Ngài là một trong những
nhà truyền giáo vĩ đại của Ai-len tại Âu châu. Thời trẻ, ngài khổ sở vì bị cám
dỗ về xác thịt, ngài tìm lời khuyên của một phụ nữ đã ẩn tu nhiều năm. Ngài thấy
trong câu trả lời của bà là tiếng gọi rời bỏ thế gian. Ngài đến gặp một tu sĩ ở
một hòn đảo tại Lough Erne.
Sau nhiều năm ẩn dật và cầu nguyện, ngài đến
Gaul với 12 nhà truyền giáo khác. Ngài được nhiều người kính trọng vì ngài sống
kỷ luật nghiêm khắc, truyền giáo, và bác ái. Ngài thành lập vài tu viện ở Âu
châu, các tu viện này đều trở thành các trung tâm tôn giáo và văn hóa.
Giống như các thánh khác, ngài cũng bị chống
đối. Cuối cùng, ngài phải kêu gọi giáo hoàng chống lại những lời than phiền của
các giám mục ở Frank, để được xác minh sự chính thống và phê chuẩn các thói
quen của người Ai-len. Ngài khiển trách nhà vua về cách sống dâm loạn của ông vì
ông đã kết hôn. Vì điều này đe dọa quyền lực của mẫu hậu, Thánh Columban được lệnh
về Ai-len. Tàu của ngài gặp bão, ngài tiếp tục làm việc tại Âu châu, cuối cùng
ngài đến Ý, tại đây ngài được vua Lombards ủng hộ.
Trong những năm cuối đời, ngài thành lập tu
viện Bobbio nổi tiếng, và ngài qua đời tại tu viện này. Các tác phẩm của ngài
có một chuyên luận về sám hối và chống tà thuyết Arian (*), các bài giảng, thi
ca và tu luật.
TRẦM THIÊN THU
(*) Arianism: thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có
Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là
phàm nhân. Thuyết này từ chối thiên tính của Chúa Giêsu. Công
đồng Nicaea (AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức
Chúa Cha”. Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối
cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên
ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng
Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt
thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân
chứng của Giavê (Jehovah's Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi
Luận (Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment