Athanasiô sống cuộc đời huyên náo nhưng tận hiến phục
vụ Giáo hội. Ngài là nhà vô địch về đức tin chống lại tà thuyết Arian (*). Sức mạnh của các bài ngài viết đã khiến
ngài được Giáo hội tôn phong là Tiến sĩ Giáo hội.
Ngài sinh trong một gia đình Kitô giáo ở Alexandria, Ai
Cập, được giáo dục theo lối cổ điển, đi tu làm linh mục, rồi làm thư ký cho ĐGM
Alexander, GP Alexandria. Rồi chính ngài cũng được bổ nhiệm làm giám mục. Vị
tiền nhiệm của ngài là ĐGM Alexander đã phê bình thẳng thắn phong trào phát
triển ở Đông phương – tức là tà thuyết Arian.
Khi ĐGM Athanasiô quản nhiệm GP Alexandria, ngài tiếp
tục chống tà thuyết này. Mới đầu có vẻ không khó lắm khi kết án tà thuyết
Arian. Tuy nhiên, chuyện không đơn giản. Công đồng Tyre được triệu tập với vài
lý do vẫn chưa rõ, hoàng đế Constantine bắt ĐGM Athanasiô đi đày ở Bắc Gaul. Đây
là lần đầu tiên trong các cuộc đi đày gợi nhớ đến cuộc đời Thánh Phaolô.
Sau khi Constantine băng hà, con trai ông phục hồi
cương vị giám mục cho Athanasiô. Tuy nhiên, cương vị giám mục chỉ kéo dài 1 năm,
rồi ngài lại bị truất phế vì sự cấu kết của các giám mục theo tà thuyết Arian. Ngài
đi Rôma, ĐGH Giuliô I triệu tập hội đồng giám mục để xem xét trường hợp của
ngài và các vấn đề liên quan.
Ngài bị đi đày 5 lần vì cương quyết bảo vệ tín lý về
thần tính của Chúa Giêsu Kitô. Thời gian đầu, ngài sống tương đối an bình trong
10 năm – đọc sách, viết lách và thúc đẩy đời sống Kitô giáo cùng với lý tưởng
tu trì mà ngài rất tận tụy. Những bài viết về giáo lý và lịch sử của ngài hầu
như là bút chiến (polemic), trực tiếp chống lại mọi phương diện của tà thuyết
Arian.
Trong số những bài viết về đời tu khổ hạnh của ngài, cuốn
“Life of St. Anthony” (Cuộc
Đời Thánh Antôn) được chú ý nhiều và góp công vào việc thành lập đời sống dòng
tu ở khắp Tây phương.
TRẦM
THIÊN THU
(*) Arianism: Thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Thuyết này từ chối thiên tính của Chúa Giêsu. Công đồng Nicaea (AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha”. Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân chứng của Giavê (Jehovah's Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment