Đa
số các thánh chịu nhiều chống đối, thậm chí còn bị hành hạ. Ngược lại, Thánh
Bernarđinô có vẻ giống một “máy phát điện người” đảm nhận các nhu cầu của thế
giới.
Ngài
là nhà giảng thuyết đặc biệt nhất thời đó, ngài đi khắp nước Ý, trấn an các
thành phố bị tan tành vì xung đột, thu hút tà giáo, thu hút đám đông 30.000
người, ngài theo lời khuyên của Thánh Phanxicô đi rao giảng về “nhân đức và
thói xấu, hình phạt và vinh quang”.
So
sánh với Thánh Phaolô, Thánh Bernarđinô có trực giác nhạy bén về các nhu cầu
của thời đại, cùng với sự thánh thiện và năng lực. Ngài hoàn thành tất cả dù
giọng nói ngài khàn và yếu, và ngài rất sùng kính Đức Mẹ.
Lúc
ngài 20 tuổi, bệnh dịch hoành hành Siêna. Có ngày có 20 người chết trong bệnh
viện. Thánh Bernarđinô tình nguyện điều hành bệnh viện, với sự hỗ trợ của các
thanh niên khác chăm sóc các bệnh nhân trong 4 tháng. Ngài không bị nhiễm bệnh
dịch nhưng quá kiệt sức nên bị sốt trong vài tháng. Ngài dành cả năm chăm sóc
người dì (coi như mẹ, vì cha mẹ ngài mất khi ngài còn nhỏ).
Khi
người dì mất, ngài cầu xin được biết Ý Chúa muốn đối với ngài.
Lúc
22 tuổi, ngài vào Dòng Phanxicô và thụ phong linh mục 2 năm sau. Gần 12 năm
sống trong cô tịch và cầu nguyện, nhưng ngài cảm thấy có ơn gọi đi rao giảng.
Ngài luôn đi bộ, đôi khi giảng hằng giờ ở một nơi, rồi lại tiếp tục đến nơi
khác.
Ngài
nổi tiếng về lòng sùng kính Thánh Danh Chúa Giêsu, di sản của ngài là biểu
tượng JHS, viết tắt 3 từ theo tên Chúa Giêsu bằng tiếng Hy Lạp, bằng chữ Gothic
trên một mặt nhật sáng chói. Biểu tượng này thay thế các biểu tượng dị đoan của
thời đó, kể cả huy hiệu của các bè phái (chẳng hạn Guelphs và Ghibellines)
Lòng
sùng kính này lan truyền, và biểu tượng này bắt đầu xuất hiện trong các nhà
thờ, các gia đình và các tòa nhà chung. Sự chống đối nổi lên từ những người cho
đó là “sự đổi mới nguy hiểm”. Người ta kiện cáo ngài 3 lần, nhưng ngài đã chứng
minh bằng sự thánh thiện, sự chính thống và sự thông minh.
Ngài
nhấn mạnh sự học sâu hiểu rộng và học hỏi thêm về thần học và giáo luật. Khi
ngài khởi xướng, lúc đó có 300 tu sĩ trong cộng đoàn. Ngài vẫn đi rao giảng
trong 2 năm cuối đời, và ngài qua đời trên đường đi rao giảng.
TRẦM
THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment