Một trong các cách tôi sử dụng các mạng xã
hội là để tìm hiểu những người có cuộc sống và niềm tin khác nhau. Mới đây, tôi
tình cờ thấy một đoạn video có tiêu đề “Egg Donor is Reunited with Babies!”
(Người Hiến Tặng Trứng Được Gặp Lại Các Bé). Tôi tò mò nhấn vô xem. Video này
dẫn tới video khác, rồi lại video khác, và thấy một hệ thống gia đình phức tạp
với các tín ngưỡng trái ngược với đức tin Công giáo của tôi.
Các video này có những nụ cười khuyến khích
lối sống trái ngược với giáo huấn Công giáo về hôn nhân, gia đình, v.v... Tôi
đối mặt với hai lựa chọn. Theo bản năng, tôi cảm thấy rất buồn, thậm chí là tức
giận. Cảm giác đầu tiên của tôi là dễ xa cách với họ và với lối sống rất khác
của họ.
Cũng như nhiều người Công giáo khác khi đối
mặt với tình trạng xã hội hiện tại, tôi cảm thấy vô vọng. Tôi cảm thấy tức giận
với cảm giác vô vọng đó. Tôi có thể làm gì để thay đổi xã hội này? Nói theo từ
ngữ trên các mạng xã hội thì tôi là người có dạng “hate speech” (ghét nói). Rồi
điều đó đã xảy ra cho tôi, và tôi có thể yêu thích họ.
YÊU
THƯƠNG LÀ HÀNH ĐỘNG
Chúng ta sử dụng từ ngữ “yêu thương”, nhưng
yêu thương của chúng ta khác với người đời. Yêu thương còn hơn là cảm xúc. Yêu
thương là hành động (đôi khi có thể kèm theo cảm giác cảnh báo).
Nếu chúng ta muốn thấy tình yêu trong tình
trạng hoàn hảo nhất, chúng ta không nên nhìn gì khác ngoài Thập Giá. Đức Kitô
đã chịu đau khổ và chịu chết, Ngài là bản toát yếu yêu thương (the epitome of
love). Sự nhận biết này là cách giải thoát, bởi vì nhiều người không “cảm thấy”
yêu thương người khác. Tôi yêu thương chồng tôi nhiều hơn lần đầu tôi gặp anh, nhưng
tôi Không “cảm thấy” sự dao động ban đầu ấy, cảm giác xao lãng mà tôi cảm thấy
lúc đó. Tôi yêu thương các con, nhưng tôi không cảm thấy ấm áp khi tôi sửa lỗi
đứa con nào đó vì nó giận hờn, lau bàn không sạch, hoặc chịu đựng cảm giác khó
chịu trong thai kỳ.
Một ví dụ đơn giản là cách đối thoại đều đặn
với đứa con gái 5 tuổi của tôi. Nó thường tìm thấy chính mình khi có một mình, khi
nó chờ hết giờ bị phạt, và nó sẽ la hét trong phòng: “Ba mẹ không thương con nữa!”. Khi nó la hét như vậy, tôi sẽ nhẹ
nhàng nói: “Ba mẹ yêu thương con, muốn
con biết kiềm chế để con sống hạnh phúc. Nếu ba mẹ không yêu thương con, ba mẹ
sẽ không cho con thoải mái như thế đâu”.
Đôi khi yêu thương không giống như yêu
thương, mà cần nói thật về cách cư xử tự làm hại mình. Tôi có những đứa con
không thích ăn gì ngoài ăn kem trong bữa sáng, bữa trưa, và bữa tối. Tôi chắc
chắn điều đó làm chúng rất thích thú. Nhưng điều đó có tốt cho chúng hay không?
Chắc chắn là không.
Khi đối mặt với một số niềm tin, chúng ta đều
gặp phải một vấn đề tương tự. Có những điều mà xã hội của chúng ta cho là tốt
đẹp và lành mạnh, và họ tin rằng mọi người đều ủng hộ. “Hạnh phúc” được coi là điều
cao cấp. Đối lập với các niềm tin đó được coi là sự căm ghét.
Nhưng nếu sự đối lập này đến từ một nơi yêu
thương thì sao? Nếu sức mạnh niềm tin của chúng ta trong niềm tin Công giáo có
nghĩa là chúng ta thực sự muốn “điều tốt” cho mọi người thì sao? Nếu “điều tốt”
hơn hạnh phúc trần thế thì sao? Nếu điều yêu thương nhất là ước muốn hạnh phúc
đời đời thì sao?
ĐỀN
TỘI LÀ HÀNH ĐỘNG YÊU THƯƠNG – KHÔNG LÀ CHỊU ĐỰNG
Khi bước vào Mùa Chay, chúng ta phải quyết
định xem mình sẽ “từ bỏ” cái gì. Đền tội là phương cách tách mình ra khỏi những
điều tốt nhỏ bé, theo đuổi điều tốt lớn hơn. Đứa con lớn nhất của tôi bỏ món
tráng miệng trong Mùa Chay này. Món tráng miệng không tốt cho nó, nhưng nhờ bỏ
điều tốt này, nó sẽ biết cách yêu mến Thiên Chúa hơn là món tráng miệng.
Nhưng đôi khi người ta đền tội vì chịu đựng. Đôi
khi chúng ta “từ bỏ cái gì đó” chỉ để xem mình có thể hay không. Liệu tôi có
thể trải qua 40 ngày chay mà không sử dụng cà phê, rượu bia, hoặc kẹo? Cách
đền tội này có thể giúp chúng ta phát triển tính kiềm chế, nhưng chưa chắc có
thể giúp chúng ta phát triển lòng yêu thương.
Đức Kitô không chết trên Thập Giá chỉ để chứng
tỏ rằng Ngài có thể chịu đau khổ như thế nào. Ngài muốn chịu chết thảm thương bởi
vì Ngài yêu thương chúng ta.
Cũng vậy, việc đền tội của chúng ta sẽ dễ
dàng hơn nếu chúng ta làm vì đức mến. Mọi sự hy sinh hoặc sự đau khổ đều có thể
chịu như lời cầu nguyện với Thiên Chúa cho người khác. Nhưng còn việc đền tội
Mùa Chay cho người khác thì thế nào?
Việc đền tội Mùa Chay là cách thực hành làm
cho chúng ta noi gương yêu thương của Đức Kitô trên Thập Giá, có vẻ rất thích
hợp với việc chọn một hoặc vài người nào đó để đền tội cho người khác. Theo
kinh nghiệm của tôi, việc đền tội dễ làm hơn nếu nhớ đến một người đặc biệt nào
đó.
QUYẾT
ĐỊNH PHẢN ỨNG VÌ YÊU THƯƠNG
Trở lại chuyện gia đình mà tôi phát hiện trên
YouTube, làm sao tôi phản ứng với việc gặp những người trên mạng xã hội có tín
ngưỡng khác tôi? Tôi có nên chấn chỉnh họ? Tôi có nên chia sẻ để người khác có
thể tự chấn chỉnh và phán đoán?
Không. Tôi quyết định cầu nguyện cho họ và
đền tội cho họ. Tôi có ý gì? Đơn giản là tôi cầu nguyện cho họ nên thánh. Tôi
không biết điều đó như thế nào. Tôi không biết kế hoạch của Thiên Chúa dành cho
cuộc đời họ, và cũng chẳng biết kế hoạch đó có sinh hoa kết trái hay không.
Nhưng bạn biết gì? Cầu nguyện cho người khác
và đền tội cho người khác đã làm tôi thay đổi. Tôi không cảm thấy tức giận
hoặc ghê tởm người khác. Tôi cảm thấy yêu thương họ. Tôi thấy nhân tính của họ.
Tôi thực sự muốn điều tốt cho họ, theo cách tôi không biết nếu tôi không cầu
nguyện cho họ.
Tôi muốn tôi có thể xác nhận uy tín về ý
tưởng này, nhưng cảm hứng đích thực của tôi là Thánh nữ Teresa Hài Đồng Giêsu. Khi
còn là thiếu niên, thánh nữ đã nghe nói tới một người tội lỗi không chịu sám
hối khi sắp chết. Thánh nữ nhớ tới anh ta và cầu nguyện cho anh ta. Trong giây
phút cuối cùng, anh ta đã cầm lấy Thánh Giá và hôn kính. Đó không là một kịch
bản, nhưng chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi đã xác định điều gì đó mạnh mẽ đối
với thánh nữ. Sự mạnh mẽ đó chính là lời cầu nguyện của chúng ta dành cho người
khác, khi chúng ta làm vì lòng yêu thương, thực sự điều đó tạo nên sự khác biệt.
MICHELE CHRONISTER
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Mùa
Chay – 2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment