Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn trong đời sống thường nhật, thuộc thể loại văn học dân gian, truyền khẩu. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, đúc kết kinh nghiệm sống, súc tích, có nhịp điệu, dễ thuộc, dễ nhớ.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có nghĩa đen và nghĩa bóng. Ngôn từ trong tục ngữ thường sử dụng biện pháp so sánh, nhân cách hóa, ẩn dụ, châm biếm,...
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm hai loại: vần
liền và vần cách. Cách ngắt nhịp dựa trên yếu tố vần, vế, đối ý, theo dạng thi
ca. Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, cấu trúc vững chắc cho tục
ngữ. Về đối có đối thanh và đối ý. Tục ngữ có thể chỉ có 1 vế, chứa 1 phán
đoán, nhưng cũng có thể gồm nhiều vế và chứa nhiều phán đoán.
Trước thềm Xuân Mậu Tuất, chúng ta có dịp
thảnh thơi ngồi nhắp chén trà, nhâm nhi ly rượu, ăn miếng bánh, nếm miếng mứt,…
thế nhưng không phải để “giết thời gian” hoặc phiếm luận vu vơ, mà để cùng nhau
suy tư về con chó trong tục ngữ, trước là để tự răn mình, sau là để tránh lối
sống xấu xa, nhờ đó mà có thể bắt chước cách sống của vua Thang (Thành Thang,
1675–1588 trước công nguyên, khai sinh nhà Thương), đó là không ngừng đổi mới
theo câu châm ngôn của ông: “Cẩu nhật
tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân.” Nghĩa là: Nếu muốn ngày hôm nay đổi mới
thì ngày ngày đều phải luôn đổi mới, lại tiếp tục đổi mới nữa.
1. CHÓ DẠI CÓ MÙA, NGƯỜI DẠI
QUANH NĂM – Ý nói những
người đã dại khờ thì dại khờ quanh năm suốt tháng, chứ chó thì chỉ dại có thời
kỳ mà thôi.
2. CHÓ CÁI CẮN CON – Ý nói những người mẹ ác nghiệt với con của
mình, tất nhiên cũng ngụ ý cả người cha ác nghiệt.
3. CHÓ CHẠY TRƯỚC HƯƠU – Ý nói những người không khiêm tốn, bất tài,
thiếu hiểu biết mà lại lên mặt dạy đời, tự cho mình khôn hơn người. Câu tương
tự: “Cầm đèn chạy trước ô tô.”
4. CHÓ GHẺ CÓ MỠ ĐẰNG ĐUÔI – Ý nói những người kém tài kém đức mà hợm hĩnh
kiêu kỳ, bản chất xấu mà làm ra vẻ tốt đẹp, đài các rởm.
5. CHÓ GIÀ GIỮ XƯƠNG – Ý nói những người tham lam, tham quyền cố vị,
không kham nổi mà vẫn cố giữ, không chịu buông ra cho người khác.
6. CHÓ NGÁP PHẢI RUỒI – Ý nói những người nhờ may mắn, ngẫu nhiên mà
được cái gì đó, chứ không phải do tài cán mà có đã được.
7. CHÓ CHUI GẦM CHẠN – Ý nói những người nhu nhược, không tự do thoải
mái, cam chịu lệ thuộc người khác.
8. CHÓ CẬY GẦN NHÀ, GÀ CẬY GẦN
CHUỒNG – Ý nói những
người ỷ vào lợi thế của mình mà hung hăng với người yếu thế, tìm cách bắt nạt
người khác.
9. CHÓ BA NĂM MỚI NẰM, GÀ BA LẦN
VỖ CÁNH MỚI GÁY – Ý khuyên
người ta trước khi làm việc gì hoặc nói điều gì thì phải thận trọng, cân nhắc
kỹ lưỡng. Câu tương tự: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.”
10. CHÓ GIỮ NHÀ, GÀ GÁY TRỐNG
CANH – Ý nói mỗi
người một phận sự, ai có việc nấy, không nên so đo hoặc phân bì mà kèn cựa lẫn
nhau.
VIỄN ĐÔNG
Từ
Từ Tới Tết Tuất – 2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment