Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

TỰ TRỌNG

Hòa nhìn em với ánh mắt đầy tội nghiệp rồi quay sang chỗ mấy người đang chực chờ mình quỳ gối để liếm bãi nước bọt kia. Cậu từ từ tiến đến, có mấy người thấy vậy liền vỗ đùi đen đét: “Đấy nó sẽ liếm mà”. Và rồi…
Từ ngày mẹ mất anh em Hòa phải đi lang thang kiếm sống vì bố hay rượu chè cờ bạc cứ hễ về đến nhà là lại đánh đập con cái bắt chúng kiếm tiền cho ông tiêu xài, sợ hãi quá nên hai anh em rủ nhau trốn đi. Mấy ngày đầu hai đứa đói meo mó, bụng lúc nào cũng cồn cào. Hễ đi qua hàng ăn là chúng lại nuốt nước bọt ừng ực vì thèm.
Cũng may có mấy người bán rong họ thương nên hôm thì họ cho ít xôi hôm thì họ cho cái bánh hai anh em ăn đỡ qua ngày. Nhìn hai đứa bé lang thang, một đứa tầm 5 tuổi và một đứa tầm 8 tuổi, ai cũng xót xa. Đêm đêm hai đứa chui gầm cầu ngủ, nhiều đêm thằng nhỏ nói với anh:
– Anh ơi em nhớ mẹ quá, nếu giờ mẹ còn sống thì tốt anh nhỉ?
– Anh cũng nhớ mẹ lắm, thôi em ngủ đi, anh canh cho. Ngủ đi em.
Nhìn hai anh em nương tựa vào nhau mà ai cũng xót xa chạnh lòng, ở cái thành phố này hoàn cảnh như hai đứa không phải là ít. Mỗi ngày trôi qua với chúng đều là một ngày dài, thứ chúng luôn khao khát là muốn được no cái bụng ấm cái thân và điều xa xỉ hơn là một mái nhà.
Hòa bắt đầu làm quen với việc đi xin ăn, ai cho gì cậu cũng nhận, có hôm cậu xin vào rửa bát thuê cho 1 cửa hàng chỉ để xin cơm ăn cho 2 anh em, có hôm cậu lại đi nhặt đồng nát. Cuộc sống không có mẹ khiến cậu khôn hơn mỗi ngày, vì đó là quy luật sinh tồn.
Đứa em nhỏ dại khờ ngày nào cũng lẻo đẻo theo anh, nhìn mặt mũi nó đỏ ửng lem luốc đến tôi. Ở cái tuổi của chúng biết bao đứa trẻ còn uống sữa được bố mẹ nẫng trên tay vậy mà hai anh em lại chẳng được hưởng những điều tốt đẹp đó.
Nhiều lúc đi qua cổng trường Hòa ôm em rồi nhìn thẫn thờ vào trong, hồi mẹ còn sống cậu cũng được đi học như các bạn. Nhưng khi mẹ mất bố cậu không chịu nuôi và không cho đi học nên cậu đành phải nghỉ. Nhớ hồi đó mỗi lúc cậu được giấy khen mẹ đều thưởng cho cậu chiếc bánh bao thơm phức nhưng giờ điều đó chẳng còn. Bỗng dưng Hòa bật khóc, cậu em thấy vậy liền ngây ngô hỏi:
– Anh ơi sao anh lại khóc? Anh đói bụng à.
– À không đâu em, anh không sao, mình đi lượm ve chai tiếp đi trời sắp tối rồi.
– Dạ.
Cậu em ngơ ngác đi theo em, trong hai đứa nhỏ lầm lũi đến tội nghiệp. Tối đó cậu dắt em đi xin ăn thì gặp mấy người đang nhậu ở một quán ven đường. Thấy mấy người ăn mặc sang trọng Hòa liền mạnh bạo đến xin vài nghìn tiền lẻ để mua cơm cho em. Cậu nói rất từ tốn, rồi bỗng dưng một người nhìn giàu có nhất trong số họ đưa tay ra hiệu bảo Hòa đến gần rồi tự nhổ nước bọt lên giày mình rồi bảo:
– Mày liếm chỗ này đi, tao sẽ cho mày 100 nghìn.
Nghe ông ấy nói vậy có người phá lên cười ủng hộ còn có người thì nhăn nhó khó chịu:
– Liếm đi, mày cược nó có liếm không?
– Dĩ nhiên là liếm rồi, bọn này thì có tiền là bất chấp mà.
Ông ta nhìn cậu đầy thách thức, kiêu ngạo.
– Sao 100 nghìn mà còn chê hả, tao hào phóng cho mày luôn 200 nghìn đấy, liếm đi liếm sạch chỗ này đi.
Hòa đứng lầm nhẩm nếu có 200 nghìn cậu và em trai có thể dùng để mua rất nhiều bữa cơm. Mấy người giàu có xem anh em cậu như trò tiêu khiển có người còn bảo: “Bọn này toàn đồ lừa đảo thôi, cho nó tiền chỉ có phí”.
Cậu em níu tay anh rồi nói:
– Anh ơi, em đói bụng quá.
Hòa nhìn em với ánh mắt đầy tội nghiệp rồi quay sang chỗ mấy người đang chực chờ mình quỳ gối để liếm bãi nước bọt kia. Cậu từ từ tiến đến, có mấy người thấy vậy liền vỗ đùi đen đét:
– Đấy mày thấy chưa, nó sẽ liếm mà.
Ông giám đốc kia nhìn cười cợt thỏa mãn nhưng rồi bỗng dưng Hòa cất tiếng:
– Xin lỗi ông, ông cứ giữ lại số tiền đó đi ạ. Bọn cháu tuy là trẻ mồ côi phải lang thang ăn mày nhưng bọn cháu có LÒNG TỰ TRỌNG. Hồi còn sống, mẹ cháu dạy cháu như thế. Nếu mẹ cháu biết cháu quỳ gối và liếm bãi nước bọt kia chắc mẹ cháu buồn lắm, ông có con chắc ông cũng không muốn con mình phải làm vậy đúng không ạ? Cháu xin lỗi vì đã làm phiền các ông nhậu, nhưng cháu muốn các ông hiểu bọn cháu KHÔNG PHẢI LÀ LỪA ĐẢO đâu ạ.
Hòa gạt nước mắt, nói rồi cậu nắm tay em đi, còn mấy người đàn ông kia người đờ người ra. Gã giám đốc hách dịch đó xấu hổ vô cùng, họ có học, có địa vị, có tiền mà cư xử không bằng một đứa trẻ. Thấy cậu bé nói vậy, mấy người ngồi bện cạnh vỗ tay tán thưởng:
– Hay, có chí khí, cháu ơi lại đây cô chú cho tiền này.
Hòa ngoái lại thấy mấy người đang ăn uống ở đó vẫy tay lại cậu cũng quay lại. Hầu như ai ăn ở quán đó cũng cho anh em cậu tiền, người nào ít thì 5 nghìn 10 nghìn có người thì cho 20 nghìn hoặc hơn. Cậu cảm ơn họ rối rít rồi nắm tay em đi mua cơm.
Gã giám đốc và mấy người bạn cay cú xấu hổ nên giải tán sớm. Suốt chặng đường về câu nói của cậu bé khiến ông ta phải suy nghĩ mãi. Đó có lẽ là bài học cho những kẻ giàu có hay khinh thường những thân phận thấp kém hơn mình. Đừng nghĩ những người nghèo khổ họ không có tự trọng, đôi khi bạn giàu nhưng cư xử chưa chắc đã bằng họ đâu đấy, vậy nên ĐỪNG CÓ KHINH AI.
AN NHIÊN – Thể Thao Xã Hội – Nguồn: kenhsao.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment