Thánh Tâm và Thánh Thể không thể tách rời
nhau, bởi vì Đức Giêsu Kitô chỉ là một – Đấng từ trời xuống, hóa thành nhục
thể, chịu chết để cứu độ nhân loại và đã phục sinh vinh hiển. Ngài là Đấng Cứu
Độ duy nhất, ai không đi qua Con Đường Giêsu thì không thể đến với Chúa Cha: “Chính
Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không
qua Thầy.” (Ga 14:6)
Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày kính nhớ Chúa
Giêsu chịu chết, hành động được chú ý là một người lính đã lấy lưỡi giáo đâm
vào Trái Tim Chúa, tức thì “máu cùng nước chảy ra” cho đến giọt cuối cùng. (Ga
19:34) Tháng Sáu được Giáo hội Công giáo dành để biệt kính Thánh Tâm Chúa
Giêsu, nơi phát xuất Tình Yêu cao cả và tuôn trào mạch Thương Xót bao la của
Thiên Chúa. Đặc biệt Tháng Sáu có lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Nói đến Tim là nói đến Máu. Tim là trung tâm
bơm máu để nuôi sống cơ thể. Máu đông thì tim ngừng đập, tim ngừng đập thì sự
sống chấm dứt – nói theo ngôn từ bình dân và “khôi hài” thì là “ngủm củ tỏi,”
nói theo ngôn từ nhà đạo thì là “amen.”
Như vậy, sự sống vô cùng cần thiết, thế nên
người ta tìm mọi cách để kéo dài sự sống, dù chỉ thoi thóp. Thiên Chúa là sự
sống nên Ngài yêu quý sự sống, Ngài đã nói về Người Tôi Trung: “Cây lau bị
giập, nó không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi.” (Is
42:3) Và để duy trì sự sống, người ta đã và đang tìm mọi cách để có thể kéo dài
sự sống càng nhiều càng tốt.
1. THÁNH TÂM
Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu có từ thế
kỷ XI, nhưng mãi đến thế kỷ XVI thì việc sùng kính này vẫn chỉ là riêng tư,
thường gắn liền với lòng sùng kính Năm Dấu Thánh của Chúa Giêsu. Lễ Thánh Tâm
Chúa Giêsu đầu tiên được cử hành vào ngày 31-08-1670 tại Rennes, Pháp quốc, nhờ
nỗ lực của Thánh Gioan Eudes (1602-1680) – ngài cũng là người thúc đẩy lòng
sùng kính Mẫu Tâm Maria (Trái tim Vẹn sạch Đức Mẹ).
Từ Rennes, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa
Giêsu lan truyền đi nhiều nơi, nhưng đến khi có thị kiến của Thánh nữ Margaret
Mary Alacoque (1647-1690), lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu mới lan rộng
toàn cầu.
Trong những lần thị kiến, Chúa Giêsu hiện ra
với Thánh nữ Margaret Mary Alacoque, Thánh Tâm Chúa Giêsu giữ vai trò chính.
Lần hiện ra quan trọng xảy ra vào ngày 16-06-1675, trong tuần bát nhật lễ Mình
Máu Thánh Chúa (Corpus Christi), là nguồn gốc lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu ngày nay.
Trong lần thị kiến đó, Chúa Giêsu yêu cầu
Thánh nữ Margaret Mary Alacoque xin giáo quyền cử hành lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu
vào thứ Sáu sau lễ Mình Máu Thánh Chúa, để đền bù sự vô ơn bạc nghĩa của loài
người đối với sự hy sinh cao cả của Chúa Giêsu. Thánh Tâm Chúa Giêsu là hiện
thân không chỉ về trái tim về thể lý mà còn là tình yêu thương dành cho nhân
loại.
Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu khá phổ
biến sau khi thánh nữ Margaret Mary Alacoque qua đời năm 1690, nhưng vì Giáo
hội lúc đó còn nghi ngờ giá trị thị kiến đích thực của thánh nữ, nên mãi đến
năm 1765 lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu mới được cử hành chính thức tại Pháp quốc. Gần
100 năm sau, năm 1856, ĐGH Piô IX mới mở rộng biên độ mừng kính lễ Thánh Tâm
Chúa Giêsu trên toàn cầu theo yêu cầu của các giám mục Pháp.
Theo yêu cầu của Chúa Giêsu, lễ Thánh Tâm
Chúa Giêsu được cử hành trọng thể vào thứ Sáu trong tuần bát nhật lễ Mình Máu
Thánh Chúa, hoặc 19 ngày sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Thánh Thể và Thánh
Tâm tuy hai mà một, vì đều là Tình yêu của Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương nhân
loại tội lỗi đến cùng đến nỗi chết thảm thương trên Thập Giá.
Thiên Chúa si tình đến nỗi Ngài phải thốt
lên: “Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi.” (Hs 11:8) Nếu con mắt
là “cửa sổ tâm hồn” thì trái tim là “căn phòng tình yêu.” Chúng ta có công
thức: Thánh Tâm Chúa Giêsu = Tình Yêu Thương + Lòng Thương Xót + Ơn Cứu Độ.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin thương xót
chúng con, xin giúp chúng con biết yêu cuồng si như Ngài – kính yêu Chúa và mến
yêu mọi người, để chúng con là những phiên khúc yêu thương hòa điệu với Trường
Ca Tình Yêu Thiên Chúa. Ngài là Đấng hằng sinh và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha,
hiệp nhất với Thiên Chúa Thánh Thần, đến muôn thuở muôn đời. Amen.
2. THÁNH THỂ
Theo tiếng Hy Lạp, Thánh Danh “Giêsu” được
viết là ιησους – chuyển ngữ thành ihsous và phát âm là iēsous. Đây là cách viết
của Thánh Danh Giêsu được ghi trong cả bốn Phúc Âm. Theo tiếng Do Thái, Thánh
Danh “Giêsu” được viết là ישוע – chuyển ngữ thành yeshu‘a và phát âm là yeshūa.
Cuối cùng, theo tiếng Latin, Thánh Danh
“Giêsu” được viết là Iesus – tiếng Anh là Jesus, tiếng Pháp là Jésus, vì mẫu tự
“j” thường thay thế cho mẫu tự “i” khi đứng ở đầu chữ (kể cả khi ở giữa các
nguyên âm).
Chữ HIS (hoặc JHS) được Latin hóa chữ ιησους
của tiếng Hy Lạp – viết hoa là ΙΗΣΟΥΣ hoặc IHSOUS theo tiếng Latin. Biểu tượng
X-P (chữ X và P lồng vào nhau) là các mẫu tự Hy Lạp dùng cho chữ Kitô (ngày xưa
gọi là Ki-ri-xi-tô), tiếng Hy Lạp viết là χριστος (Christos) – XPistos.
HIS là
Iesus Hominum Salvator – Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ Nhân Loại. Chữ “biểu tượng” HIS
phổ biến đến nỗi không lạ gì khi thấy trong tiếng Latin, chữ Iesus bị viết lộn
là IheSus – mẫu tự H được thêm vào, mặc dù mẫu tự H trong tiếng Hy Lạp tương
đương mẫu tự E trong tiếng Latin.
Chữ viết tắt HIS xuất hiện từ thế kỷ VIII:
“DN HIS CHS REX REGNANTIUM.” Ba chữ đầu được viết tắt từ câu “DomiNus IheSus CHristuS”
– “Chúa Giêsu Kitô là Vua các vua.” IC và XC hoặc HIS và XPS là vết tắt của chữ
Iesous Christos. Chân phước Gioan Colombini (qua đời năm 1367) thường viết chữ
này trước ngực.
Mặc dù không đúng theo lịch sử nhưng không có
gì sai khi coi “dấu hiệu” này là bằng chứng về sự thật rằng không có danh xưng
nào được trao cho con người để chúng ta được cứu độ: “Ngoài Người ra, không
ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được
ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.” (Cv
4:12) Chắc chắn rằng chỉ có Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ, không có ân sủng của
Ngài thì chúng ta không thể làm được gì để đạt được sự sống đời đời.
Người ta thêm mẫu tự V (hình ba dấu đinh) vào
chữ HIS thành IHSV. Dạng này được Thánh Inhaxiô dùng làm biểu tượng của các tu
sĩ Dòng Tên. IHSV viết tắt câu “In Hoc Signo Vinces” (Nhờ dấu này sẽ chiến
thắng), và được coi là ám chỉ chiến thắng mà Hoàng đế Constantine đã đánh bại Maxentius
tại cầu Milvian ngày 28 tháng 10 năm 312.
Trước khi chiến đấu, Hoàng đế đã thấy dấu này
trên trời (có thể là X-P, biểu tượng của Đức Kitô) và nghe nói câu này: εν τουτω
νικα – tiếng Hy Lạp nghĩa là “In Hoc Signo Vinces – Nhờ dấu này sẽ chiến thắng.”
Câu này được dịch sang tiếng Latin, và người ta thấy rằng các mẫu tự đầu của
mỗi chữ ghép lại thành IHSV. Thật là kỳ diệu vô cùng!
Nhân Danh Đức Giêsu Kitô, chúng ta sẽ chiến
thắng mọi kẻ thù – chính kẻ thù cuối cùng là Tử Thần (sự chết) cũng sẽ bị tiêu
diệt. Chúa Giêsu đã chứng minh điều đó khi Ngài từ cõi chết sống lại. Alleluia!
Lạy Chúa, xin thương xót và tha thứ chúng
con, xin biến đổi chúng con nên mới thực sự để chúng con hiểu được tình yêu
Chúa và chỉ yêu Chúa mà thôi. Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu đổ tràn Hồng Ân
Thương Xót trên chúng con, hôm nay và mãi mãi. Vì Bửu Huyết của Chúa Giêsu, xin
tha thứ tội lỗi chúng con và cứu độ toàn thế giới. Amen.
TRẦM THIÊN THU
[Đăng báo ĐMHCG, số 406, tháng 06-2020, Dòng
Chúa Cứu Thế xuất bản tại Hoa Kỳ]
✽ Thư Tình Thánh Tâm Chúa Giêsu
https://tramthienthu.blogspot.com/2020/06/thu-tinh-thanh-tam-chua-giesu.html
✽ Tuần Cửu Nhật Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu
https://tramthienthu.blogspot.com/2014/06/thanh-tam-chua-giesu.html
✽ Mặc Khải Thánh Tâm – https://tramthienthu.blogspot.com/2019/06/mac-khai-thanh-tam-chua.html
✽ Chuyện Tháng Sáu – https://tramthienthu.blogspot.com/2018/05/chuyen-thang-sau.html
https://tramthienthu.blogspot.com/2020/06/thu-tinh-thanh-tam-chua-giesu.html
✽ Tuần Cửu Nhật Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu
https://tramthienthu.blogspot.com/2014/06/thanh-tam-chua-giesu.html
✽ Mặc Khải Thánh Tâm – https://tramthienthu.blogspot.com/2019/06/mac-khai-thanh-tam-chua.html
✽ Chuyện Tháng Sáu – https://tramthienthu.blogspot.com/2018/05/chuyen-thang-sau.html
✽ Vấn Đề Tháng Sáu – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/05/van-e-thang-sau.html
✽ TT Chúa Giêsu & Người Công Giáo
https://tramthienthu.blogspot.com/2016/05/thanh-tam-chua-giesu-va-nguoi-cong-giao.html
✽ Tìm Hiểu TT Chúa – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/05/tim-hieu-thanh-tam-chua-giesu.html
✽ Thánh Tâm & Mẫu Tâm
https://tramthienthu.blogspot.com/2018/11/thanh-tam-chua-giesu-va-mau-tam-vo-nhiem.html
✽ TT Chúa Giêsu & Người Công Giáo
https://tramthienthu.blogspot.com/2016/05/thanh-tam-chua-giesu-va-nguoi-cong-giao.html
✽ Thánh Tâm & Mẫu Tâm
https://tramthienthu.blogspot.com/2018/11/thanh-tam-chua-giesu-va-mau-tam-vo-nhiem.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment