Sau khi cậu con trai Jason bị một thiếu niên
14 tuổi dùng súng bắn chết tại trường học, mục sư (MS) Anh giáo Dale Lang đã tổ
chức lễ tưởng niệm và cầu nguyện công khai cho kẻ sát nhân và gia đình của kẻ
sát nhân. Chuyện xảy ra 10 năm trước, và tới ngày nay, một cư dân tên Taber ở
Atlanta lại tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình và sứ điệp của lòng tha thứ.
Ngày 20-11, MS Dale Lang đến Toronto dự hội
nghị về công lý để nói về sự tha thứ là phương kế phá tan bạo lực. MS Lang nói:
“Nếu tôi vẫn bực tức người thiếu niên đã
cướp mạng sống của con trai tôi thì tôi sẽ tạo nguy hiểm thêm cho vợ tôi, gia
đình tôi và chính bản thân tôi. Nếu tôi cứ tức giận theo thời gian thì như thế
không khác một nhà tù, nơi rất khó thoát ra. Khi chúng tôi chọn cách tha thứ,
chúng tôi có thể tạo sự chọn lựa ngay cả lúc rất khó khăn và điều đó sẽ thảnh
thơi đạt đến con đường tha thứ”.
Hội nghị về công lý thường niên lần thứ tư
được hội từ thiện “Friends of Dismas” (Những Người Bạn của Dismas – Dismas là
tướng cướp “tốt lành” cùng chịu đóng đinh với Chúa Giêsu) tổ chức, hội này
khuyến khích những người có đức tin liên quan công việc sáng tạo và hàn gắn đối
với những người đã phạm pháp. Dismas là “người trộm lành”, bị đóng đinh với
Chúa Giêsu nhưng đã thành tâm sám hối.
MS Lang nói rằng sự tức giận là phản ứng tự
nhiên. Nhưng nhiều người đã tự xây “bức tường sắt” bao quanh mình và nuốt hận
vào trong, cứ để vết thương không khép miệng. Một phụ nữ đến gần ông ấy sau khi
ông ấy nói tại một nhà thờ rằng bà ta không hiểu sao ông ấy lại tha thứ cho kẻ
sát nhân. Bà ấy vẫn lộ con mắt căm phẫn với người tài xế say rượu và đã cán
chết con gái bà từ 15 năm trước.
Ông ấy nói: “Khi tôi thấy tia thù hận trong mắt bà ấy, tôi nhận thấy sự tha thứ có
ý nghĩa thế nào đối với tôi. Tôi cảm ơn Chúa đã cứu tôi thoát cảnh mà người phụ
nữ kia đã sống suốt 15 năm”.
Phó tế Công giáo Mike Walsh, người tổ chức
hội nghị và người sáng lập hội Friends of Dismas, nói rằng tặng phẩm tha thứ mà
gia đình MS Lang trao cho kẻ đã giết Jason là điều không thể bị đánh giá thấp.
Phó tế Mike Walsh nói: “Tôi gặp những
người liên quan các lĩnh vực khác, họ làm tổn thương ai đó và biết mình không
bao giờ được tha thứ. Họ cứ đem theo nỗi ray rứt đó suốt đời, và đôi khi họ bị
kẹt ở đó”.
Phó tế Mike Walsh nói MS Lang đã đúng khi nói
rằng sự tha thứ không nhất thiết phải là hòa giải. Đôi khi người phạm tội sẽ
không bao giờ tỏ dấu hối hận. Nhưng trong nhiều trường hợp có quyết định tồi
tệ, như trường hợp tài xế say rượu cán chết người, thường thì người bị truy tố
rất hối hận. Việc biết mình được tha sẽ giúp họ rất nhiều. Thực sự giải thoát
cho cả người bị tổn thương và cho phép người khác bước tới – nếu họ ăn năn và
thực sự muốn được tha thứ.
Sự tha thứ và công lý phục hồi là điều quan
trọng để giúp tái hòa nhập tội nhân với xã hội, trao cho họ tình bạn hữu và ý
nghĩa phục hồi trong cuộc đời họ. Đó là mục đích của hội “Friends of Dismas”.
Việc giúp những tội nhân tha thứ cho những người khác trong chuyện quá khứ cũng
là điều quan yếu, vì sự lạm dụng hoặc tổn thương của họ có thể khiến họ phạm
tội.
Cựu tù nhân Don đã bị lạm dụng và bị mẹ ruột
khinh thường, đã từng đi cướp có vũ trang từ lúc 12 tuổi. Anh cảm thấy an tâm
khi anh có thể tha thứ cho mẹ mình sau khi anh viết hết cơn tức giận vào một lá
thư. Anh nói: “Tôi vẫn cảm thấy buồn
nhiều nhưng cơ bản là lòng thù hận đã được giải quyết, và tôi thấy khá tự do.
Thiên Chúa không nói tha thứ vì tôi xin Ngài tha hoặc tôi nói bạn tha. Ngài vẫn
nói tha thứ vì đó là điều thực sự tốt lành cho chính chúng ta”.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicRegister.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment