Ngày 7 tháng 10, Giáo hội Công giáo kính mừng
lễ Đức Mẹ Mân Côi. Trước đây lễ này gọi là lễ Đức Mẹ Chiến Thắng (Our Lady of
Victory), có từ giữa thế kỷ 16, cuộc chiến thắng này đem lại an bình cho Âu
châu vì được thoát khỏi quân Thổ Nhĩ Kỳ. Thánh GH Piô V chân nhận rằng chiến
thắng này có sự can thiệp của Đức Mẹ, bởi vì trước khi chiến tranh xảy ra, việc
lần chuỗi Mân Côi được kêu gọi trên khắp Âu châu.
Lễ này luôn được mừng trước một tuần, sau khi
Giáo hội Byzantine mừng lễ Đức Mẹ Che Chở (Protection of the Mother of God), lễ
này được Giáo hội Chính thống Đông phương và Công giáo Đông phương cử hành vào
ngày 1 tháng 10 để nhớ cuộc chiến thắng hồi thế kỷ thứ 10 đã bảo vệ Constantinople
khỏi bị xâm lăng sau khi Đức Mẹ hiện ra.
ĐGH Leo XIII là người rất sùng kính Đức Mẹ
Mân Côi, ngài đã viết 11 tông thư về lễ này và tầm quan trọng của lễ này trong
triều đại giáo hoàng của ngài.
Trong tông thư “Supremi Apostolatus Officio” năm
1883, ĐGH Leo XIII đã sử dụng các từ ngữ trong kinh nguyện Đức Mẹ cổ xưa nhất,
được biết đến theo truyền thống Latin là “Sub Tuum Præsidium,” khi ngài viết: “Đã luôn có thói quen của người Công giáo
khi gặp gian nan khốn khó thì chạy đến ẩn náu nơi Mẹ Maria.”
ĐGH Leo XIII viết tiếp: “Lòng sùng kính này cao cả và tin tưởng dành cho Nữ Vương Thiên Đàng, chưa
bao giờ chiếu sáng với vẻ rực rỡ như khi Giáo hội chiến đấu của Thiên Chúa có
vẻ gặp nguy hiểm vì sự tàn bạo của tà thuyết… hoặc vì sự mục nát luân lý quá
quắt, hoặc vì những cuộc tấn công của kẻ thù dũng mãnh.” Trong số các “cuộc
tấn công” như vậy có cuộc chiến tại Lepanto, một thời điểm quan trọng và quyết
định tại Âu châu và trong lịch sử thế giới.
Quân Thổ Nhĩ Kỳ của đế chế Ottoman đã xâm
lăng và chiếm đế chế Byzantine năm 1453, đem lại cho Byzantine một đế chế năm
1453, đem lại phần lớn của thế giới Kitô giáo bị phân chia theo luật Hồi giáo. Đối
với một thế kỷ tiếp theo, quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bành trướng đế quốc của họ về phía
Tây và khẳng định quyền của họ tại Địa Trung Hải. Năm 1565, họ tấn công Malta, mường
tượng về cuộc chiếm giữ Rôma. Mặc dù bị đẩy lùi tại Malta, quân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn
bắt được Cyprus vào mùa Thu năm 1570.
Năm sau, ba lực lượng Công giáo trên lục địa
này – Genoa, Tây Ban Nha, và Quốc Gia Giáo Hoàng – đã hình thành một liên minh
gọi là Liên Đoàn Thánh, để bảo vệ văn minh Kitô giáo, chống lại cuộc xâm lăng
của quân Thổ Nhĩ Kỳ. Các hạm đội đương đầu với quân Thổ Nhĩ Kỳ ở gần bờ biển
phía Tây Hy Lạp vào ngày 7-10-1571.
Các thủy thủy trên 200 con tàu đều lần chuỗi
Mân Côi để chuẩn bị chiến đấu – các tín hữu khắp Âu châu cũng vậy, Đức giáo
hoàng động viên họ đến nhà thờ kêu xin Đức Mẹ ngăn chặn quân Thổ Nhĩ Kỳ hung
tàn.
Có một số tài liệu nói rằng ĐGH Piô V đã thị
kiến mầu nhiệm về chiến thắng lẫy lừng của Đạo Binh Thánh. Không chút nghi ngờ,
Đức giáo hoàng biết tầm quan trọng của các sự kiện trong ngày đó, ngài thông
báo rằng gần 300 con tàu của quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắt giữ hoặc bị chìm. Ngài đã
biết ơn và thiết lập một lễ mà ngày nay chúng ta gọi là lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Sử gia John F. Guilmartin viết: “Chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Lepanto là một
thảm họa của sự kết thúc thê thảm đầu tiên đối với Kitô giáo, và Âu châu sẽ đi
theo một đường vòng lịch sử khác hẳn với những gì đã đạt được.”
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicNewsAgency.com)
Thánh ca KÍNH
MỪNG MẸ MÂN CÔI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment