Bay lên cao vút
xa miền thế gian
Linh hồn cũng tựa
cách chim
Muộn phiền vì những
niềm đau
Xác thân mỏi mệt,
lòng sầu đắng cay
Vô duyên, vô dụng,
bất tài
Tháng ngày xuôi
ngược lạc loài trần gian
Vươn lên, phải
quyết vươn lên
Nhờ hồng ân Chúa
miên man tháng ngày
Hòa tan vị đắng,
chất cay
Thành ly yêu mến
tràn đầy hy sinh
Vươn lên chiến thắng
yêu tinh
Giữ cho sự thiện
lung linh mỗi ngày
Vượt qua dục vọng
cuồng quay
Giữ hồn chất phác
dẫu ngày hay đêm [*]
Quyết tâm cố gắng
vươn lên
Cầu xin Thiên
Chúa tăng ơn độ trì
Chiều 03-11-2018
[*] Kn 4:12 – “Sức mê hoặc của sự ác làm lu mờ sự thiện, và dục vọng quay cuồng biến đổi tâm hồn chất phác.”
NẰM
Đời dài, ngắn – khoảng trăm năm
Cuối cùng gom đủ một lần đưa tang!
Kiếp hèn hạ, kiếp cao sang
Hơn nhau là chiếc hòm vàng, hòm đen
Quan tài đẹp, mắc tiền hơn
Nằm vô có khác chiếc hòm rẻ kia?
Rộn kèn, trống – Tím nhiều cờ
Nằm im lặng lẽ, có gì vẻ vang?
Giống nhau một chỗ Nghĩa Trang
Cách nhau một khoảng y chang, khác gì?
Hơn nhau hai chữ từ bi
Có khác chỉ là một chỗ đời sau
Đời này rộng, hẹp – chẳng sao
Chỉ nằm mà ngủ qua mau đêm đời
Cốt sao mai ở cõi trời
Bình an nằm mãi, tuyệt vời biết bao!
Người ơi, xin hãy chia nhau
Dẫu là ánh mắt thương sầu cảm thông
Đừng kèn cựa, hãy chạnh lòng
Cho người một chỗ nằm trong tim mình
TRẦM THIÊN THU
CHÀNG
SINH VIÊN 2 NĂM ĐI NHẶT 3.000 XÁC THAI NHI
Chỉ trong vòng 2 năm, A. – một tình nguyện
viên 20 tuổi, sinh viên của một trường Y tại Hà Nội đã thu nhặt được trên 3.000
xác thai nhi bị vứt bỏ tại các cửa phòng khám. Con số kinh hoàng này được A tin
rằng, đó chỉ là một phần rất nhỏ trong số hàng nghìn ca nạo phá thai khác tại
các thành phố lớn như Hà Nội.
A. cũng đã dành cho báo VietNamNet một cuộc
trò chuyện để kể về hành trình đi nhặt xác thai nhi của mình.
NGƯỜI TA NÓI TÔI LÀ MỘT KẺ ĐIÊN, MỘT KẺ TÂM
THẦN
Người ta nói tôi bị điên, bởi chỉ có người
điên mới đi nhặt những thứ người khác bỏ đi. Đầu tiên tôi chỉ im lặng. Rồi họ
hỏi tôi rằng, “người ta trả lương cho mày bao nhiêu?” Tất nhiên tôi không nhảy
lên phản ứng lại. Tôi nói, mình làm vì chữ tâm. Đó là điều thật lòng nhất tôi
nói từ tận tâm can mình.
Có một điều gì đó thôi thúc tôi phải như làm
thế. Tôi không thể kìm lòng nổi khi chứng kiến cảnh một cái gì đó như con ếch
bị chặt ra từng khúc với máu me bầy nhầy. Chúng bị vứt bỏ hết sức tàn nhẫn vào
nhà vệ sinh của phòng khám. Tôi sốc thực sự. Nhưng tôi chỉ thấy một sự tổn
thương chứ không hề sợ hãi. Bạn biết không? Đó là một thai nhi đỏ hỏn không còn
nguyên vẹn. Chúng bị cắt ra thành từng mảnh. Và, tôi quyết định làm cái chuyện
quái gở mà ít ai dám. Đó là nhặt và chôn cất xác thai nhi.
“MÙI XỘC LÊN NỒNG NẶC, TÔI NGẤT ĐI NHIỀU LẦN”
Tất nhiên, công việc này thực sự không dễ
dàng. Ngày đó, tại một phòng khám tư ở Nam Định, tôi đã quyết định xin xác
những thai nhi ấy về chôn cất. Khi quyết định làm công việc này, tôi phải tự
làm tất cả. Đi đến đâu, gặp nhà nào đang xây dựng tôi lại xin một ít cát, một
ít xi măng, gom góp để “xây nhà” cho các con.
Dù rằng các bé đã bị tước đi sự sống nhưng
tôi vẫn mong các con có chốn an nghỉ đàng hoàng tử tế thay vì những ống cống ô
uế hay những bọc ni lông chứa đầy rác thải.
Đến năm 2016, tôi bắt đầu hành trình tìm kiếm
các thai nhi xấu số tại Hà Nội. Số tiền 3 triệu bố mẹ cho hàng tháng không đủ,
tôi phải mua những chiếc thùng xốp giá 15 nghìn ở chợ để đựng các con. Vào
những ngày tháng 8, tháng 9 nóng nực phải cần đến đá để giữ nhiệt. Đá chảy ra
ngấm vào xác thai nhi. Chỉ cần đến ngày thứ ba, mùi xác đã bốc lên nồng nặc. Tôi
lập tức phải thu xếp mang các con về quê.
Những ngày hết tiền đi xe khách, chở các con
bằng xe máy là cách duy nhất tôi có thể làm. Ròng rã 3 ngày một lần, tôi chở
các con về quê chôn cất; đến 8 giờ tối lại vòng lên Hà Nội để chuẩn bị cho buổi
học hôm sau.
Sau này, nhờ một nhóm tình nguyện tài trợ cho
một chiếc tủ lạnh, việc bảo quản xác thai nhi cũng trở nên thuận lợi hơn rất
nhiều. Cứ chờ khi đủ số lượng, tôi lại thuê xe chở các con về quê chôn cất.
Tôi không nhớ mình đã ngất đi bao nhiêu lần
mỗi khi làm công việc này. Có những hôm mùi xác bốc lên nồng nặc do để quá lâu
khiến tôi cứ thế lịm đi. Cho đến khi tỉnh dậy tôi mới biết mình đã bị ngất. Sau
đó, tôi lại phải lấy một cái rổ úp lên, chờ trấn tĩnh rồi mới có thể tiếp tục
tắm cho các con.
Cũng có những lần vừa cầm túi ni lông từ xe
rác tôi mới biết tay mình bị chảy máu. Đó không phải là máu chảy ra từ xác thai
nhi. Đó là máu của tôi do bị kim tiêm vứt chung đâm trúng. Tôi cũng từng sợ hãi
tới mức phải đi xét nghiệm. Thật may, kết quả tôi không mắc phải bệnh gì. Tôi
cứ thế tiếp tục cuộc hành trình đi nhặt xác.
CHƯA ĐẦY MỘT THÁNG VỚI HƠN 350 CHÁU
Những ngày cuối năm này chính là “mùa phá
thai”. Một ngày, tôi nhặt được không dưới 10 cháu chỉ tính riêng khu vực Bệnh
Viện Phụ Sản Hà Nội. Con số ấy vẫn đang tiếp tục tăng lên. Vào ngày cuối cùng
của tháng 10 có lẽ nó sẽ ở mức 400 cháu.
Tôi thấy đau lòng nhiều hơn khi cuốn số – cái
mà tôi thường gọi là “sổ Nam Tào” – vẫn tiếp tục bị lấp đầy bởi những con số.
Đó thực sự là một con số khủng khiếp.
Trong suốt hai năm qua, chỉ có duy nhất một
ngày tôi không nhặt được xác thai nhi nào. Đó có lẽ là ngày tôi cảm thấy hạnh
phúc nhất.
hưng, vẫn còn hàng nghìn túi rác, hàng nghìn
mạng sống vẫn đang từng ngày bị vứt bỏ. Tôi càng không thể cho phép mình chỉ
biết đứng nhìn. Tôi cảm thấy bàng hoàng khi nghe thấy một người trong phòng
khám nói rằng, nhiều người thường thu gom xác thai nhi vào những chiếc bao cỡ
lớn để đem về cho… lợn ăn. Tôi thật không dám tưởng tượng ra cảnh đó.
Tôi chỉ biết ngày ngày đi bới rác; cứ thế từ
5 giờ chiều tới tận đêm khuya. Với những cháu nhỏ khi mang về tôi thường đặt
ngay vào tủ để khi gỡ ra gói ghém sẽ không bị thất lạc các bộ phận. Đối với
những cháu lớn hơn, còn nguyên hình dạng, tôi sẽ tắm rửa sạch sẽ cho các con,
bọc vải rồi bỏ vào tủ bảo quản.
Bản thân tôi nghĩ rằng mình sống ở đâu cũng
được. Nhưng vì các con tôi phải tìm một căn phòng rộng rãi hơn để đặt tủ lạnh.
Tất nhiên, những việc làm này đều phải làm âm thầm, bởi nếu để lộ, chắc chắn
tôi sẽ không còn nổi một chỗ để ở.
“NHIỀU NGƯỜI NGHI NGỜ VÌ TÔI THẬM THỤT NHƯ
BUÔN MA TÚY”
Tôi may mắn vì tìm được những người bạn cùng
có nhiều trăn trở. Họ đồng hành cùng tôi hàng ngày đi bới nhặt xác rồi đem về
một điểm tập kết. Có những đêm bốn đứa thập thò đưa nhau những túi ni lông màu
đen rồi nhanh chóng rời đi ngay sau đó. Đã có nhiều người nghi ngờ chúng tôi
rằng “Bọn này làm gì mà thậm thụt như buôn ma túy?”
Thực ra, không phải phòng khám nào cũng sẵn
sàng cho chúng tôi mang những xác thai nhi ấy đi. Có nơi không những không cho
còn buông nhiều câu nặng nề. Tất nhiên, những câu nói ấy không thể làm tôi lung
lay. Tính đến giờ, chúng tôi đã nhặt được trên 3.000 cháu.
Trong balo của tôi lúc nào cũng có một chiếc
bình ô xy để sẵn sàng hỗ trợ khi gặp những trường hợp còn hi vọng sống sót.
Trên hành trình nhiều tháng trời, đã có lần tôi mừng thầm khi nhặt được bé còn
cơ hội sống. Tôi cùng các bạn lập tức đưa bé vào bệnh viện để cấp cứu. Tuy
nhiên, có bé chỉ sống được một ngày, nhiều nhất cũng chỉ được một tuần.
Thật khó cầm lòng khi phải chứng kiến những
cảnh như thế. Tôi thấy mình thật bất lực. Nhưng dù không thể cho các con một
lần được sống, tôi vẫn hy vọng các con có một chỗ nghỉ an toàn.
Những điều đó chúng tôi vẫn tiếp tục làm.
Nhưng con số hơn 3.000 thai nhi bị vất bỏ vẫn chưa thể dừng lại. Chúng vẫn đang
tiếp tục tăng lên. Từng ngày.
THÚY NGA (VietnamNet, 29-10-2018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment