“Kẻ nghèo hèn được đất hứa làm gia nghiệp và vui hưởng cảnh an lạc
chan hòa.” (Tv 37:11)
Tiến sĩ Jan Karski sống khác thường với trách nhiệm là giáo sư tại
trường đại học Georgetown. Ông làm cho các lớp học say mê khi ông chia sẻ kinh
nghiệm sống của ông. Đây là vài ví dụ:
– Sống sót sau khi bị quân đội Nga bắt giữ, ông đã trốn thoát trước
cuộc tàn sát 8.000 binh sĩ Ba Lan ở rừng Katyn.
– Trốn thoát bằng cách nhảy khỏi xe lửa của Đức quốc xã khi đang chạy ở
Ba Lan.
– Gia nhập quân đội ngầm của Ba Lan, chuyển các mật thư từ Âu châu tới
Pháp.
– Sống sót sau khi bị Đức quốc xã bắt giữ và hành hạ.
– Trốn quân Đức quốc xã bằng cách nhảy ra ngoài cửa sổ bệnh viện.
– Chứng kiến cuộc diệt chủng của Hitler tại trại tập trung.
– Đi khắp Âu châu, nơi nào cũng có Đức quốc xã, để tới Luân Đôn và cho
Phòng Chiến tranh Anh quốc biết kinh nghiệm của ông.
– Cuối cùng đến Mỹ và
nói chuyện với tổng thống Franklin Delano Roosevelt.
Wanda Urbanska nói về Jan Karski: “Ông
ta tiếp tục là nhà giáo dục, không cay cú, nhưng vẫn hiền hậu. Ông ta là tác
nhân tích cực của sự thiện, nối nhịp cầu giữa các cộng đồng với nhau.”
Những người như tiến sĩ Karski – qua sự tận tụy, hy sinh và can đảm –
đã giúp đánh bại thế lực tàn bạo của Hitler hồi Thế Chiến II. Cảm tạ Chúa đã
cho có những người như vậy tiếp tục đứng lên trong mỗi thế hệ. Mong sao chúng
ta cũng được gợi hứng nhờ câu chuyện về tiến sĩ Jan Karski và những con người
đã phục vụ như ông.
Lạy Đấng giải thoát, xin
làm cho cuộc đời con tạo nên sự khác biệt trong thời đại này. Amen.
TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ STRENGTH for SERVICE to GOD and
COMMUNITY)
KIÊN NHẪN YÊU THƯƠNG
“Xin Thiên Chúa là nguồn kiên nhẫn và an ủi, làm cho anh em được đồng tâm nhất trí với nhau, như Đức Kitô Giêsu đòi hỏi.” (Rm 15:5)
Trong Rút 1:11-22, bà Naomi nói: “Các con ơi, về đi, theo mẹ làm gì? Trong lòng mẹ còn con trai nào nữa đâu mà gả chồng cho các con. Về đi, các con ơi! Đi đi! Mẹ quá già rồi, không còn tái giá được nữa. Cho dù mẹ có nói được: mẹ còn hy vọng, ngay đêm nay sẽ lấy chồng và sinh được con trai, thì chẳng lẽ chúng con cứ đợi mãi cho đến khi chúng lớn lên? Chẳng lẽ chúng con cứ ở vậy, không chịu lấy chồng? Không, các con ơi! Tình cảnh chúng con làm mẹ cay đắng lắm, vì tay Đức Chúa giáng phạt mẹ.” Hai người con dâu lại oà lên khóc. Oóc-pa ôm hôn từ giã mẹ chồng, còn Rút thì cứ khắng khít theo bà.
Bà Naomi nói: “Kìa chị dâu con trở về với dân tộc của nó và các thần của nó. Con cũng vậy, hãy theo chị dâu con mà về đi!” Rút đáp: “Xin mẹ đừng ép con bỏ mẹ mà trở về, không theo mẹ nữa, vì mẹ đi đâu, con đi đó, mẹ ở đâu, con ở đó, dân của mẹ là dân của con, Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con. Mẹ chết ở đâu, con chết ở đó, và nơi đó con sẽ được chôn cất. Xin Đức Chúa phạt con thế này và thêm thế kia nữa, nếu con lìa xa mẹ mà không phải vì cái chết!”
Thấy Rút cứ một mực đi với mình, bà Naomi không còn nói gì về chuyện đó nữa. Hai mẹ con cùng đi cho đến khi tới Bêlem. Họ tới Bêlem, làm cả thành xôn xao. Các người phụ nữ hỏi: “Có phải bà Naomi đấy không?” Bà nói: “Đừng gọi tôi là Naomi nữa, hãy gọi tôi là Mara, vì Đấng Toàn Năng đã bắt tôi phải chịu quá nhiều cay đắng. Tôi ra đi, của cải dư đầy, Đức Chúa đem tôi về hai bàn tay trắng! Gọi tôi là Naomi làm gì, trong khi Đức Chúa đã làm cho tôi tủi nhục, Đấng Toàn Năng đã để tôi đau khổ?” Thế là từ cánh đồng Môáp, bà Naomi trở về cùng với con dâu người Môáp là Rút. Họ đã đến Bêlem vào đầu mùa gặt lúa mạch.
Cô Rút đã chứng tỏ lòng tôn kính sâu xa và yêu thương đối với mẹ chồng là bà Na-o-mi, thế nên Thiên Chúa đã chúc lành cho cô Rút.
Khi văn hóa của chúng ta trở nên bận rộn và chúng ta xa cách nhau, các phẩm chất con người như lòng trung thành và lời thề hứa có thể trở nên hiếm hoi. Hãy làm việc để nối kết mọi thứ. Hãy là nhịp cầu nối kết các nhóm phục vụ. Hãy để sự trung thành là đặc tính được mọi người nhận biết nơi chúng ta.
Lạy Đấng Tín Trung, xin tạ ơn Ngài đã tạo nhịp cầu nối kết tâm hồn của chúng con. Xin giúp con đạt được lòng trung thành và sự đoàn kết trong những gì chúng con làm. Amen.
TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ STRENGTH for SERVICE to GOD and COMMUNITY)
LẮNG NGHE
Trong 1 Sm 3, chúng ta thấy Samuel là một cậu bé đã giúp ông Êli làm nhiệm vụ ở Đền Thờ. Một đêm kia, Êli và Samuel ngủ trong Đền Thờ, nơi có Hòm Giao Ước của Thiên Chúa.
Bất ngờ Samuel nghe có tiếng gọi. Cậu thức dậy và chạy tới bên ông Êli và nói: “Dạ, con đây, thầy gọi con!” Ông bảo: “Thầy không gọi con đâu. Con về ngủ đi.” Cậu bèn đi ngủ. Lần thứ hai Samuel nghe tiếng gọi và cậu lại đến bên ông Êli. Ông cũng bảo không có gọi và lại bảo Samuel về ngủ.
Lần thứ ba, ông Êli bảo Samuel: “Con về ngủ đi, và hễ có ai gọi con thì con thưa: ‘Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe’.” Samuel về ngủ ở chỗ của mình.
Đức Chúa đến, đứng đó và gọi như những lần trước: “Samuel! Samuel!” Samuel thưa: “Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.”
Câu chuyện này có điều bí ẩn. Cách để bắt đầu thời gian cầu nguyện là thân thưa: “Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.” Và rồi hãy thinh lặng và lắng nghe.
Lạy Thiên Chúa toàn năng, con muốn nghe được tiếng Ngài và biết khi nào Ngài nói với con. Xin giúp con lắng nghe tiếng Ngài nổi trội hơn mọi thứ ồn ào của cuộc đời này, và xin giúp con vâng lời. Amen.
TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ STRENGTH for SERVICE to GOD and COMMUNITY)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment