PHI LỘ – Tháng Mười biệt kính Đức Mẹ Mân Côi. Điều này gợi nhớ thiên tài thần đồng âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart. Tại sao? Vì thiên tài Mozart rất yêu mến Đức Maria, hằng ngày ông vẫn cầu nguyện bằng kinh Mân Côi. Tháng Mười cũng gợi nhớ thi sĩ của Đức Mẹ là Hàn Mặc Tử (1912-1940). Hai con người, một lòng kính mến, với hai cách yêu: một người yêu mến Đức Mẹ bằng âm nhạc, một người yêu mến Đức Mẹ bằng thi ca. Thật tuyệt vời!
✽ ✽ ✽
Wolfgang Amadeus Mozart là thần đồng, là thiên tài và là một hiện tượng âm nhạc, nhưng ông vẫn là con người với đủ thất tình (hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục). Ông là người Công giáo nhưng vẫn có cuộc sống đời thường. Ông chỉ mượn âm nhạc để phản ánh các dạng cảm xúc tinh tế của con người. Âm nhạc là tấm gương cho phép chúng ta thấy được chính mình. Người ta soi vào thấy mình trong âm nhạc của Mozart nên những bản nhạc của ông trở nên bất hủ.
Ông
sinh ngày 27-01-1756 tại Salzburg (Vienne, Áo), là nghệ sĩ dương cầm lúc 6 tuổi
và là nhà soạn nhạc tài danh lúc 18 tuổi. Mozart là một huyền thoại âm nhạc về
tài ứng tấu, có trí nhớ phi thường, có thể ký âm sau khi nghe một bài nhạc
nhiều bè dù mới nghe lần đầu, có thể vừa soạn nhạc vừa làm việc khác.
Ông
sống nghèo, chết nghèo, độc thân, để lại hơn 1.000 nhạc phẩm đủ loại. Ông sống
đạo đức, yêu mến Đức Mẹ, và lần Chuỗi Mân Côi hằng ngày. Ông cũng sáng tác một
số thánh ca về Đức Mẹ như bài “Kinh Cầu Đức Mẹ Lorette,” bài “Sancta Maria,
Mater Dei” (Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời), 3 bài “Magnificat” (Ngợi Ca), 3 bài
“Regina Cœli” (Lạy Nữ Vương Thiên Đàng),...
Tương
truyền rằng hồi nhỏ nghe được bài nhạc chỉ dùng riêng tại nguyện đường Sistine
ở Vatican, Mozart về ghi lại đủ các bè mà chỉ sai vài nốt. Quả là đôi tai âm
nhạc kỳ tài! Vật sở hữu ông thích nhất là chiếc áo khoác tơ lụa màu đỏ lấp
lánh. Nhưng ĐA TÀI THÌ ĐA TRUÂN và TÀI HOA THÌ BẠC MỆNH, như sự công bằng của Thiên
Chúa vậy.
Tại
Vienne, đêm 27 và 28-10-1791, trời mưa như trút. Sau đó là tuyết rơi mù mịt vào
ngày 01-11-1791. Thời tiết dịu lại vào cuối tháng nhưng có đợt gió nóng mạnh,
thi thỏang có sương mù. Nỗi buồn xâm chiếm Mozart. Ông tâm sự với vợ là
Konstanze rằng ông đã nghĩ đến cái chết. Mắt đẫm lệ, ông nói: “Anh thấy điều
này rất rõ, anh không còn sống bao lâu nữa, chắc chắn người ta đầu độc anh. Anh
không thể thoát khỏi ý nghĩ này.”
Konstanze
lo lắng và cho mời thầy thuốc. Thầy thuốc yêu cầu Mozart phải ngưng ngay việc hoàn
tất bản “Requiem” (bản
nhạc cầu hồn được một người lạ “đặt hàng” gấp), vì việc này làm Mozart kiệt quệ
cả thể lý và tinh thần, suốt ngày ông bị ám ảnh bởi ý nghĩ bi quan tột cùng.
Sau
khi sức khỏe khả quan hơn, Mozart lại lao vào sáng tác nhạc bản cantata (tác phẩm ngắn, thường về đề
tài tôn gíao, do ca sĩ đơn ca và thường có dàn đồng ca phụ họa với nhạc đệm),
bản nhạc này do Hội Sở ở Vienne đặt ông làm cho lễ khánh thành các trụ sở mới
của họ.
Mọi
người mừng khi thấy Mozart tỏ ra vui vẻ và thoải mái. Nhưng rồi ông lại buồn,
xanh xao và ốm yếu đến nỗi nằm liệt giường. Bệnh trạng của ông đáng quan ngại,
toàn những bệnh nguy hiểm thời đó: Nhiễm liên cầu khuẩn (1762), sốt rét mê sảng
(1765), sốt và thấp khớp (1767), nhiễm trùng đường hô hấp (1771, 1780), áp-xe
răng và nhiều dạng nhiễm trùng khác.
Cha
của Mozart là Leopold Mozart, một nhạc sĩ chuyên nghiệp kiêm thầy dạy nhạc hàng
đầu của châu Âu. Dù biết con trai có năng khiếu âm nhạc xuất chúng nhưng ông
vẫn bắt con trai tập luyện nghiêm túc, cả piano và violon. Mozart giỏi cả về
nhạc cụ và sáng tạo giai điệu. Các giai điệu của Mozart rất đẹp và có sức hấp
dẫn kỳ lạ.
Trong
thư gởi cho người cha, Mozart viết: “Con không bao giờ đi ngủ mà không nghĩ
rằng có thể con không còn thấy ngày mai nữa. Sự chết là mục đích thực sự của
cuộc đời chúng ta. Từ vài năm nay, con đã quen với người bạn tuyệt vời đó của
con người. Hình ảnh người bạn đó không làm con sợ mà con thấy người bạn đó hiền
lành và cởi mở.” Mozart nằm liệt giường từ cuối tháng 11-1791, chân tay đều
sưng nhưng ông vẫn tỉnh táo.
Chập
tối 04-12-1791, ông trở bệnh nặng. Người nhà mời bác sĩ vẫn chữa cho Mozart,
nhưng ông ta đi xem nhạc kịch mất rồi. Sophie (em vợ của Mozart) linh cảm điều
không lành nên đến nhà anh rể và chị. Thấy Sophie đến, Mozart nói: “Sophie
này, em đến đây rất tốt. Đêm nay em phải ở đây với anh để chứng kiến anh chết.”
Rồi
bác sĩ cũng đến, ông nói xoa dấm và nước vào thái dương của bệnh nhân. Cơ thể
Mozart run lên. Sophie kể: “Cử chỉ cuối cùng của anh Mozart là miệng như
muốn mô phỏng những cú đánh cymbal trong bản Requiem vậy. Tôi còn nghe văng vẳng...”
Konstanze lặng lẽ quì bên giường chồng. Và thiên tài Wolfgang Mozart đã trút
hơi thở cuối cùng...
Cái
chết của Mozart đã tạo nhiều truyền thuyết, nhưng đa số đều sai. Nhiều người
cho rằng Mozart bị Salieri đầu độc. Năm 1823, một học trò của nhà soạn nhạc
Beethoven đến thăm Salieri và nghe chính Salieri thề rằng ông không bao giờ làm
điều thất đức như vậy. Vả lại, không có chứng cứ nào đáng tin cậy!
Năm
1987, bác sĩ Davies viết trên Âm Nhạc Thời Báo: “Nguyên nhân Mozart chết có thể kể đến bệnh nhiễm liên cầu khuẩn, hội
chứng Scholein-Henoch, suy thận, xuất huyết não và viêm phổi.” Có điều lạ
là cả vợ và thân nhân, không ai làm mộ cho Mozart. Ngày nay không ai biết mộ
của Mozart ở đâu, nhưng hình ảnh và các bản nhạc bất hủ của ông vẫn xuất hiện ở
bất kỳ nơi nào có Sự Sống, Tình Yêu và Hy Vọng.
Mozart
và Konstanze sống sung túc, nhưng những năm cuối đời ông phải vay mượn bạn bè, điều này càng làm tăng mức huyền thoại về đời sống nghèo khổ của ông. Nếu sống
thêm vài năm nữa, hẳn là ông đã theo bạn là nhà soạn nhạc Haydn sang London.
Nhiều
người nói rằng Mozart được an táng một cách khó nghèo trong một ngày giá lạnh,
người ta phải phá băng để đào huyệt. Nhưng thực ra, sau thánh lễ an táng cử
hành ở nhà thờ Saint-Etienne, quan tài của Mozart được đưa đến nghĩa trang
Saint-Marx vào một ngày đẹp trời. Tang lễ đơn giản là do ý muốn của Konstanze.
Gia đình không dư giả, Konstanze không muốn bày vẽ rườm rà chỉ thêm tốn kém, hy
vọng được tài trợ của Vua Leopold II. Mozart được an táng trong ngôi mộ bình
thường, không hẳn vì nghèo mà vì lệnh của Hoàng đế muốn mọi người dân đều được
đối xử bình đẳng.
Tuy
nhiên, những câu chuyện về Mozart vẫn không hồi kết thúc. Dù sống trong thế
giới hiện đại nhưng chúng ta vẫn bám vào các ý tưởng lãng mạn mà gán ghép cho
các thiên tài hoặc những “dị nhân” đó thôi.
TRẦM
THIÊN THU (tổng hợp và chuyển ngữ)
✽ Quý Tử của Mẹ – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/05/nha-soan-nhac-mozart-quy-tu-cua-uc-me.html
✽ Chuyện Lạ Thần Đồng – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/08/chuyen-la-ve-than-ong-mozart.html
✽ Nghệ Sĩ & Tác Phẩm – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/08/nghe-si-va-tac-pham.html
Mân Côi gợi nhớ Mô-da thiên tài [1]
Một người yêu nhạc mê say
Nhưng luôn sống đạo từng ngày hẳn hoi
Tìm sự thanh khiết tuyệt vời
Đơn sơ, giản dị, và vui kiếp nghèo
Thánh ca viết kính Mẹ yêu [2]
Mân Côi ông vẫn cao rao hằng ngày
Máu âm nhạc chảy miệt mài
Nhưng luôn thánh thiện một đời tin yêu
Nhạc là kinh nguyện ngọt ngào
Xin dâng kính Mẹ sớm chiều thiết tha
Noi gương nhạc sĩ Mô-da
Dùng âm nhạc để bước về Thiên Cung
TRẦM THIÊN THU
[2] Ông sáng tác một số thánh ca về Đức Mẹ như bài “Kinh Cầu Đức Mẹ Lorette,” bài “Sancta Maria, Mater Dei” (Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời), 3 bài “Magnificat” (Ngợi Ca), 3 bài “Regina Cœli” (Lạy Nữ Vương Thiên Đàng),...
2. Magnificat (K 339) – https://www.youtube.com/watch?v=x7ienPABe_o
3. Magnificat (KV 193) – https://www.youtube.com/watch?v=GOEYgcmaeSo
4. Regina Coeli (K 276) – https://www.youtube.com/watch?v=ohCjF_7n2ks
5. Santa Maria – https://www.youtube.com/watch?v=yoVbPzFhVNs
6. Kinh Cầu Đức Mẹ Loretto (KV 179) – https://www.youtube.com/watch?v=OGBg9AsMy7M
▶ Các Nhạc Phẩm Đầu Tay – https://www.youtube.com/watch?v=I-tboYkOFho&list=TLi2J2ZmiaKlM
▶ Tuyệt Phẩm – https://www.youtube.com/watch?v=Rb0UmrCXxVA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment