Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

GIÁO DỤC ĐẶC TRƯNG CỦA NHẬT BẢN

TriThucVN.net – Nhật Bản không chỉ là một trong những quốc gia cường thịnh nhất Châu Á, mà cũng gần như nằm trong top đầu những quốc gia mạnh trên toàn cầu.

Vậy người Nhật đã làm thế nào để bứt phá được khỏi thế giới do Âu Mỹ làm chủ và tạo dựng cho mình một chỗ đứng trên toàn cầu như vậy? Thật ra những điều này đều bắt nguồn từ thể chế giáo dục đáng được thế giới học tập của họ.

1. HỌC PHÉP LỊCH SỰ TRƯỚC KHI HỌC KIẾN THỨC

Ngay từ những ngày đầu cho đến trước năm thứ tư tiểu học, các trường học ở Nhật đều không tổ chức thi cử, chỉ có kiểm tra theo lớp. Họ cho rằng trước năm thứ tư tiểu học thì những gì cần học không phải là kiến thức mà là để các em nhỏ biết được tầm quan trọng của phép lịch sự.

Họ dạy các em nhỏ phải biết tôn trọng lẫn nhau, đồng thời biết thân thiện với thiên nhiên và động vật. Các em cũng học được cách chia sẻ và thấu hiểu. Ngoài ra, học cách kiên trì, tự kiềm chế bản thân và biết đâu là đúng sai cũng rất quan trọng.

2. NĂM HỌC MỚI BẮT ĐẦU TỪ NGÀY ¼

Các quốc gia khác trên thế giới thông thường đều bắt đầu năm học mới vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10. Còn ở Nhật, tháng 4 là thời gian hoa anh đào nở, vì vậy khi bắt đầu năm học mới, các em học sinh có thể nhìn thấy hoa anh đào tươi đẹp. Ngoài ra, một năm học của họ có 3 học kỳ, mỗi học kỳ có 6 tuần.

3. TRƯỜNG HỌC Ở NHẬT DO HỌC SINH TỰ MÌNH QUÉT DỌN, KHÔNG TUYỂN NHÂN VIÊN LAO CÔNG

Học sinh Nhật Bản phải tự mình quét dọn sạch sẽ khu vực trong trường học, các em học sinh sẽ phân tổ để lao động vệ sinh, từ đó học được tinh thần đồng đội và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, điều này cũng có thể giúp các em học cách tôn trọng những công việc khác nhau.

4. TRƯỜNG HỌC NHẬT BẢN CUNG CẤP BỮA TRƯA DINH DƯỠNG

Bữa trưa dinh dưỡng được nhà trường cung cấp theo hệ thống giáo dục Nhật Bản có thể bảo đảm sự cân bằng dinh dưỡng của học sinh. Các em học sinh sẽ ăn cơm cùng các bạn học khác và giáo viên trong phòng học, đồng thời cũng có thể bồi dưỡng tình cảm giữa các em học sinh với nhau cũng như giữa giáo viên và học sinh.

5. THỊNH HÀNH PHỤ ĐẠO SAU GIỜ HỌC

Để tham gia xây dựng đất nước, các em học sinh thường sẽ phải tham gia các lớp phụ đạo sau giờ học. Ngoài 8 tiếng lên lớp mỗi ngày, vào kì nghỉ hoặc cuối tuần, các em cũng sẽ không được lười biếng. Cũng chính vì vậy mà học sinh Nhật rất ít trường hợp bị lưu ban.

6. CHƯƠNG TRÌNH HỌC NGOÀI CÁC MÔN THÔNG THƯỜNG RA CŨNG ĐỒNG THỜI HỌC THƯ PHÁP VÀ THƠ CA

Đối với người Nhật, thư pháp cũng quan trọng như các môn nghệ thuật, hội họa khác. Bên cạnh đó, thơ Haiku cũng có thể giúp các em học sinh học được ý nghĩa của cách biểu đạt sâu sắc bằng từ ngữ đơn giản. Dù là theo kiểu nào thì cũng đều có thể giúp các em học cách tôn trọng nét đẹp truyền thống.

7. HỌC SINH PHẢI MẶC ĐỒNG PHỤC KHI ĐI HỌC

Hầu như tất cả các học sinh trung học đều phải mặc đồng phục khi đến lớp, quy định này có thể giúp học sinh có cảm giác đang ở trong môi trường học đường và cũng tạo cho các em sự hòa đồng.

8. TỈ LỆ CHUYÊN CẦN Ở TRƯỜNG HỌC NHẬT BẢN LÀ 99.9%

Hầu như tất cả mọi người đều từng có suy nghĩ muốn trốn học, nhưng học sinh Nhật lại không như thế. Các em chẳng những không trốn học mà cũng rất ít đi trễ. Thậm chí có 91% tỉ lệ học sinh chưa từng thiếu tập trung nghe giáo viên giảng bài khi lên lớp. Liệu có quốc gia nào khác có tỉ lệ này hay không?

9. CHẾ ĐỘ THI CỬ NHẬP HỌC ĐẠI HỌC

Vào năm cuối trung học, học sinh phải lựa chọn trường mà các em muốn theo học, đồng thời phải trải qua kì thi của trường đại học đó. Nếu như trượt thì sẽ không thể vào được đại học. Thế nhưng sự cạnh tranh trong kì thi này rất quyết liệt, chỉ có 76% học sinh trung học có thể vào được đại học, cũng vì điều này mà thời gian chuẩn bị thi đại học được gọi là “địa ngục”.

10. NHỮNG NĂM ĐẠI HỌC LÀ KHOẢNG THỜI GIAN VUI VẺ NHẤT CỦA HỌC SINH

Những học sinh thuận lợi vượt qua “địa ngục” và vào được đại học thì sẽ có thể thở phào nhẹ nhõm. Ở Nhật, những năm đại học được xem như khoảng thời gian vui vẻ nhất trong đời người, cũng có thể giúp các em nghỉ ngơi một thời gian trước khi bước vào cuộc sống làm việc đầy áp lực.

TÂM DI (theo Secretchina)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment