Hồi thế kỷ XIX, tại Đức nổi lên hệ thống nhà máy
đã thu hút nhiều người tuôn về các thành phố, và họ gặp những thử thách mới đối
với đức tin. Lm Adolph Kolping là người hướng dẫn mục vụ cho họ, hy vọng họ không bị mất đức tin Công giáo như đã xảy ra với nhiều công nhân khác
ở Âu châu được công nghiệp hóa.
Kolping (Khôi Bình) sinh tại làng
Kerpen, làm thợ đóng giày vì gia đình
khó khăn. Sau đó ngài đi tu và thụ phong linh mục năm
1845, ngài hướng dẫn các công nhân trẻ ở
Cologne, thành lập ca đoàn, năm 1849 hội này phát triển thành Hội Công nhân Trẻ (Young Workmen’s Society), một chi nhánh của hội này bắt đầu tại St.
Louis, Missouri, năm 1856. Sau 9 năm, có hơn 400 Gesellenvereine (công đoàn) được thành lập trên khắp thế giới. Ngày nay nhóm này có hơn 400.000 thành viên ở 54 quốc gia.
Được gọi là Hội Khôi Bình (Kolping Society – quen gọi là Gia Đình Khôi
Bình), chú trọng việc thánh hóa đời sống gia đình và chân giá trị của việc lao
động. Lm Kolping hoạt động để cải thiện điều
kiện sống cho công nhân. Ngài và Thánh Gioan Bosco ở Turin đều quan tâm làm
việc với giới trẻ. Ngài nói với những người theo ngài: “Nhu cầu của thời đại sẽ dạy các bạn biết phải làm gì. Điều đầu tiên
tìm được trong cuộc sống và điều cuối cùng cần nắm giữ là đời sống gia đình, đó
là điều quý giá nhất mà người ta không nhận ra”.
Ngài và Chân phước Gioan Duns Scotus được an táng tại Minoritenkirche, thuộc Cologne.
Cơ quan điều hành Hội Khôi Bình quốc tế đặt tại đây. Các thành viên Khôi Bình đã tới Rôma từ
Âu châu, Mỹ châu, Phi châu, Á châu và Úc châu để dự lễ tuyên chân phước cho Lm
Kolping năm 1991, dịp kỷ niệm 100 năm Tông thư “Rerum Novarum” (Tân Sự, nói về
trật tự xã hội) của ĐGH Leo
XIII. Lm Kolping cũng có công góp phần chuẩn bị cho tông thư đầy tính cách mạng xã hội
này.
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment