Sunday, May 28, 2017

30/5 – THÁNH GRÊGÔRIÔ VII, GIÁO HOÀNG (1020-1085)

Thế kỷ X và nửa đầu thế kỷ XI là những tháng năm tăm tối đối với Giáo hội, một phần vì chức vụ giáo hoàng là thứ cầm cố của nhiều gia đình Rôma. Năm 1049, mọi sự bắt đầu thay đổi khi ĐGH Leo IX được bầu chọn. Ngài là một nhà cải cách, ngài đưa tu sĩ trẻ Hildebrand tới Rôma làm cố vấn và đại diện trong các sứ vụ quan trọng.
Sau đó, tu sĩ này trở thành ĐGH Grêgôriô VII.
Lúc đó có 3 “đại dịch” trong triều đại giáo hội của ngài: Buôn thần bán thánh (simony), hôn nhân phi pháp của các giáo sĩ, và truyền chức cho giáo dân (vua chúa và các nhà quý tộc kiểm soát việc bổ nhiệm các viên chức trong giáo hội).
Đối với các việc này, tu sĩ Hildebrand hướng dẫn sự chú ý của nhà cải cách, đầu tiên là cố vấn cho các giáo hoàng và sau đó (1073-1085) chính tu sĩ Hildebrand là giáo hoàng.
Các tông thư của ĐGH Grêgôriô nhấn mạnh vai trò của giám mục Rôma là “linh mục của Chúa Kitô” và là “trung tâm hữu hình của sự đoàn kết trong giáo hội”.
Ngài đấu tranh nhiều với Hoàng đế Rôma là Henry IV về việc ai kiểm soát việc bầu chọn các giám mục và các tu viện trưởng.
ĐGH Grêgôriô chống lại mọi sự tấn công vào sự tự do của giáo hội. Về điều này, ngài chịu đau khổ và chết khi bị đi đày. Ngài nói: “Tôi yêu công lý và ghét bất công, do đó tôi chết vì bị đày”. Đến 30 năm sau, giáo hội chiến thắng trong việc chống lại việc phong chức cho giáo dân.
TRẦM THIÊN THU

No comments:

Post a Comment

Comment