưng kiểu quảng cáo của MobiFone hiện nay, dạng “khủng bố tin nhắn” thì tôi HOÀN TOÀN PHẢN ĐỐI!
Mong sao các NHÀ CHỨC TRÁCH PHẢI “nghiêm túc” thực hiện, càng sớm càng KHỎI PHIỀN người dân! Đừng LẠM DỤNG quá mức!!!
TRẦM THIÊN THU
3:31 ngày 07-07-2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment