Mà
nghe vang vọng âm âm bao lời
Tiếng
kêu, tiếng khóc, tiếng cười
Luyện
Hình thăm thẳm vực sâu
Khắc
khoải cung sầu, điệu lý đau thương
Một
ngày mà ngỡ ngàn trùng
Đêm
ngày khao khát, chờ mong Thiên Đàng
Khổ
vì xa cách vinh quang
Đau
vì chưa được tỏ tường Thánh Nhan
Cúi
xin Đức Mẹ từ nhân
Cầu
thay nguyện giúp cho hồn khổ đau
Xin
Thiên Chúa xót thương nhiều
Thời
gian giảm bớt, hồn mau về Trời
Được
đền tội, phúc đức rồi
Luyện
Hình – lời nhắc mọi người hôm nay
TRẦM THIÊN THU
Lễ Các Đẳng – 2019
ASPIRIN KỲ DIỆU
Tạp chí y khoa Lancet danh tiếng thế giới đã công
bố 3 bài tường trình kết quả khảo cứu của Giáo sư P. M. Rothwell và các cộng sự
thuộc Đại Học Oxford (Anh quốc) về việc dùng aspirin hàng ngày có thể ngăn ngừa
và điều trị nhiều chứng ung thư (UT).
Axít salicylic là thành phần chính của
aspirin, một phần trong biến dưỡng cơ thể con người và động vật – một phần từ
thức ăn, phần lớn do cơ thể biến chế.
Aspirin có khả năng chống tạo các “mảnh tế bào”
(platelets, thrombocytes) kết hợp trong huyết lưu bằng cách ngăn chặn sản sinh
chất thromboxane. Trong điều kiện bình thường, chất thromboxane kết hợp với các
“mảnh tế bào” tạo thành khối lớn trong máu. Nếu không có các “mảnh tế bào,” máu
sẽ không ngừng chảy ra từ vết thương, gây xuất huyết. Ngược lại, nếu các “mảnh
tế bào” kết hợp thành khối lớn sẽ làm tắc nghẽn huyết lưu. Như vậy, aspirin
giúp máu lưu thông nên được dùng thường xuyên với liều lượng nhỏ để giúp ngăn
ngừa đau tim, đột qụy và đông máu (huyết khối). Aspirin cũng giúp giảm nguy cơ
tái phát chứng đau tim và ngăn chặn tế bào tim mạch chết.
I. ASPIRIN VÀ UNG THƯ
Nhiều nghiên cứu cho thấy aspirin làm giảm
nhiều chứng UT. Trước đây, nghiên cứu cho thấy aspirin không hiệu quả trong
việc điều trị UT tiền liệt tuyến. Aspirin ảnh hưởng đối với UT lá lách chưa rõ
ràng. Nghiên cứu năm 2004 cho thấy aspirin làm tăng nguy cơ UT lá lách ở phụ
nữ, còn nghiên cứu năm 2006 thì thấy không liên quan gì giữa aspirin và UT lá
lách. Aspirin cho thấy hiệu quả làm giảm nguy cơ của vài chứng UT như UT đại
tràng, UT phổi, UT phần trên hệ tiêu hóa (từ họng tới tá tràng). Aspirin cũng
ngăn ngừa được nguy cơ adenocarcinomas (một loại UT ở các mô tuyến).
Năm 2009, nhóm nghiên cứu thuộc Đại Học Yale
và Iowa cho biết aspirin ngăn ngừa được UT gan. Cũng năm 2009, tường trình cho
biết những người có triệu chứng UT UT đường ruột nếu thường xuyên uống aspirin thì
ít có nguy cơ tử vong. Năm 2010, tạp chí Journal of Clinical Oncology cho biết rằng
aspirin có khả năng giảm tử vong ở các bệnh nhân UT vú.
Trong một nghiên cứu năm 2010, với 25.000
bệnh nhân tham gia, thực hiện tại ĐH Oxford (Anh) do GS Rothwell hướng dẫn cho
biết hàng ngày uống một liều nhỏ aspirin (75 mg) trong 4-8 năm có thể giảm tỷ
lệ tử vong 20% đối với mọi chứng UT, nếu uống trong 20 năm sẽ có hiệu quả lớn
hơn nữa. Riêng UT ruột có thể giảm tử vong 40%, UT phổi giảm 30%, UT tiền liệt tuyến
giảm 10%, UT thực quản giảm 60%. Riêng các chứng UT lá lách, UT dạ dày, UT não,
UT vú, UT noãn sào (buồng trứng) thì chưa có kết quả rõ ràng, còn đang nghiên
cứu. Nghiên cứu của ĐH Oxford cho biết thêm là aspirin làm tăng gấp đôi nguy cơ
chảy máu bên trong, rất hiếm (1/1000) ở tuổi trung niên, nhưng tăng đáng kể ở
tuổi ngoài 75.
Các nghiên cứu của họ trước đây chứng minh
rằng aspirin đã được khuyến cáo dùng làm giảm đau nhức và kháng viêm. Ngoài ra,
với lượng nhỏ (75 mg), aspirin được khuyến cáo dùng trị bệnh tim mạch, ngăn ngừa
tai biến đột qụy và đau tim.
Trong tường trình, kết luận từ 51 cuộc thử
nghiệm với 77.000 bệnh nhân, do GS Rothwell hướng dẫn, cho thấy việc dùng
aspirin hàng ngày với liều lượng nhỏ trong vòng 3-5 năm không những có thể ngăn
ngừa nhiều loại UT, mà còn ngăn ngừa UT lây lan khắp cơ thể. Theo tường trình
này, uống aspirin hàng ngày với liều lượng nhỏ (75mg–300mg) có thể giảm tỷ lệ
UT tới 25% chỉ sau 3 năm, và giảm tỷ lệ tử vong do UT tới 15% trong vòng 5 năm.
Nếu dùng với liều lượng hơn 300 mg, hiệu quả còn nhiều hơn và mau hơn. Nếu bệnh
nhân tiếp tục uống aspirin lâu dài, tỷ lệ tử vong giảm 37% sau 5 năm.
Với liều lượng nhỏ, aspirin ngăn chặn tế bào UT
lây lan đến các cơ phận khác, đặc biệt đối với UT ruột, có thể ngăn ngừa tới
50% trong một số trường hợp. Nói chung, cứ 5 bệnh nhân điều trị bằng aspirin
thì có 1 bệnh nhân ngăn ngừa được ung thư lây lan tới các cơ phận khác.
Cũng vậy, aspirin làm giảm nguy cơ đau tim và
tai biến, nhưng lại làm tăng nguy cơ xuất huyết. Tuy nhiên, chứng xuất huyết thường
thấy trong vài năm đầu điều trị bằng aspirin, nhưng sau đó giảm dần.
Đối với người khỏe mạnh bình thường, GS
Rothwell khuyên rằng điều quan trọng nhất để ngăn ngừa nguy cơ UT là không hút
thuốc, tập thể dục, áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Sau đó, aspirin sẽ
giúp ngăn ngừa UT, nhất là trong gia đình đã có người mắc UT đường ruột.
II. HIỆU QUẢ ASPIRIN
Trong y khoa, aspirin được dùng điều trị
nhiều chứng bệnh như cảm sốt, đau nhức, phong thấp, thấp khớp, viêm màng ngoài
tim và viêm mạch máu ở trẻ em. Aspirin cũng được dùng để ngăn ngừa tai biến đột
quỵ, đau tim, UT và ngăn ngừa chứng huyết áp cao ở thai phụ.
1. TRỊ ĐAU NHỨC – Aspirin dùng trị đau nhức, nhất
là sau khi nhổ răng hay giải phẫu nhẹ, kinh kỳ ở phụ nữ, nhưng không hiệu quả
để trị đau bắp thịt do vận động nặng. Aspirin với liều lượng cao rất hữu hiệu trong
việc hạ sốt và đau nhức khớp xương do phong thấp trong vòng 3 ngày và trị liệu
chấm dứt sau 1 hay 2 tuần lễ. Cũng rất hữu hiệu khi điều trị đau họng.
2. NHỨC ĐẦU – Aspirin rất hiệu quả để điều trị,
50-60% trường hợp nhức nửa đầu, 60-70% chứng nhức đầu do căng thẳng hoặc do mỏi
mệt.
3. TRỊ CẢM SỐT – Cả trăm năm nay, aspirin
được dùng để hạ nhiệt và trị nhức mỏi do cảm cúm thông thường. Cứ 1 gr aspirin
giảm thân nhiệt từ 39,0°C xuống 37,6°C sau 3 giờ, và sau 6 giờ thân nhiệt dưới
37,8°C.
4. NGĂN NGỪA ĐAU TIM VÀ ĐỘT QỤY – Hãy phân
biệt 2 trường hợp. Đối với bệnh nhân có triệu chứng bệnh tim mạch (như đau tim hoặc
đột qụy), uống aspirin hàng ngày với liều lượng nhỏ có thể ngăn ngừa 20% bệnh
tái phát, và giảm 10% nguy cơ tử vong. Ngày nay, các bác sĩ đều khuyên bệnh
nhân tim mạch hàng ngày dùng liều lượng nhỏ aspirin (75mg).
Đối với người khỏe mạnh bình thường, không có
hoặc chưa có triệu chứng, không có lợi nếu uống aspirin để ngừa bệnh, vì có thể
ngăn ngừa 10% bệnh tim mạch nhưng gia tăng nguy cơ xuất huyết nội tạng ở bao tử
và não.
5. SAU GIẢI PHẪU TIM – Động mạch vành đưa máu về
tim. Aspirin được khuyên dùng trong 6 tháng sau khi giải phẫu nối mạch máu với
ống mạch nhân tạo, hoặc nhiều năm sau khi ghép động mạch vành nhân tạo cho tim.
Sau khi ghép ống mạch nhân tạo, bệnh nhân có vấn đề tắc nghẽn dòng máu động
mạch cổ cũng được khuyên dùng aspirin. Sau khi giải phẫu ghép mạch máu nhân tạo
ở chân, aspirin cũng được khuyên dùng để giúp máu dễ lưu thông.
6. TRỊ TRẦM CẢM – Ở thân người bị trầm cảm lượng
cytokines cao. Aspirin làm giảm lượng cytokines nên cũng giúp giảm trầm cảm.
Trong một nghiên cứu kéo dài 10 năm trong số 386 phụ nữ có 22 người bị trầm cảm
sau 50 tuổi, 19 người không uống aspirin, 1 người uống aspirin. Số người còn
lại không có trầm cảm, 1/3 số này uống aspirin.
7. TRỊ MỤN – Bột aspirin trộn với nước thoa lên
da nơi có mụn, trong 2 phút, rồi rữa sạch. Mụn sẽ khô da và tróc vài ngày sau.
8. TRỊ GÀU – Nguyên do chính là một loại men
Pityroporum phát triển trên da đầu. Aspirin là một loại diệt nấm nhẹ nên trị
được gầu. Tán 2 viên aspirin rồi trộn với xà bông gội đầu (shampoo), thoa lên
da đầu trong 2 phút rồi gội sạch.
9. BỆNH NGỨA LỞ CHÂN – Aspirin cũng hữu hiệu
khi điều trị các chứng do nấm phát triển.
10. TRỊ CAO HUYẾT ÁP THAI KỲ – Bệnh này nguy hiểm
cho người mẹ và thai nhi. Nghiên cứu tường trình trên tạp chí Lancet, với 32.000
thai phụ tham gia, cho biết rằng hằng ngày uống aspirin thì ít có nguy cơ mắc chứng
này.
11. TRỊ VẾT CÔN TRÙNG CHÍCH – Ong, kiến và nhiều
loại côn trùng chích làm đau đớn, da mẩn đỏ, hãy uống aspirin hay thoa bột
aspirin hòa với nước lên chỗ chích. Aspirin rất hữu hiệu khi chữa bệnh zona,
lấy 2 viên aspirin tán nhỏ trộn với nước rồi đắp lên chỗ vết thương.
12. TRỊ MẤT TRÍ NHỚ – Có thể dùng aspirin để trị
bệnh Alzheimer. Nghiên cứu tại bang Utah (Hoa Kỳ), với hơn 3.000 người được thử
nghiệm, cho thấy rằng bệnh nhân giảm nguy cơ mất trí nhớ khoảng 23%.
LƯU Ý – Tác hại nguy hiểm của aspirin là làm
tăng xuất huyết nội. Nghiên cứu y học tại ĐH St. George (London, Anh quốc), với
hơn 100.000 người khỏe mạnh không có triệu chứng về tim mạch, cho thấy rằng aspirin
có cơ nguy tác hại. Hằng ngày trong 6 năm liên tục, 50% số người tham dự đã
uống aspirin thật, 50% dùng giả dược aspirin. Kết quả cho thấy aspirin làm giảm
nguy cơ bệnh tim mạch 10%, nhưng làm tăng 30% nguy cơ xuất huyết bao tử và não
bộ, có thể gây tử vong.
Kết quả nghiên cứu này khiến bệnh nhân lo sợ
khi điều trị bằng aspirin. Để giúp bệnh nhân an tâm, cơ quan chức năng y tế
khuyến cáo những ai có triệu chứng tim mạch (như đau tim và tai biến) cứ tiếp
tục uống aspirin hàng ngày. Theo hướng dẫn y tế cộng đồng ở Anh quốc năm 2005,
những người trên 50 tuổi có nguy cơ bệnh tim mạch như cao huyết áp thì nên uống
aspirin hằng ngày với liều lượng nhỏ. Ngoài ra, với liều lượng cao làm tăng độc
hại đối với gan của trẻ em. Cẩn tắc vô ưu!
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheLancet.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment