Prussia là đất nước Đức ở Bắc Âu, có quân đội
mạnh giữa thế kỷ 17 và 19. Sau Thế Chiến II, vùng đất này phân chia giữa Đức quốc,
Liên bang Soviet, và Ba Lan.
Năm 1870, vương quốc Prussia tiến hành chiến
tranh chống lại các vùng thuộc miền Đông của Pháp quốc và thắng nhiều trận, trong
đó có cuộc chiếm lĩnh Paris năm 1871. Đó là cuộc chiến khốc liệt, tổn thương rất
nhiều, và Âu châu bất ổn thêm. Có nhiều yếu tố khác góp phần vào việc kết thúc chiến
tranh, một yếu tố quan trọng là sự kiện Đức Mẹ hiện ra để bảo vệ một thành phố
của Pháp quốc mà đáng lẽ đã bị hủy diệt.
Ngày 17-01-1871, gần ngôi làng nhỏ Pontmain
(Pháp quốc), Cesar Barbadette với hai người con trai là Joseph và Eugène đang làm
công việc ở trang trại. Họ nhìn ra ngoài cửa sổ nhà kho và thấy điều kỳ lạ.
Một Bà sáng láng xuất hiện trên bầu trời, áo
màu xanh đậm lấp lánh những ánh sao. Các nữ tu tại một tu viện gần đó được gọi đến
cùng với linh mục xứ. Nhiều dân làng cũng tới cùng chứng kiến điều kỳ lạ.
Mọi người bắt đầu lần chuỗi Mân Côi, và họ thấy
một dải băng bên dưới chân Đức Mẹ có dòng chữ: “CÁC CON HÃY CẦU NGUYỆN, THIÊN CHÚA SẼ NGHE LỜI CẦU CỦA CÁC CON NGAY. CON
CỦA MẸ ĐANG CHỜ CÁC CON”.
Hạ bắt đầu hát bài “Mother of Hope” (Mẹ Hy Vọng).
Đức Mẹ liền tươi cười và cùng hát với họ. Đức Mẹ hiện ra khoảng 180 phút và kết
thúc lúc 21 giờ.
Ngay lúc đó, quân đội Prussia đang tiến vào
thành phố, chỉ còn xa vài dặm. Tuy nhiên, đoàn quân dùng lại vì họ cũng nhìn thấy
Đức Mẹ trên bầu trời. Tướng Von Schmidt ra lệnh rút quân và họ lui binh
ngay. Sáng hôm sau, tướng Schmidt cho biết:
“Chúng tôi không thể tiến xa hơn. Ở đàng kia, hướng Brittany, có một Bà ngăn bước
chúng tôi”.
Cuộc chiến kết thúc ngày 28-01-1871, sau 11 ngày
Paris đầu hàng. Lệnh đình chiến được ký kết ngay hôm đó.
Sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Pontmain được gọi
là “Đức Mẹ Hy Vọng” (Our Lady of Hope), cho thấy rằng lời cầu nguyện của những
người khiêm nhường có hiệu quả và có thể ngăn chặn chiến tranh và cuộc đổ máu.
PHILIP
KOSLOSKI
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)
Chúa Nhật IV PS, 12-5-2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment