Mỗi dịp đón năm mới, nhiều người trong chúng ta
tự hứa với nhiều điều quyết tâm cho Năm Mới – các điều này chủ yếu liên quan
các mục đích như giảm cân hoặc tập thể dục nhiều. Nếu chúng ta thực sự cảm thấy
có hứng thú, chúng ta có thể hứa viếng Thánh Thể hằng ngày hoặc đọc trọn bộ
Kinh Thánh.
Không may thay, với đa số các quyết định năm mới, khả năng chịu
đựng tinh thần chỉ kéo dài khoảng một tuần, và chúng ta thấy mình vẫn ở điểm
bắt đầu, cảm thấy thất bại và thắc mắc: “Tôi
có thể hứa cầu nguyện nhiều trong năm mới? Tôi có nên bỏ qua và bắt đầu lại?”
Kết hợp nhiều thời gian để cầu nguyện là điều không dễ thực hiện, để
đến gần các mục đích tâm linh, đây là vài gợi ý thực tế có thể giúp bạn quyết
định làm cho năm nay là năm tâm linh đặc biệt:
1. TIN TƯỞNG VÀO MỤC ĐÍCH VÀ TÍN
THÁC VÀO THIÊN CHÚA
Bước thứ nhất này có thể mang vẻ hiển nhiên, nhưng chúng ta thường
bỏ lỡ. Khi chúng ta nghĩ về việc cầu nguyện “nghiêm túc”, chúng ta thường có
kiểu nói như thế này: “Tôi biết tôi sẽ thất
bại, không thể làm được, vì tôi không thánh thiện đủ.” Nói thật, tư tưởng
như vậy là lừa dối, nó ngăn cản bạn bắt đầu kế hoạch cầu nguyện. Nó thuyết phục
bạn tin mình “chưa thánh thiện đủ” hoặc “quá bận” hoặc “không bao giờ theo đến
cùng”. Satan có xu hướng ngăn cản bạn cầu nguyện hằng ngày và làm cho bạn tìm nhiều
cách lừa dối xoay quanh ý tưởng rằng “bạn không thể đạt được điều bạn muốn”. Đừng
nghe lời ma quỷ xúi giục!
Bạn là con cái của Thiên Chúa, và Ngài luôn ở bên bạn. Bạn có thể
làm được điều đó! Nếu chúng ta mở lòng ra với Thiên Chúa, Ngài sẽ hướng dẫn
chúng ta và ban cho chúng ta có sức mạnh cần thiết. Chúng ta cần phải tin rằng
Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta và chúng ta có thể làm được điều không thể. Hơn mọi
thứ khác, đức tin là tặng phẩm do Thiên Chúa trao ban. Hãy cầu xin tặng phẩm
đức tin! Hãy xin Ngài gia tăng lòng yêu mến.
Chúa Giêsu đã nói: “Tại anh
em kém tin! Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi,
thì dù anh em có bảo núi này ‘rời khỏi đây, qua bên kia!’ nó cũng sẽ qua, và sẽ
chẳng có gì mà anh em không làm được.” (Mt 17:20)
2. NHỚ LẠI ĐIỀU ĐÃ HOẶC KHÔNG TÁC
DỤNG
Trong đời sống tâm linh, chắc chắn có sự thăng trầm; có những lúc
bạn cảm thấy rất sung mãn, cũng có những lúc bạn cảm thấy như trong ao tù. Hãy
nhìn lại quá khứ, xem điều gì tác động và khi nào cảm thấy “sung mãn”. Bạn có
thể chú ý các kiểu nào đó hữu ích hoặc bạn muốn tái tạo trong hiện tại.
Thêm vào đó, chúng ta còn có những thói quen khác nhau. Đây có thể
là cách chúng ta sẵn sàng vào buổi sáng theo cách riêng là gấp quần áo. Cầu
nguyện cũng cần trở thành một thói quen. Khi chúng ta nghĩ về các thói quen mà
chúng ta có liên quan, điều gì là điểm chung? Rất có thể đó là điều bạn học
biết khi còn nhỏ và tiếp tục vẫn làm điều đó hằng ngày. Rồi điều đó ăn sâu vào
cuộc sống và bạn chỉ nghĩ về điều đó. Việc làm cho cầu nguyện trở thành thói
quen là điều RẤT QUAN TRỌNG nếu bạn muốn cầu nguyện nhiều trong năm mới này.
Đừng sợ bắt đầu một điều nhỏ, thậm chí nhỏ như việc bắt đầu và kết
thúc một ngày bằng Dấu Thánh Giá và Kinh Sáng Danh. Từ những điều nhỏ như vậy
mà xuất hiện những vị thánh.
Đối với nhiều người, họ không thể kiểm soát cuộc sống trong khoảng
từ 9 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Dù chúng ta có thể đi làm công sở, ở nhà chăm
sóc con cái, hoặc đã nghỉ hưu, ban ngày vẫn đầy khả năng.
Điều này cho chúng ta hai cách chọn lựa đối với thời gian cầu
nguyện: buổi sáng hoặc buổi tối. Hai khoảng thời gian này thường là “khoảng”
chúng ta có thể kiểm soát những gì xảy ra. Có thể chúng ta phải lo cho con nhỏ,
phải ăn tối, phải lo việc lặt vặt trong gia đình, nhưng hằng ngày chúng ta vẫn
có cách chọn lựa những gì cần làm sau khi con cái đi ngủ và đã xong việc nhà. Bạn
có vô internet hoặc facebook tới 1 giờ sáng, hay là bỏ mọi thứ để cầu nguyện?
Hãy chân thật với chính mình, và đặc biệt là chân thật với Thiên Chúa.
Mặt khác, chúng ta có thể có nhiều thời gian vào buổi sáng và mau
mắn thức dậy lúc 5 giờ sáng để cầu nguyện khoảng 30 phút. Đây là điểm quan
trọng: bạn là “người buổi sáng” hay “người ban đêm”, là “con gà trống” hay “con
cú”, việc tự biết mình như vậy sẽ giúp chúng ta biết lúc nào là lúc tốt nhất để
chúng ta dành thời gian cho việc cầu nguyện.
4. SUY NGHĨ “NHIỀU PHÚT” CHỨ
KHÔNG “NHIỀU GIỜ”
Tác giả Gary Jansen viết một cuốn sách có tựa là “The 15-Minute
Prayer Solution: How One Percent of Your Day Can Transform Your Life” (Giải
Pháp Cầu Nguyện 15 Phút: Một Phần Trăm Mỗi Ngày Sống Có Thể Biến Đổi Cuộc Đời
Bạn), ông cho biết: “Bạn có biết rằng mỗi
ngày có 1.440 phút? Đúng vậy. Tôi đã tính toán. Bạn có biết rằng 1% của số thời
gian đó là 14 phút đối với 24 giờ? Điều gì xảy ra nếu hằng ngày bạn quyết
định khôn ngoan để rèn luyện linh hồn bằng cách dành 15 phút cho Thiên
Chúa? Chỉ 1% bé nhỏ của cuộc đời bạn mà thôi. Cuộc đời bạn có thay đổi không? Cuộc
đời tôi đã thay đổi.”
Chúng ta thường có những mục đích cao ngất là làm một giờ thánh
mỗi ngày, và rồi chúng ta thất bại, chúng ta cứ tưởng mình là người đáng thương.
Thay vì đặt ra mục đích cao xa và thất bại, trước tiên chúng ta nên cố gắng áp
dụng từng “bước nhỏ”. Nếu mỗi ngày chúng ta có thể dành 15 phút để cầu nguyện
và kiên trì làm như vậy, chúng ta có thể tăng thêm thời gian và dần dần vượt
qua những mục đích nhỏ để có thể đạt tới các mục đích cao hơn về sau.
5. THỜI KHÓA BIỂU CẦU NGUYỆN
Đầu óc của chúng ta đầy những thông tin nên dễ quên những gì “đã
hứa” thực hiện. Đó là lý do chúng ta phải thận trọng và viết thời khóa biểu
hằng ngày, quyết tâm làm cho việc cầu nguyện là việc chính. Chúng ta phải có
khung thời gian hằng ngày. Hãy viết bằng CHỮ HOA, và có thể TÔ ĐẬM, để giúp
củng cố trí nhớ. Nếu bạn có điện thoại thông minh, hãy dùng “chương trình nhắc
nhớ” (Reminders App). Tóm lại, chúng ta phải cẩn trọng đối với việc dành thêm
thời gian hằng ngày cho việc cầu nguyện.
Quả thật, cầu nguyện là việc rất cần thiết hằng ngày. Thánh
Ephraem Syria xác định: “Các
nhân đức thành hình nhờ cầu nguyện. Lời cầu nguyện duy trì sự điều độ, ngăn
chặn sự tức giận, ngăn chặn sự kiêu ngạo và đố kỵ. Lời cầu nguyện đưa Chúa
Thánh Thần vào linh hồn và nâng con người tới Thiên Đàng.”
Cuối cùng, làm trọn các mục đích tâm linh của bạn trong năm mới
này sẽ không dễ dàng, mà cũng chẳng bao giờ dễ dàng. Hôn nhân cũng không hề dễ
dàng, nhưng chúng ta có sự chọn lựa cẩn thận để quyết định chung sống với người
bạn đời của mình “trong mọi hoàn cảnh, và cho đến chết”. Điều chúng ta cần làm
là quyết định, nhận biết những gì liên quan và cố gắng hết sức để đạt tới thành
công.
PHILIP
KOSLOSKI
TRẦM THIÊN
THU (chuyển ngữ từ aleteia.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment