Giáo lý giải thích cách mà
mầu nhiệm Chúa Kitô phong phú đến mức khó có thể tin rằng mầu nhiệm đó không
thể cạn kiệt bởi sự thể hiện trong bất kỳ truyền thống phụng vụ nào.
Nếu bạn hỏi về các “loại”
khác nhau của Công giáo, câu trả lời đầu tiên là CHỈ CÓ MỘT LOẠI CÔNG GIÁO. Điều
này đề cập niềm tin trung tâm của Giáo hội Công giáo như được thể hiện trong
Giáo lý của Giáo hội Công giáo – Giáo lý Công giáo (GLCG).
Giáo hội là một: tin kính
một Thiên Chúa, tuyên xưng một Đức Tin, được sinh ra từ một Phép Rửa, tạo thành
một Nhiệm Thể, được một Thần Khí ban cho sự sống, vì một niềm hy vọng. (x. Ep
4:3-5) Với sự viên mãn đó, tất cả mọi sự phân chia sẽ được khắc phục. (GLCG
866)
Đồng thời, Giáo hội cũng
đã thúc đẩy hệ thống tín ngưỡng này trong bối cảnh đa dạng các truyền thống
phụng vụ được sinh ra từ các cộng đồng đặc biệt ở Âu Châu và Trung Đông.
Giáo lý giải thích cách mà
“mầu nhiệm Đức Kitô rất phong phú đến mức không thể cạn kiệt bởi sự biểu hiện
trong bất kỳ truyền thống phụng vụ nào. (GLCG 1201) Điều này đã dẫn đến sự đa
dạng phụng vụ cổ xưa như Giáo hội thời sơ khai.
Khi các Kitô hữu ngày xưa bắt
đầu quy tụ với nhau, họ đã làm như vậy trong ba cộng đồng riêng biệt: Rôma,
Antioch và Alexandria. Đức tin Công giáo được dạy giống nhau ở mỗi địa điểm
này, nhưng biểu hiện phụng vụ của đức tin đó có khác nhau.
Theo dòng thời gian, các
cộng đồng Kitô giáo này đã mở rộng ra nhiều địa điểm hơn và sau đó các cách thể
hiện phụng vụ mới được phát triển. Cho tới ngày nay, có 24 “Giáo hội” chính yếu
trong Giáo hội Công giáo, mỗi Giáo hội đó có truyền thống riêng được truyền qua
nhiều thế kỷ.
Giáo lý giải thích rằng
không phải tất cả các biểu hiện phụng vụ đều được chấp nhận, và có những tiêu
chí cụ thể được đặt ra. Tiêu chí đó bảo đảm sự hiệp nhất giữa sự đa dạng của
các truyền thống phụng vụ là trung thành với Tông Truyền, tức là sự hiệp thông
trong đức tin và các bí tích nhận được từ các tông đồ, một sự hiệp thông vừa
được thể hiện vừa được bảo đảm bởi sự kế vị tông đồ. (GLCG 1209)
Như vậy, sự đa dạng trong
Giáo hội Công giáo khá đáng chú ý và cho phép các cộng đồng địa phương đưa sứ
điệp của Chúa Giêsu Kitô vào văn hóa của chính họ.
Để đưa ra một tổng quan ngắn gọn, đây là danh
sách 24 “loại” Công giáo khác nhau, theo ba cộng đồng cổ xưa mà họ phát triển.
1. RÔMA
❖ Nghi lễ La-tinh
+ Giáo hội Công giáo La-tinh – hoặc Rôma.
2. ALEXANDRIA
❖ Nghi Lễ Alexandria
+ Giáo hội Công giáo Copt.
+ Giáo hội Công giáo Eritrea.
+ Giáo hội Công giáo Ethiopia.
3. ANTIOCH
❖ Tây Syria –
hoặc Antioch
+ Giáo hội Công giáo Maronite.
+ Giáo hội Công giáo Syria.
+ Giáo hội Công giáo Syria Malankara.
❖ Nghi Lễ Armenia
+ Giáo hội Công giáo Armenia.
❖ Nghi lễ
Đông Syria – hoặc Chaldea
+ Giáo hội Công giáo Chaldea.
+ Giáo hội Công giáo Syria Malabar.
❖ Nghi Lễ Constantinople
– hoặc Byzantine
+ Giáo hội Công giáo Albani.
+ Giáo hội Công giáo Belarus.
+ Giáo hội Công giáo Hy Lạp Bulgari.
+ Giáo hội Công giáo Byzantine tại Croatia, Serbia
và Montenegro – hoặc Giáo hội Công giáo Križevci.
+ Giáo hội Công giáo Byzantine Hy Lạp.
+ Giáo hội Công giáo Hy Lạp Hungari.
+ Giáo hội Công giáo Ý Albani.
+ Giáo hội Công giáo Macedonia.
+ Giáo hội Công giáo Hy Lạp Melkite.
+ Giáo hội Công giáo Romani.
+ Giáo hội Công giáo Nga.
+ Giáo hội Công giáo Ruthenia – hoặc Giáo hội
Công giáo Byzantine tại Mỹ.
+ Giáo hội Công giáo Slovak.
+ Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment