Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

16/9 – CÁC THÁNH CORNELIÔ, GIÁO HOÀNG TỬ ĐẠO, và CYPRIANÔ, GIÁM MỤC TỬ ĐẠO (qua đời năm 253)

Trống ngôi giáo hoàng 14 tháng sau khi Thánh Fabianô tử đạo vì Giáo hội bị bách hại dữ dội. Trong thời gian đó, Giáo hội được một số linh mục điều hành. Thánh Cyprianô, bạn của Thánh Corneliô, viết rằng Corneliô được bầu làm giáo hoàng “bởi phán quyết của Thiên Chúa và của Đức Kitô, bởi chứng thực của đa số giáo sĩ, bởi mọi người, với sự đồng thuận của các linh mục cao niên và các giáo dân tốt lành.
Vấn đề lớn nhất trong hai năm làm giáo hoàng của Corneliô là phải xứ lý về Bí tích Hòa giải và tập trung vào việc tái thu nhận các Kitô hữu đã bội giáo trong thời gian bị bách hại. Thánh Cyprianô, giám mục của Phi châu, kêu gọi giáo hoàng xác nhận vị thế của mình mà những người trở lại chỉ được hòa giải bằng quyết định của giám mục – ngược lại cách khoan dung của Novatus.
Tuy nhiên, tại Rôma, Thánh Corneliô có cách nhìn khác. Sau khi ngài được chọn làm giáo hoàng, một linh mục tên là Novatian (một trong những người cai điều hành Giáo hội lúc đó) đã tự phong cho mình làm giám mục của Rôma – đây là ngụy giáo hoàng đầu tiên. Ngụy giáo hoàng này phủ nhận Giáo hội có quyền hòa giải không chỉ với những người bội giáo đã trở lại, mà cả những người phạm tội giết người, tà dâm, thông dâm hoặc vợ nọ con kia. Thánh Corneliô đã nâng đỡ Giáo hội (nhất là Cyprianô của Phi châu) trong việc kết án tà thuyết Novatian, dù tà thuyết này hiện hữu suốt vài thế kỷ. Thánh Corneliô triệu tập một công nghị tại Rôma năm 251 và cho phép những người bội giáo đã trở lại được gia nhập Giáo hội qua Bí tích Hòa giải.
Tình bạn giữa Thánh Corneliô và Thánh Cyprianô bị căng thẳng một thời gian khi một trong số đối thủ của Thánh Cyprianô kết án ngài. Nhưng mọi chuyện đã được sáng tỏ. Một tài liệu của Thánh Corneliô cho thấy mức độ quy mô tổ chức trong Giáo hội Roma hồi giữa thế kỷ III: 46 linh mục, 7 phó tế, 7 phụ phó tế. Số Kitô hữu ước tính khoảng 50.000 người. Thánh Corneliô qua đời vì cực khổ trong thời gian bị đi đày ở nơi mà nay là Civitavecchia (gần Rôma).
TRẦM THIÊN THU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment