Có thể lầm lẫn vì có nhiều Hêrôđê khác nhau
cai trị miền Giuđê. Hêrôđê là tên thường được biết đến có liên quan vụ “sát
hại các trẻ em vô tội” xảy ra sau khi Chúa Giêsu giáng sinh. Tuy nhiên, Hêrôđê sau đó được nhắc lại trong các Phúc Âm và các thư của Tân Ước.
Hêrôđê thứ nhất trong cuộc đời Chúa Giê-su được
các học giả coi là “Hêrôđê Cả” cai trị những năm 37-34 trước Công Nguyên. Đa số
các sử gia xác định Chúa Giêsu giáng sinh trong khoảng năm 6 và năm 4 trước Công
Nguyên, trùng khớp với thời gian cai trị của Hêrôđê này.
Chính Hêrôđê này đã ra lệnh giết các trẻ em
vô tội được đề cập trong Mt 2:16, và là lý do mà Đức Thánh Giuse được thiên thần
báo tin đưa Hài Nhi và Đức Mẹ trốn sang Ai Cập.
Sau khi Hêrôđê này chết, một Hêrôđê mới lên
ngôi cai trị trong thời thơ ấu của Chúa Giêsu, các sử gia xác định đó là Hêrôđê
Áckhêlao. Lúc đó Đức Thánh Giuse được tin trở lại Israel, nhưng Hêrôđê này
không tốt lắm nên Đức Thánh Giuse được báo tin là đi tới Giuđê. (Mt 2:22)
Từ đó trở đi, có các Hêrôđê khác được đề
cập trong Tân Ước. Hội Khảo Cổ Kinh Thánh (Biblical Archeological Society) có
gia phả dòng dõi Hêrôđê giúp chúng ta xác định Hêrôđê nào được đề cập trong
Kinh Thánh.
Đây là một số điều thú vị đáng lưu ý và cần
biết:
1. Hêrôđê Cả, khởi đầu vương triều, đã muốn
giết Hài Nhi Giêsu bằng cách sát hại các trẻ thơ tại Bê-lem.
2. Hêrôđê Philípphê, chồng trước của Hêrôđia, không là người cai trị.
3. Hêrôđia bỏ Hêrôđê Philípphê để
lấy Hêrôđê Antipát, thuộc vùng Tứ Đầu Chế (có bốn người cùng cai quản)
của Galilê và Pêrêa.
4. Gioan Tẩy Giả “sửa lưng” Antipát về
việc lăng nhăng và lấy luôn chị dâu Hêrôđia, trong khi anh mình còn sống – trái
luật Môsê.
5. Salômê múa cho Hêrôđê Antipát xem, Hêrôđia
đạo diễn và bảo xin cái đầu của Gio-an Tẩy Giả. Sau đó, ả lấy luôn ông chú Philípphê.
6. Hêrôđê Antipát, Tứ Đầu Chế của Galilê
và Pêrêa (khoảng năm 4 trước Công Nguyên tới năm 39 sau Công Nguyên), là chú và
chồng thứ hai của Hêrôđia. Sau khi xem vũ điệu của Salômê và lời hứa
ngông cuồng, ông ta cho chém đầu Gioan Tẩy Giả. Và rồi sau đó, chính ông ta lại
xét xử Chúa Giêsu.
7. Hêrôđê Áckhêlao, tổng trấn Giuđê, Samaria
và Iđumêa (khoảng năm 4 trước Công Nguyên tới năm 6 sau Công Nguyên), được
thay thế bằng các quan tổng trấn Rôma, trong đó có Phongxiô Philatô (khoảng
năm 26-36 Công Nguyên).
8. Philípphê là người Tứ Đầu Chế của các
lãnh địa miền Bắc (khoảng năm 4 trước Công Nguyên tới năm 34 sau Công Nguyên) và
lấy Salômê, con gái của Hêrôđia, và cũng là cháu của ông.
9. Vua Hêrôđê Agríppa I (khoảng năm 37-44
sau Công Nguyên) xử tử Giacôbê, con trai của Dêbêđê, và bỏ tù Phêrô, rồi
Phêrô được thiên thần đưa ra khỏi ngục.
10. Sau hai lần góa chồng, Bêrênixê bỏ người
chồng thứ ba để ở với người anh là Agríppa II (người ta đồn là yêu nhau) khi
Phaolô bị xét xử.
11. Vua Hêrôđê Agríppa II (khoảng năm 50
tới năm 93 sau Công Nguyên) được bổ nhiệm để nghe lời biện hộ của Phaolô.
12. Antôniô Phêlích, người đại diện Rôma
kiểm soát vùng Giuđê (khoảng năm 52 tới năm 59 sau Công Nguyên), Phaolô xét xử
và bị tù 2 năm, tới khi có người đại diện mới là Pócxiô Phéttô (khoảng năm 60
tới năm 62 sau Công Nguyên), và Phaolô kháng án lên Xêda.
13. Drusila bỏ người chồng thứ nhất để lấy
Phêlích, tổng trấn Rôma.
TRẦM THIÊN THU (theo CatholicExchange.com và BiblicalArchaeology.org)
Miền Giáng Sinh – 2019
LỜI CẦU BÌNH AN
Đau khổ tơi bời đất nước Việt Nam
Chữ TÌNH nhờ có chữ TÂM
Tâm và Tình phải nối liền thành đôi
Việt Nam nhỏ bé lắm thôi
Mà sao đau khổ ngập đời nhân dân!
Hình cong chữ S rất mềm
Mà sao lại lắm gian nan thế này?
Người ta xấu xé đêm ngày
Dân lành phải sống đọa đày kiếp hoang
Cớ sao làm khổ Vua Hùng
Cớ sao phân rẽ Tiên – Rồng, người ơi!
Khấu đầu muôn lạy Chúa Trời
Xin thương xót phận những người Việt Nam
Khát khao được sống bình an
Cho vuông tròn cả chữ TÂM, chữ TÌNH
Lạy Thiên Chúa, Đấng chí linh
Việt Nam không muốn chiến tranh, thưa Ngài!
Chỉ mong thoát nỗi đắng cay
Để suốt đêm ngày phụng sự Chúa thôi
Xin thương, lạy Đức Chúa Trời!
Ban cho Nước Việt khoảng trời bình an
Xin ngăn tay kẻ xâm lăng
Lạy Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương Hòa Bình!
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment