Thánh Êusêbiô là người bảo vệ
Giáo hội trong lúc khó nguy nhất. Ngài sinh tại đảo Sardinia, là thành viên
giáo sĩ Rôma và là giám mục tiên khởi của GP Vercelli ở Piedmont. Ngài cũng là
người tiên phong liên kết đời tu với giáo sĩ, thành lập linh mục đoàn giáo phận
theo nguyên tắc: “Cách tốt nhất để thánh
hóa giáo dân là phải cho giáo dân thấy giáo sĩ vững mạnh nhân đức và sống cộng
đoàn”.
Ngài được ĐGH Libêriô cử đi
thuyết phục hoàng đế kêu gọi thành lập hội đồng để giải quyết các vấn đề giữa
Công giáo và tà thuyết Arian (*). Khi được cử tới Milan (Ý), Thánh Êusêbiô miễn
cưỡng đi vì ngài cảm thấy khối Arian sẽ có cách riêng, dù người Công giáo đông
hơn. Ngài từ chối lên án Thánh Athanasiô (giáo phụ, Hy Lạp, 293-373).
Ngài đặt tín điều Công đồng Nicê
lên bàn và cương quyết rằng phải ký trước khi tiếp tục các vấn đề khác. Hoàng
đế ép buộc ngài, nhưng ngài cương quyết là Thánh Athanasiô vô tội và nhắc hoàng
đế nhớ rằng không được dùng quyền lực thế
gian để gây ảnh hưởng quyết định của Giáo hội. Mới đầu hoàng đế dọa giết
ngài, nhưng sau lại đày ngài đi Palestine. Có những người theo thuyết Arian kéo
ngài đi trên các con đường và nhốt ngài vào một phòng nhỏ, chỉ thả ngài ra sau
khi bỏ đói ngài 4 ngày. Không lâu sau ngài được phục chức.
Nhưng rồi ngài lại bị tiếp tục
bị đi đày ở Tiểu Á và Ai Cập tới khi hoàng đế mới cho ngài về tòa giám mục ở
Vercelli. Ngài tham dự Công đồng Alexandria với Thánh Athanasiô và tỏ ra nhân
hậu với các giám mục đã bị nao núng. Ngài cũng làm việc với Thánh Hilary
Poitiers để chống lại tà thuyết Arian. Ngài qua đời an bình tại giáo phận khi
tuổi cao sức yếu.
TRẦM THIÊN
THU
(*) Arianism: thuyết của
Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi
Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Công đồng Nicaea (AD 325) đã kết
án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha”. Thuyết Arian được
nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế
Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu
tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà
thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin
tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân chứng của Giavê (Jehovah's
Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism), tương tự
Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment