Trong
cuộc sống có tốc độ chóng mặt ngày nay, ai nói mình “thoải mái” thì có thể là…
nói dối hoặc không biết gì. Hãy đối diện cuộc sống – đầy căng thẳng, chúng ta
thường cảm thấy như bước đi mà bị trói buộc với nhiều trọng trách.
Công việc
bận rộn khiến chúng ta khó có thời gian dành cho những người thân yêu – thậm
chí là “mình cũng bỏ quên ta.” Cứ chạy theo thời gian,
bất kể tất cả, quên cả việc tự chăm sóc bản thân. Nam, phụ, lão, ấu, ai cũng ra
sức chạy đua. Trẻ lo “cày” vì tương lai, già thì sợ quỹ thời gian còn quá ít!
Đã
đến lúc cần thư giãn. Thư giãn thật thoải mái, thư giãn ngay trong công việc.
Đừng thư giãn kiểu lao vào Games Online để giết thời gian. Có nhiều cách thư
giãn bổ ích. Hãy thư giãn sao cho khả dĩ bình an tâm hồn, khỏe mạnh thể lý và
tinh thần để có thể dễ dàng xử lý những căng thẳng hằng ngày. Bạn thử áp dụng
10 “liệu pháp” sau đây:
1. KHÔI HÀI
Cười
là thần dược, vừa hiệu quả vừa miễn phí, đúng theo khoa học và tâm lý học. Một
tiếng cười sảng khóai làm tan biến lo âu và giúp bạn thư giãn. Về khoa học,
cười làm giảm các hormone như adrenaline (epinephrine) và cortisol – loại gây
căng thẳng, đồng thời làm tăng các tế bào T tự nhiên (làm tăng mức miễn nhiễm
với sự tấn công của virus và sự mệt mỏi).
Nếu
thấy khó vui vẻ, hãy tham gia câu lạc bộ hài, đọc truyện cười, tán gẫu vui với
bạn bè, xem phim hài,… Khi bạn có thể cười thoải mái là hiệu quả rồi đấy!
2. VẬN ĐỘNG TÍCH CỰC
Bạn
không muốn già trước tuổi, phải không? Theo đà cuộc sống vội vã ngày nay, người
ta dễ bị cao huyết áp, tim mạch và cao cholesterol. Chỉ 20 phút tập thể dục có
thể kích thích việc sản sinh endorphin giúp cải thiện sự tập trung và nhận
thức. Đừng trì hõan vận động, vì vận động là làm trơn các khớp xương, nhờ vậy
mà cơ thể linh hoạt, làm chậm lão hóa và khỏe mạnh – và khả dĩ trường thọ.
3. HÍT THỞ SÂU
Hít
thở sâu hoặc tập yoga là cách bạn xả “dây cót” cho bớt căng. Vừa hít thở sâu
vừa tập trung vào hơi thở, đó là bơm ôxy lên não, giúp thư giãn, thoải mái và
khỏe mạnh. Hít vào chậm và đếm tới 5, rồi thở ra chậm cũng đếm tới 5. Hít thở
chậm để có cảm giác thoải mái, nhịp tim cũng chậm lại, mức andrenaline cũng
giảm. Lặp lại nhiều lần độc tác hít thở chậm cho đến khi cơ thể hoàn toàn thả
lỏng.
Dù
bạn đang bị khủng hỏang, kỹ thuật này khả dĩ giúp cơ thể thoải mái, bình an, và
quyết định sáng suốt hơn. Mỗi ngày chỉ cần tập hít thở chậm 5 phút thì bạn sẽ
cảm thấy khỏe ngay!
4. ƯỚC MƠ ĐẸP
Hãy
tưởng tượng ra những hình ảnh thúc đẩy sự tĩnh lặng và bình an. Những ký ức đẹp
giúp bạn thư giãn tốt. Hãy nghĩ về thời gian hạnh phúc bên người thân yêu và
bạn bè để tìm lại sự bình an ngọt ngào nhất. Tinh thần thoải mái thì cơ thể
cũng thư giãn, và bạn lại đủ sức đi tiếp…
5. ÂM NHẠC
Âm
nhạc luôn có sức mạnh diệu kỳ. Sự ảnh hưởng của âm nhạc không thể cưỡng lại –
dù với bạn có thể chỉ là vô thức. Sự yêu thích có thể khác nhau đối với 2 giới
tính, nhưng các thí nghiệm cho thấy rằng nhạc êm dịu hiệu quả hơn trong việc
thúc đẩy cảm giác bình an và làm giảm căng thẳng. Ngược lại, tùy mỗi người,
nhạc kích động và ồn ào có thể khiến người ta có cảm giác gây hấn. Khi mệt mỏi
và căng thẳng, hãy nghe loại nhạc mà bạn thích, bạn sẽ có thể tim lại bình an
tâm hồn.
6. TỰ CHIỀU CHUỘNG
Nghe
có vẻ lạ nhưng là thật, nhưng là “chiều chuộng” hợp lý và theo nghĩa tích cực.
Việc gợi cảm đúng có thể giúp bạn hết mơ hồ. Dù bạn đang nhâm nhi đồ ăn, nghe
bài nhạc hay, xem hình ảnh đẹp hoặc thậm chí là uống chút rượu ngon với bạn
hiền, bạn vẫn cảm thấy vui vui trong lòng. Chiều chuộng mình đúng thì cũng nên
làm lắm!
7. TẮM NƯỚC NÓNG
Tận
hưởng làn nước nóng thì thật là sảng khoái tuyệt vời. Nước nóng còn giúp thư
giãn cơ bắp và khớp xương, làm giảm căng thẳng để làm việc hiệu quả hơn. Liệu
pháp hương liệu cũng rất tốt – chẳng hạn, thêm vài giọt tinh dầu (hoa hồng,
phong lữ, kim ngân,…) vào nước tắm. Mùi thơm và hợp chất có thể giúp bạn thư
giãn tốt.
8. NGHỈ NGƠI
HỢP LÝ
Căng
thẳng có thể làm bạn khó ngủ hoặc mất ngủ. Đó là do não không đủ thời gian để
tách khỏi công việc, não cũng mệt mỏi. Khó ngủ kéo dài nhiều ngày sẽ dẫn đến
rối loạn giấc ngủ, do đó mà bạn mất ngủ. Cố gắng ưu tiên thời gian ngủ nghỉ
đúng giờ và hợp lý để cải thiện mình. Nói chung, mỗi ngày người ta cần ngủ 7-8
giờ mỗi đêm để làm giảm lo âu, bệnh tim, trầm cảm, cao huyết áp và đột quỵ.
9. TỰ ĐIỀU TRỊ
Khi
bị căng thẳng hoặc lo âu, hóa chất serotonin giảm làm bạn không thoải mái. Chất
ngọt và tinh bột giúp tăng serotonin để bạn cảm thấy thoải mái. Nhưng đừng lợi
dụng các chất này! Trà thảo mộc cũng có thể giúp thư giãn. Trà xanh giúp sản
sinh chất chuyển thần kinh như GABA, serotonin và dopamine – các chất làm tăng
hiệu quả thư giãn.
10. HOẠCH ĐỊNH
Hoạch định một ngày làm việc trước để đạt hiệu quả tốt, vì không phải rối trí hoặc
mất thời giờ tính toán. Làm việc gì mà có trù liệu trước thì bạn luôn cảm thấy
thoải mái, an tâm và tự tin hơn nhiều. Một thực tế hiển nhiên!
TRẦM THIÊN THU
[Đăng
trên Tạp chí Thanh Niên – Tuổi Trẻ Hạnh Phúc, số ra ngày 16-01-2018]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment