Trình thuật Lc 19:1-10 cho biết về cuộc gặp
gỡ bất ngờ mà thú vị giữa Chúa Giêsu và trưởng thuế vụ Da-kêu như sau:
Sau khi vào Giê-ri-khô, Đức Giêsu đi ngang
qua thành phố ấy. Ở đó có một người tên là Da-kêu; ông đứng đầu những người thu
thuế, và là người giàu có. Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là ai,
nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. Ông liền chạy tới
phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giêsu, vì Người sắp đi qua đó.
Khi Đức Giêsu tới chỗ ấy, Người nhìn lên và
nói với ông: “Này ông Da-kêu, xuống mau
đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!”. Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ
đón rước Người. Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!”. Ông Da-kêu đứng đó
thưa với Chúa rằng: “Thưa Ngài, đây phân
nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái
gì, tôi xin đền gấp bốn”.
Đức Giêsu mới nói về ông ta rằng: “Hôm nay, ƠN CỨU ĐỘ đã đến cho nhà này, bởi
người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Vì Con Người đến để TÌM và CỨU
những gì đã MẤT”.
o
0 o
Trong ngành luật, các luật sư được dạy phải
lắng nghe những gì thân chủ của mình nói và phải hỏi để biết rõ ràng, bởi vì
thân chủ có thể nghĩ rằng một vấn đề thể hiện hành động đúng ở tòa án, nhưng
trong thực tế thì chi tiết có vẻ liên quan đến chúng có thể bày tỏ một vụ án
mạnh mẽ hơn với cách thỏa thuận khác.
Các bác sĩ cũng vậy, họ phải cẩn thận lắng
nghe các bệnh nhân mô tả các triệu chứng, nếu không thì họ sẽ chẩn đoán sai
bệnh. Mẹ tôi thường bị đau nửa đầu, bà khá cứng rắn khi có gì đó nổ tung trong óc
và đó là một cơn đau ghê gớm, khác với những cơn đau bà đã từng chịu trước đó, nhưng
bác sĩ cho rằng có thể chỉ là dạng khác của chứng đau nửa đầu, và bà chỉ cần
uống thuốc giảm đau thôi. Sau năm ngày uống nhiều thuốc giảm đau, mẹ tôi chịu
phẫu thuật đầu vì chứng phình mạch não (brain aneurysm).
Thi thoảng, khi chúng ta được hỏi ý kiến về
việc từ thiện, chúng ta phải lắng nghe và ước tính những gì người ta cần, nếu
không thì chúng ta làm hại họ chứ không giúp đỡ họ.
Một phụ nữ đầu tóc rối bù đến gần tọi bên
ngoài nhà nghỉ ở Adelaide và xin 4 USD để đi xe buýt về nhà. Tôi thấy lạ là sao
lại chỉ cần 4 USD. Tôi đã trao cho bà hơn số tiền bà cần. Sau đó, tôi thấy bà đánh
bài ở tầng trệt, tôi cảm thấy buồn. Có vẻ như tôi đồng lõa với chứng nghiện
chơi bài của bà. Làm sao đây?
Tại Melbourne, tôi gặp một người vô gia cư, hầu
như không có tiền mua vé xe. Tôi đề nghị trả tiền vé giùm, nhưng phụ nữ này đã
mua vé rồi. Tôi mời cô đi ăn trưa… nhưng rồi người phục vụ lại không lấy tiền.
Sau khi chúng tôi đi loanh quanh gần khu
trường học, tôi quyết định thanh toán tiền nghỉ đêm cho cô. Sau khi nhận 30 USD,
cô nói: “Tôi quên là họ tăng giá ngày thứ
Tư, hôm nay giá 40 USD”. Tôi đưa cho cô hơn số tiền đó, rồi cô đi. Sau đó,
tôi biết giá phòng rẻ ở đó chỉ 26 USD. Tôi hy vọng cô sẽ dùng tiền dư để ăn
uống. Vài tuần sau, cô lại xin tiền, cô nói rằng cô sẽ trả lại. Và rồi cô lại
xin nữa. Tuy nhiên, tôi phải trở về Brisbane nên không gặp lại cô nữa.
Nghĩ lại, tôi thấy mình đã gặp nhiều người
chống lại cơn nghiện ma túy, tôi không biết mình phải làm sao với người nghiện
ma túy như vậy. Tôi phải làm sao đây? Làm sao người ta có thể giúp đỡ người
khác thoát khỏi xiềng xích của cuộc sống?
Khi Chúa Giêsu gặp một phụ nữ Samari, và khi Ngài
gặp Da-kêu, Ngài yêu cầu họ những điều đơn giản — một ngụm nước, cho trú đêm.
Khi yêu cầu họ những thứ họ có thể cho, Ngài mở đường cho những gì Ngài có thể
cho họ — tha tội và giải thoát họ khỏi tội, khỏi chứng nghiện dâm ô và tham lam.
Có thể đây là một kiểu mẫu cho công việc từ
thiện. Những người đắm chìm trong tội lỗi và cơn nghiện thường cảm thấy vô vọng,
thậm chí còn cảm thấy vô ích. Khi bạn hiểu ý muốn tự do của ai đó, họ có thể
bắt đầu thay đổi từ bên trong, cố thoát khỏi đam mê khi nhận thấy điều họ làm
có ảnh hưởng người khác.
Chúa Giêsu đã không yêu cầu Da-kêu đền bù vì
hành động sai trái của mình, nhưng Da-kêu vẫn vui vẻ nói với Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi,
tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp
bốn” (Lc 19:8). Yêu cầu của Chúa Giêsu đối với lòng hiếu khách của Da-kêu
đã là “chìa khóa” mở cửa lòng của con người này. Ngày nay, làm sao chúng ta có
thể giúp người khác mở lòng? Và nhu cầu của chúng ta có mở ra không?
Tên gọi Da-kêu (Zacchaeus), Hy ngữ là Ζακχαῖος hoặc Zakchaios, có nghĩa là TRONG SẠCH và
CÔNG CHÍNH. Một ý nghĩa thật thú vị, vì Da-kêu mang tiếng là “dơ bẩn” nhưng lại
“trong sạch”. Còn chúng ta, những người nhận mình là “trong sạch” và “đạo đức”
nhưng liệu chúng ta có “trong sạch” và “công chính” như ông “dơ bẩn” Da-kêu?
JEAN ELIZABETH
SEAH
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ
IgnitumToday.com)
Đêm 12-10-2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment