Ít người có ảnh hưởng trong thế kỷ XX như Thánh GH Gioan
XXIII, ngài tránh được người khác chú ý càng nhiều càng tốt. Thật vậy, có người
đã viết rằng “tính bình dân” có vẻ là một trong các đức tính nổi bật của ngài
nên ngài được nhắc đến với biệt danh “ông già bình dân.”
Là con cả trong một gia đình ở Sotto il Monte, gần Bergamo
thuộc Bắc Ý, Angelo Giuseppe Roncalli luôn hãnh diện về nguồn gốc thực tế của ngài là nghèo. Khi là chủng sinh ở chủng viện
Bergamo, ngài còn gia nhập Dòng Ba Phanxicô.
Sau khi thụ phong linh mục năm 1904, ngài trở lại Rôma để học
giáo luật (canon law). Sau đó ngài làm thư ký cho giám mục, rồi là giáo sư dạy
lịch sử giáo hội tại chủng viện và xuất bản báo chí của giáo phận.
Ngài là người khiêng cáng cho quân đội Ý trong Thế Chiến II nên ngài trực tiếp biết về chiến tranh. Năm 1921, ngài được bầu làm giám đốc Hội
Truyền Bá Đức Tin (Society for the Propagation of the Faith), ngài dành thời gian dạy khoa nghiên
cứu Tông Phẩm (patristics, các tác phẩm của các tông đồ đầu tiên của Chúa
Giêsu) tại chủng viện ở Rôma.
Năm 1925, ngài làm nhà ngoại giao Tòa thánh, phục vụ đầu
tiên ở Bulgaria, rồi ở Thổ Nhĩ Kỳ và ở Pháp (1944-1953). Trong Thế Chiến II, ngài
thân quen với các vị lãnh đạo Chính Thống giáo và được trợ giúp của đại sứ quán
Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ, TGM Roncalli đã cứu thoát khoảng 24.000 người Do Thái.
Ngài được tấn phong hồng y và được bổ nhiệm làm TGM giáo phận
Venice năm 1953. Một tháng sau sinh nhật thứ 78, ngài được bầu làm giáo hoàng,
chọn Tông hiệu Gioan – tên thánh của cha ngài và thánh bổn mạng đền thờ Rôma, tức
là Thánh Gioan Latêranô. Ngài làm việc rất
nghiêm túc, nhưng không nghiêm khắc. Sự hóm hỉnh của ngài mau được mọi người
biết đến, và ngài bắt đầu họp với các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị trên
khắp thế giới. Năm 1962, ngài nỗ lực giải quyết sự khủng hoảng tên lửa của
Cuba.
Hai Tông thư nổi tiếng của ngài là “Mẹ và Thầy”
(Mater et Magistra, 1961) và “Hòa Bình trên Thế Giới” (Pacem in Terris, 1963). Ngài tăng thêm tổng số thành viên của Hồng y đoàn
(College of Cardinals) và toàn cầu hóa Hồng y đoàn. Phát biểu tại buổi khai mạc
Công đồng Vatican II, ngài chỉ trích “các
nhà tiên tri về tận thế trong thời đại hiện đại không thấy gì mà chỉ quanh co
và phá hoại.” Ngài nói: “Giáo hội
luôn luôn chống lại... các sai lầm. Tuy nhiên, ngày nay giáo hội thích dùng liệu
pháp Lòng Thương Xót hơn là nghiêm khắc”. Trên giường bệnh, ngài nhắn nhủ: “Không phải Phúc âm đã thay đổi mà là chúng
ta đã bắt đầu hiểu Phúc âm đúng hơn. Những ai sống lâu như tôi đều có thể so
sánh các nền văn hóa và truyền thống khác nhau, và cũng biết rằng đã đến lúc nhận
biết các dấu hiệu của thời đại, nắm bắt cơ hội và nhìn xa trông rộng”. Báo
TIME, số ra ngày 4-1-1963, đăng hình ngài trên bìa và chọn ngài là “người của
năm” (Man of the Year). ĐGH Gioan Phaolô II tuyên chân phước cho ngài vào ngày 3-9-2000,
ngày 11-10 (ngày khai mạc khóa họp đầu tiên của Công đồng Vatican II) là lễ nhớ
ngài. ĐGH Phanxicô tuyên thánh cho ngài vào ngày 27-4-2014, Đại lễ Lòng Chúa
Thương Xót. Châm ngôn sống của ngài là “Obœdientia et Pax – Tuân Phục và
Bình An.”
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment