Theo Tân Ước, Golgotha là nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Golgotha tọa lạc ở noi nào tại Giêrusalem? Theo tạp chí khảo cổ, số tháng Năm/Sáu năm 2016, Marcel Serr và Dieter Vieweger đã thảo luận về các cuộc điều tra trong quá khứ và hiện tại về nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh.
Ngày nay, Golgotha ở đâu? Người ta vẫn đang thảo luận về vị trí chính xác mà Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Thế kỷ IV, Nhà thờ Thánh Mộ (Church of the Holy Sepulchre) được xây dựng ngay tại nơi Chúa Giêsu chịu đóng dinh, tức là đồi Golgotha, người xây dựng là hoàng hậu Helena – mẹ của Constantine, hoàng đế La Mã. Tuy nhiên, các học giả đặt vấn đề về tính xác thực này hồi thế kỷ XIX, vì Nhà thờ Thánh Mộ nằm trong các bức tường của thành phố cổ Giêrusalem ngày nay. Có lẽ Golgotha phải nằm ở ngoài thành phố thì mới phù hợp với tục lệ của người Do Thái và La Mã thời đó.
Các Phúc Âm có vẻ cũng “đề nghị” rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh bên ngoài thành phố. (x. Mt 27:31; Mc 15:20; Lc 23:26; Ga 19:17) Vậy thì Golgotha tọa lạc ở nơi nào?
Cần lưu ý rằng thành phố Giêrusalem cổ ngày nay không là một trong các thành phố thời Chúa Giêsu. Serr và Vieweger cho biết: “Các nỗ lực tìm kiếm cái gọi là Bức Tường Thứ Hai ở phía Nam của Nhà thờ Thánh Mộ được dùng làm bức tường phía Bắc thành phố Giêrusalem trong thời Chúa Giêsu, và di dời ra ngoài thành phố thời Chúa Giêsu, chứng tỏ khó hiểu – mặc dù Josephus, sử gia Do Thái nổi tiếng hồi thế kỷ I, đã nói tới một bức tường như vậy.” (Chiến Tranh Do Thái)
Các học giả Conrad Schick và Louis-Hugues
Vincent cho rằng họ đã tìm thấy Bức Tường Thứ Hai vào năm 1893, khi một bức
tường được khai quật trong lúc xây dựng Nhà thờ Đấng Cứu Độ (Church of the
Redeemer) ngay phía nam Nhà thờ Thánh Mộ. Gần một thế kỷ qua, điều này có vẻ
vẫn để nhằm giải quyết vấn đề về tính chính xác — Nhà thờ Thánh Mộ được xây
dựng tại đồi Golgotha, nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh!
Nhưng trong thập niên 1970, nhà khảo cổ Ute
Wagner-Lux (người Đức), thuộc Viện Khảo Cổ Tin Lành Đức tại Giêrusalem đã khai
quật nền Nhà thờ Đấng Cứu Độ và xác định rằng bức tường này không thể là Bức
Tường Thứ Hai. Tại sao? Serr và Vieweger cho biết: “Bức tường này chỉ dày 5 feet (1,524 m) — quá mỏng để có thể là tường
thành bảo vệ thành phố.” Vì thế, cuộc nghiên cứu lại bắt đầu lại.
Mặc dù mọi thứ đã không còn, các cuộc khai quật tại Nhà thờ Đấng Cứu Độ cho thấy những gợi ý rằng Nhà thờ Thánh Mộ nằm bên ngoài Bức Tường Thứ Hai.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ BiblicalArchaeology.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment