Các chất gây ô
nhiễm trong không khí ảnh hưởng sự phát triển não của trẻ em, nhưng cuộc nghiên
cứu toàn quốc đầu tiên về thai nhi cho thấy mối quan ngại về việc thai nhi tiếp
xúc với chất gây ô nhiễm.
Các nhà nghiên
cứu thuộc Đại học Y tế Cộng đồng Harvard nói rằng việc tiếp xúc sớm với sự ô
nhiễm, kể cả các hạt diesel, thủy ngân và chì, có thể gây nguy cơ cao về rối
loạn tự kỷ.
Họ kết luận như vậy
sau khi phân tích các dữ liệu từ các mẫu của 116.430 y tá tham dự cuộc nghiên
cứu Nurses’ Health Study II, một cuộc điều tra bắt đầu từ năm 1989. Trong số
những người tình nguyện tham dự, có 325 trẻ em bị chứng tự kỷ, đa số họ sống ở
các vùng ô nhiễm cao hơn so với những người không có con bị rối loạn phát
triển. Năm 2012, một cuộc nghiên cứu trên 500 trẻ em cho thấy rằng những
em bị chứng tự kỷ có thể cao gấp đôi hoặc gấp ba đối với các trẻ em sớm tiếp
xúc với khói xe hơi, sương khói (smog), và các chất ô nhiễm khác. Nhưng các
cuộc nghiên cứu này liên quan cả mẹ và con ở các vùng địa lý bị giới hạn; trong
cuộc nghiên cứu này, công bố trên tạp chí Environmental Health
Perspectives, các khoa học gia đã nghiên cứu mức tiếp xúc chất ô nhiễm và chứng
tự kỷ trên toàn quốc Hoa Kỳ.
Họ so sánh tỷ lệ
chứng tự kỷ với mức ô nhiễm bằng cách đo lường của Cơ quan Bảo vệ Môi trường
Hoa Ký (U.S. Environmental Protection Agency) ở các thai phụ. Các thai phụ sống
ở số vùng trong nước có mức ô nhiễm cao về diesel hoặc thủy ngân có 20% nguy cơ
sinh con bị chứng tự kỷ với tỷ lệ gấp đôi so với các thai phụ sống ở các vùng
có mức ô nhiễm thấp hơn. Các thai phụ sống ở số vùng trong nước có mức ô nhiễm
cao về các chất như chì, măng-gan, methylene chloride và các chất khác, tỷ lệ lên
tới 50% nguy cơ có con bị chứng tự kỷ.
Marc Weisskopf,
tác giả cuộc nghiên cứu này, nói: “Kết
quả của chúng tôi cho thấy rằng các cuộc nghiên cứu mới nên bắt đầu đo mức kim
loại và các chất ô nhiễm khác trong máu của thai phụ hoặc trẻ sơ sinh để cung
cấp chứng cớ về các chất ô nhiễm đặc biệt gây nguy cơ về chứng tự kỷ. Hiểu rõ
vấn đề này có thể giúp can thiệp làm giảm mức tiếp xúc chất ô nhiễm đối với các
thai phụ.”
Chứng cớ cho thấy
rằng việc tiếp xúc chất ô nhiễm trong thai kỳ có thể ảnh hưởng sự phát triển
của con trẻ và cho thấy lý do chất gây ô nhiễm có thể góp phần gây chứng tự kỷ
và các chứng rối loạn khác như ung thư, quá hiếu động và béo phì. Mối liên hệ
giữa sự ô nhiễm môi trường và tăng cân rất rõ nét; các nhà nghiên cứu đã
đo mức PAH (polycylic aromatic hydrocarbons) có trong khói thuốc là và khói xe
ảnh hưởng tới trẻ em và người mẹ với mức PAH cao trong ba tháng cuối thai kỳ là
79% nguy cơ bị béo phì. Khi trẻ được 7 tuổi, nguy cơ này cao hơn 2,25 lần, rất
có thể vì hóa chất có thể phá vỡ các hormones điều chỉnh sự phát triển.
Vẫn chưa rõ tại
sao mỗi chất gây ô nhiễm lại có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bình thường
của trẻ em, nhưng sự tích tụ độc tố có thể ảnh hưởng xấu tới các mạch máu bảo
vệ mô khỏi bị tiếp xúc hóa chất nhiều quá. Một số nghiên cứu đã phát hiện điều
đó ở người lớn tiếp xúc với chất gây ô nhiễm là bị xơ cứng độcng mạch và nguy
cơ cao bị bệnh tim.
Không lạ gì khi
tiếp xúc với chất gây ô nhiễm, dù là phôi thai, có thể ảnh hưởng tới cả não và
cơ thể của trẻ em. Kiểm soát máu của các thai phụ có thể làm giảm hoặc ngăn
ngừa các chứng bệnh ở trẻ em.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ
HealthLand.Time.com)
[Đăng báo Mẹ & Bé số 6, tháng 10-2017]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment