“Tôi được người hấp hối chúc lành, tôi đem lại niềm vui cho lòng góa phụ. Tôi đã mặc lấy đức công chính như áo che thân, lấy lẽ công minh làm mũ đội
đầu và áo khoác. Tôi nên mắt cho kẻ mù lòa, thành chân cho người què quặt. Tôi
là cha của người nghèo túng, tôi xử kiện cho người xa lạ.” (G 29:13-16)
Caitlin Crommett là tình nguyện viên tại Hospice Care of the West ở
Foothill Ranch, California, làm hồ sơ, và còn hát ở các buổi lễ tưởng niệm.
Được gợi hứng từ bộ phim Patch Adams, Caitlin hình dung ra một nhóm có thể tạo
những điều ước cho các bệnh nhân ở thời kỳ cuối. Và rồi tổ chức Dream Catchers
(Nắm Bắt Mơ Ước) đã ra đời.
Cha mẹ cô đã để dành tiền cho cô đi học tại Catholic High School, nhưng
Caitlin xin cha mẹ cho đi học tại trường công ở địa phương, để dùng số tiền kia
bắt đầu tổ chức của cô.
Ân nhân đầu tiên là Ăn năn Klein, có chồng là Bernard, là người của
Hospice Care of the West. Ann nói: “Chúng
tôi đi thuyền mỗi tuần trong nhiều năm qua. Tôi nói rằng nếu Bernard đi thuyền
một lần nữa thì hẳn là ông ấy sẽ thích lắm.”
Ngay sau đó, Caitlin làm cho họ thỏa mãn. Khi lên thuyền, Bernard bắt
đầu cười. Ăn năn nói: “Lâu rồi chúng tôi
mới lại cười với nhau.” Caitlin dự tính tiếp tục Dream Catchers khi cô học
đại học Notre Dame. Cô nói: “Tôi không
thể không làm điều đó.”
Là bệnh nhân ung thư phổi đã được tổ chức Dream Catchers giúp đỡ, Helen
nói về Caitlin: “Thật tuyệt vời. Người ta
nghe nói về những điều xấu mà tụi trẻ đang làm chứ chưa bao giờ nghe nói về
điều tốt như thế này.”
Nhiều thập niên qua, văn hóa của chúng ta bắt đầu làm giảm giá trị
người già và người sắp chết. Việc đảo ngược xu hướng xã hội như thế này là điều
nên khích lệ, điều đó cũng tạo phúc lành cho nhưng người liên quan. Chứng tỏ
tình yêu, niềm tin và lòng tôn trọng với những người sắp chết là cách quý trọng
sự sống và tình yêu thương. Bạn sẽ phục vụ như thế nào đối với những người hèn
mọn, sắp chết và đã khuất?
Lạy Đấng là Sự Sống, xin
cho những người hấp hối làm cho sự sống có giá trị. Sự kết thúc làm cho hành
trình có mục đích. Hôm nay, xin giúp con sống xứng đáng và sống dồi dào. Xin
cho từng giây phút sống của con đều có ý nghĩa khi con phục vụ người khác nhân
danh Ngài. Amen.
TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ STRENGTH for SERVICE to GOD and
COMMUNITY)
KIÊN NHẪN YÊU THƯƠNG
“Xin Thiên Chúa là nguồn kiên nhẫn và an ủi, làm cho anh em được đồng tâm nhất trí với nhau, như Đức Kitô Giêsu đòi hỏi.” (Rm 15:5)
Trong Rút 1:11-22, bà Naomi nói: “Các con ơi, về đi, theo mẹ làm gì? Trong lòng mẹ còn con trai nào nữa đâu mà gả chồng cho các con. Về đi, các con ơi! Đi đi! Mẹ quá già rồi, không còn tái giá được nữa. Cho dù mẹ có nói được: mẹ còn hy vọng, ngay đêm nay sẽ lấy chồng và sinh được con trai, thì chẳng lẽ chúng con cứ đợi mãi cho đến khi chúng lớn lên? Chẳng lẽ chúng con cứ ở vậy, không chịu lấy chồng? Không, các con ơi! Tình cảnh chúng con làm mẹ cay đắng lắm, vì tay Đức Chúa giáng phạt mẹ.” Hai người con dâu lại oà lên khóc. Oóc-pa ôm hôn từ giã mẹ chồng, còn Rút thì cứ khắng khít theo bà.
Bà Naomi nói: “Kìa chị dâu con trở về với dân tộc của nó và các thần của nó. Con cũng vậy, hãy theo chị dâu con mà về đi!” Rút đáp: “Xin mẹ đừng ép con bỏ mẹ mà trở về, không theo mẹ nữa, vì mẹ đi đâu, con đi đó, mẹ ở đâu, con ở đó, dân của mẹ là dân của con, Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con. Mẹ chết ở đâu, con chết ở đó, và nơi đó con sẽ được chôn cất. Xin Đức Chúa phạt con thế này và thêm thế kia nữa, nếu con lìa xa mẹ mà không phải vì cái chết!”
Thấy Rút cứ một mực đi với mình, bà Naomi không còn nói gì về chuyện đó nữa. Hai mẹ con cùng đi cho đến khi tới Bêlem. Họ tới Bêlem, làm cả thành xôn xao. Các người phụ nữ hỏi: “Có phải bà Naomi đấy không?” Bà nói: “Đừng gọi tôi là Naomi nữa, hãy gọi tôi là Mara, vì Đấng Toàn Năng đã bắt tôi phải chịu quá nhiều cay đắng. Tôi ra đi, của cải dư đầy, Đức Chúa đem tôi về hai bàn tay trắng! Gọi tôi là Naomi làm gì, trong khi Đức Chúa đã làm cho tôi tủi nhục, Đấng Toàn Năng đã để tôi đau khổ?” Thế là từ cánh đồng Môáp, bà Naomi trở về cùng với con dâu người Môáp là Rút. Họ đã đến Bêlem vào đầu mùa gặt lúa mạch.
Cô Rút đã chứng tỏ lòng tôn kính sâu xa và yêu thương đối với mẹ chồng là bà Na-o-mi, thế nên Thiên Chúa đã chúc lành cho cô Rút.
Khi văn hóa của chúng ta trở nên bận rộn và chúng ta xa cách nhau, các phẩm chất con người như lòng trung thành và lời thề hứa có thể trở nên hiếm hoi. Hãy làm việc để nối kết mọi thứ. Hãy là nhịp cầu nối kết các nhóm phục vụ. Hãy để sự trung thành là đặc tính được mọi người nhận biết nơi chúng ta.
Lạy Đấng Tín Trung, xin tạ ơn Ngài đã tạo nhịp cầu nối kết tâm hồn của chúng con. Xin giúp con đạt được lòng trung thành và sự đoàn kết trong những gì chúng con làm. Amen.
TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ STRENGTH for SERVICE to GOD and COMMUNITY)
LẮNG NGHE
Trong 1 Sm 3, chúng ta thấy Samuel là một cậu bé đã giúp ông Êli làm nhiệm vụ ở Đền Thờ. Một đêm kia, Êli và Samuel ngủ trong Đền Thờ, nơi có Hòm Giao Ước của Thiên Chúa.
Bất ngờ Samuel nghe có tiếng gọi. Cậu thức dậy và chạy tới bên ông Êli và nói: “Dạ, con đây, thầy gọi con!” Ông bảo: “Thầy không gọi con đâu. Con về ngủ đi.” Cậu bèn đi ngủ. Lần thứ hai Samuel nghe tiếng gọi và cậu lại đến bên ông Êli. Ông cũng bảo không có gọi và lại bảo Samuel về ngủ.
Lần thứ ba, ông Êli bảo Samuel: “Con về ngủ đi, và hễ có ai gọi con thì con thưa: ‘Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe’.” Samuel về ngủ ở chỗ của mình.
Đức Chúa đến, đứng đó và gọi như những lần trước: “Samuel! Samuel!” Samuel thưa: “Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.”
Câu chuyện này có điều bí ẩn. Cách để bắt đầu thời gian cầu nguyện là thân thưa: “Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.” Và rồi hãy thinh lặng và lắng nghe.
Lạy Thiên Chúa toàn năng, con muốn nghe được tiếng Ngài và biết khi nào Ngài nói với con. Xin giúp con lắng nghe tiếng Ngài nổi trội hơn mọi thứ ồn ào của cuộc đời này, và xin giúp con vâng lời. Amen.
TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ STRENGTH for SERVICE to GOD and COMMUNITY)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment