[Niệm khúc
Ga 16:20-23a]
Thất bại là
mẹ thành công
Sau những
gian nan, đau khổ
Buồn sầu sẽ
hóa vui mừng
Thái lai sau
cơn bĩ cực
Niềm vui to
lớn, chứa chan
Điều ấy sẽ
không thể mất
Với người kiên
vững niềm tin
Cứ xin mỗi
khi thiếu thốn
Nhân danh
Thánh Tử Giêsu
Chúa Cha giàu
lòng thương xót
Chắc chắn
Ngài sẽ ban cho
Chia tay
không là vĩnh biệt
Mà hẹn gặp
lại ngày mai
Nỗi buồn hôm
nay có thật
Nhưng niềm
vui sẽ tràn đầy
TRẦM THIÊN
THU
Đêm 29-05-2019
BÀI HỌC VỀ LỄ NGŨ TUẦN
1.
CHÚNG TA KHÔNG THỂ “CÓ ĐỦ” THIÊN CHÚA
Cân nhắc: các tông đồ trải qua 3 năm sống với
Chúa Giêsu, Thiên Chúa Nhập Thể. Họ nghe Ngài giáo huấn, thấy Ngài làm phép lạ,
thấy Ngài bị đóng đinh. Rồi họ nhận biết Đức Kitô phục sinh và tin Ngài thật là
Con Thiên Chúa. Nhưng sau khi trải nghiệm biến đổi với Thiên Chúa, có điều khác
chờ đợi họ: Chúa Thánh Thần hiện xuống. Chúng ta không bao giờ “có đủ” Thiên
Chúa. Chúng ta có thể đầy ắp nhưng vẫn muốn lại được có Ngài tràn đầy.
2.
NGÔI NÀY DẪN TỚI NGÔI KHÁC TRONG BA NGÔI
Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là Chúa
Giêsu “không đủ” đối với các tông đồ. Hơn nữa, mỗi Ngôi trong Ba Ngôi cho chúng
ta biết các Ngôi khác. Chúng ta càng gần một Ngôi thì càng muốn các Ngôi khác. Điển
hình về điều này là diễn từ về cây nho thật và cành nho trong Ga 15:1-17.
3.
THIÊN CHÚA ĐẾN VỚI CHÚNG TA QUA NHIỀU CÁCH
Thời Tân Ước, trước tiên Chúa Giêsu đến với
chúng ta qua việc hóa thành nhục thể – Thiên Chúa nhập thể. Rồi Ngài hứa ở với
chúng ta qua Bí tích Thánh Thể với hình bánh và rượu. Chúa Thánh Thần nhắc
chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa đến với chúng ta bằng nhiều cách khác nhau. Trong
ngày Lễ Ngũ Tuần, đó là gió thổi đến từ trời và hình lưỡi lửa.
4.
CẢM NGHIỆM THIÊN CHÚA – RIÊNG TƯ VÀ CỘNG ĐỒNG
Lễ Ngũ Tuần vừa mang tính riêng tư vừa mang
tính cộng đồng. Lưỡi lửa đậu trên đầu các tông đồ: mỗi lưỡi lửa đầy Chúa Thánh
Thần. Nhưng đó cũng là cảm nghiệm cộng đồng với ý nghĩa rộng lớn hết sức có thể.
Như Thánh Luca nói trong Cv 2:1-13, tại
Giêrusalem “có những người Do Thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về. Họ
kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình”. Họ đã từng vô
tổ chức trong cộng đồng Do Thái mà nay trở thành cộng đồng toàn cầu và Giáo Hội
được khai sinh.
5.
CHUẨN BỊ CHO THIÊN CHÚA
Trong những ngày gần tới Lễ Ngũ Tuần, các
tông đồ tích cực chuẩn bị, mặc dù họ không biết phải chuẩn bị thứ gì. Theo Cv
1, các tông đồ làm ba việc chính: [1] thành lập cộng đoàn, [2] chuyên cần cầu
nguyện, và [3] chọn một tông đồ mới cho đủ số mười hai – vì Giuđa đã chết. Mặc
dù chúng ta chuẩn bị lãnh nhận Thiên Chúa bằng những cách khác nhau, chúng ta
có thể noi gương họ về mức độ cơ bản trong việc yêu thương người lân cận, yêu
mến Thiên Chúa qua việc cầu nguyện, và vẫn vững vàng trong Nhiệm Thể Đức Kitô –
Giáo Hội.
6.
MONG CHỜ THIÊN CHÚA
Lúc này, sự chuẩn bị có vẻ dẫn tới sự trái
ngược: mong chờ. Ngay cả sau khi Thiên Chúa can thiệp mạnh mẽ vào cuộc sống của
chúng ta, các tông đồ vẫn phải phục vụ Thiên Chúa. Về phương diện này của Nước
Trời, chúng ta cũng không ngừng làm điều đó.
7.
THIÊN CHÚA KHÔNG ĐẾN THẾ GIAN MÀ KHÔNG CÓ ĐỨC MẸ
Chúa Giêsu không đến thế gian này mà không có
Đức Mẹ, và Chúa Thánh Thần cũng vậy. Tác giả sách Công Vụ rất cẩn thận cho biết
rằng Đức Mẹ ở với họ và cùng cầu nguyện chuẩn bị Lễ Ngũ Tuần: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí,
chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức
Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv 1:14) Dĩ nhiên cũng có các phụ nữ
khác cùng ở đó, nhưng Đức Mẹ là người duy nhất được nhắc tới cùng với 11 tông
đồ.
Sự hiện diện của Đức Mẹ vô cùng quan trọng khi chúng ta nhớ lại rằng Đức Mẹ
sống từng thời điểm trong sứ vụ của Chúa Giêsu – từ tiệc cưới Cana tới đồi
Canvê. Trên thế gian, nơi nào có Đức Mẹ thì nơi đó có Thiên Chúa làm công việc
của Ngài.
STEPHEN BEALE
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment