Chúa Giêsu xác định: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.” (Mt 5:10-12) Những gì loài người sợ hãi hoặc không ưa thích thì lại là “mối phúc.”
Đau khổ rất đa
dạng, bách hại là một phần. Bách hại có thể định nghĩa chung là tình trạng áp
bức phi pháp đối với sự tự do của người khác hoặc sự trừng phạt phi pháp, bởi
vì không phải hình phạt nào cũng có thể được coi là bách hại. Đối với mục đích
của chúng ta, bách hại phải là việc hạn chế tôn giáo, là cách áp bức hoặc đàn
áp phi pháp nhằm hạn chế tôn giáo.
Giáo hội đã và
đang chịu nhiều kiểu bách hại. Sự hiện hữu và sự phát triển của Kitô giáo đã bị
cản trở bởi chủ nghĩa ngoại giáo và chủ nghĩa ngu dốt. Trong thời đại gần đây,
thuyết bất khả ngộ đã quấy nhiễu Giáo hội tại nhiều nơi ở Mỹ châu và Âu châu. Nhưng
tồi tệ nhất trong các kiểu bách hại là Công giáo đã phải chịu đựng từ chính các
Kitô hữu khác.
Về vấn đề này, phải
nói rằng Giáo hội đã phải dùng sức mạnh, không chỉ để tự bảo vệ, mà còn để
đẩy lùi các tà thuyết, các đợt tấn công của các phe đối lập. Đó chính là phương
tiện Tòa án Dị giáo (Inquisition) hoặc chiến tranh tôn giáo trong thời Trung Cổ
và trong thời Cải Cách (Reformation).
Chúng ta có thể
chấp nhận sự thật, chứ chưa từ chối kết luận. Giáo hội chỉ muốn chuyển tải sứ
điệp của Thiên Chúa mà thôi. Chúng ta cần phân biệt giữa người ngoại giáo và
Kitô hữu. Quyền lực không được áp dụng để chống lại người ngoại giáo hoặc người
Do Thái, như Thánh Phaolô nói: “Xét xử
người ngoài đâu phải là chuyện của tôi. Còn người trong đạo, anh em không được
xét xử hay sao? Người ngoài, chính Thiên Chúa sẽ xét xử. Hãy khử trừ sự gian ác, không cho tồn tại giữa anh em.” (1 Cr
5:12-13)
Những cuộc đối
thoại cưỡng ép đã xảy ra vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử của Giáo
hội, người ta đổ lỗi cho lòng nhiệt thành của những người chuyên quyền được đặt
không đúng. Nhưng Giáo hội đòi hỏi quyền được phép bắt buộc thần dân của mình. Các
Kitô hữu ngoài Công giáo cũng vẫn là thần dân của Đức Giêsu Kitô, nhưng Giáo
hội đối xử với họ như thể họ không là thần dân của mình. Sắc lệnh “Ne Temere”
(nói về hôn nhân khác đạo), được ĐGH Piô X ban hành, (2-8-1907) nhận thấy hôn
nhân của người Tin Lành là có giá trị, mặc dù không không được ký kết theo điều
kiện của Công giáo, và luật kiêng cữ không được coi là liên kết đối với người
Tin Lành. Vì thế, về việc dùng quyền bắt buộc, Giáo hội chỉ thực hiện quyền đối
với những người mà Giáo hội thấy họ bội giáo công khai.
Một người Tin
Lành hiện đại không thuộc phạm trù tương tự với những người theo thuyết Albigenses [1]
cũng vậy. Những người này chịu trách nhiệm về việc bội giáo của họ. Hơn nữa, mục
đích của Giáo hội không chỉ bảo vệ đức tin chính thống, mà còn phạt những người
bội giáo. Sự bội giáo công khai được coi là tội phản bội Thiên Chúa – tội
này nặng hơn tội chống lại người lãnh đạo dân sự. Tới thời kỳ mới đây, tội
chống lại người lãnh đạo dân sự bị phạt rất nặng. Tội bội giáo là tội đầu độc
sự sống linh hồn của người khác. (Thánh Tiến sĩ Thomas Aquinas, II-II, Q. xi, khoản
3, 4)
Do đó, không thể
nghi ngờ rằng Giáo hội đòi quyền được ép buộc chống lại những người bội giáo
công khai. Dĩ nhiên là KHÔNG, ngày nay Giáo hội vẫn dùng quyền của mình theo
cách tương tự, ngay cả đối với một quốc gia Công giáo có các Kitô hữu bội giáo.
Giáo hội chỉnh sửa quy luật cho phù hợp với thời đại và hoàn cảnh để có
thể thực hiện mục đích hữu ích. Con cái của Giáo hội không bị phạt tiền, phạt
tù hoặc các hình phạt theo thế gian, nhưng là hình phạt theo tâm linh và dứt
phép thông công (vạ tuyệt thông). Đối với những người theo tà thuyết hoặc rối
đạo, Giáo hội coi họ như người ngoại giáo: “Fides
suadenda est, non imponenda – Đức tin là vấn đề của sự thuyết phục, không thể
ép buộc.” Đó là ý kiến của Thánh Basil (“Revue de l'Orient Chrétien,” 2nd
series, XIV, 1909, 38), và Thánh Ambrôsiô (thế kỷ IV) đã áp dụng điều đó khi
đối xử với những người bội giáo công khai.
Nên nhớ rằng khi
Giáo hội dùng quyền ép buộc đối với những người bội giáo công khai, quyền
đó được được chấp nhận. Những người trong Giáo hội có ý tưởng về thời gian
đối với lý do và cách thức mà vạ tuyệt thông nên được áp dụng. Cũng vậy, Tòa án
Inquisition rất khác với Inquisition của Tây Ban Nha, và các giáo hoàng không
chấp nhận cách xử thô bạo của Tây Ban Nha. Hơn nữa, các ý tưởng như vậy về việp
ép buộc trong vấn đề tâm linh không riêng gì đối với người Công giáo. Các nhà
cải cách không kém quan trọng hơn, nhưng nếu có gì quá đáng thì không thể khoan
nhượng. Nếu sự khoan dung đối với những người trong Giáo hội là điều đáng khiển
trách, sự khoan dung đối với các nhà cải cách là điều đáng khiển trách gấp đôi.
Từ quan điểm của
họ, đó là vô lý, không thể biện hộ. Thứ nhất, họ đã chống lại quyền được thiết
lập của Giáo hội; thứ nhì, họ hầu như không thể dùng sức mạnh để ép buộc những
người không muốn thích nghi với quy tắc phán đoán riêng của họ. Với sự phân
ranh giới rõ ràng này về sự phán đoán riêng của các nhà cải cách từ quyền
của Công giáo, nó khó có thể phục vụ mục đích của chúng ta để đánh giá sự dữ
dội của Công giáo và Tin Lành trong thời Cải Cách. Cũng nên nhớ rằng các phương
pháp độc ác của Inquisition ở Tây Ban Nha và Ý vẫn ít hủy hoại sự sống hơn so
với chiến tranh tôn giáo ở Pháp và Đức. Tuy nhiên, mục đích của chúng ta là lưu
ý sự không khoan dung thẳng thắn của những người lãnh đạo Tin Lành, vì điều đó trao
quyền thêm cho Giáo hội để nhờ tới sức mạnh. Giáo hội phạt các thần dân và tự
bảo vệ khỏi các đợt tấn công của họ.
Tuy nhiên, sự cưỡng
bức đó được sử dụng bằng quyền hợp pháp, không thể gọi đó là bách hại, cũng
không thể gọi các nạn nhân là các vị tử đạo. Điều đó chưa đủ để những người bị
kết án tử là những người chịu đau khổ vì tôn giáo của mình. Một người tử đạo là
nhân chứng của sự thật, chịu cực hình vì Giáo hội. Sự mặc khải không thể là sứ
điệp siêu nhiên của Thiên Chúa dành cho các thụ tạo của Ngài, các sứ giả đó có
quyền và có nhiệm vụ loan báo sứ điệp đó tới mọi nơi và mọi lúc. Họ chết khi
loan báo sứ điệp hoặc làm chứng về chân lý của Thiên Chúa, họ chịu đau khổ vì
Ngài.
Kinh Thánh cho
biết một số cách “cụ thể” về tình trạng chịu bách hại vì Chúa:
– Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ
Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân
giữ lời anh em. Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không
biết Đấng đã sai Thầy.” (Ga 15:20-21)
– Khi người ta bách hại anh em trong thành này thì
hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật anh em: anh em chưa đi hết các thành
của Ít-ra-en thì Con Người đã đến. Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. Trò
được như thầy, tớ được như chủ, đã là khá lắm rồi. Chủ nhà mà người ta còn gọi là Bê-en-dê-bun, huống chi là người nhà
(Mt 10:23-25).
– Những ai
muốn sống đạo đức trong Đức Kitô Giêsu đều sẽ bị bắt bớ.” (2 Tm 3:12)
Từ xa xưa cho tới
trước thế kỷ XIX có rất nhiều cuộc bách hại được ghi lại trong bộ sách “Les
Martyrs” (Các Vị Tử Đạo – 5 cuốn, Paris, 1902-1909.)
BÁCH HẠI THỜI KỲ RÔMA (52-312)
Có nhiều cuộc
bách hại trong thời kỳ này, một thời gian khá dài, được coi là mãnh liệt và dữ
dội.
Ngày xưa, hi
người ta đã hỏi và Chúa Giêsu trả lời rạch ròi: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp
đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên
anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các
miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1:7-8)
Ông Phêrô và các
tông đồ đã mạnh dạn nói với những người muốn bách hại: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm. Đức Giêsu đã bị các
ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm
cho Người trỗi dậy, và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên, đặt làm
thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Ít-ra-en ơn sám hối và ơn tha tội. Về
những sự kiện đó, chúng tôi xin làm chứng, cùng với Thánh Thần, Đấng mà Thiên
Chúa đã ban cho những ai vâng lời Người.” (Cv 1:29-32)
Trong lá thư thứ
nhất, Thánh Phêrô cũng đề cập việc “làm chứng về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu
Kitô,” (1 Pr 5:1) và rồi Thánh Phêrô cho biết: “Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng, cũng là Đấng đã kêu gọi anh em vào
vinh quang đời đời của Người trong Đức Kitô. Phần anh em là những kẻ phải chịu khổ ít lâu, chính Thiên Chúa
sẽ cho anh em được nên hoàn thiện, vững vàng, mạnh mẽ và kiên cường.” (1 Pr
5:10)
THỜI KỲ JULIAN BỘI GIÁO (361-363)
Sắc lệnh khoan
dung của Constantine đã tăng tốc chiến thắng cuối cùng của Kitô giáo.
Nhưng các biện pháp cực đoan đối lập với tôn giáo cổ xưa của đế quốc, mặc dù họ
không thực hiện nghiêm khắc, nhưng vẫn khơi dậy sự đối lập. Khi người bội giáo
Julian (361-363) lên ngôi, ông ủng hộ những người bảo vệ chủ nghĩa ngoại giáo,
mặc dù ông cố gắng củng cố tôn giáo cũ bằng cách khuyên làm việc bác ái và
linh mục phải sống nghiêm túc để rao giảng và hướng dẫn. Nhưng ông là người bội
giáo, Giáo hội không thể ủng hộ ông, do đó giáo phái Donatism [2] và tà thuyết Arianism
[3] có cơ hội trở lại.
Hoàng đế “ngại” bách
hại trực tiếp, nhưng lại ngấm ngầm xúi giục các Kitô hữu và kích thích những
người ngoại giáo nổi lên chống Công giáo – đặc biệt là tại Alexandria, Heliopolis,
Maiouma, cảng Gaza, Antioch, Arethusa và Cæsarea ở Cappadocia. (x. Grergory of
Nazianzus, Orat. IV, 86-95; P.G., XXXV, 613-28) Tại các nơi khác, nhiều người
chịu bách hại và chịu chết vì đức tin. Trong số những người chịu tử đạo thời kỳ
này có quản gia Gioan và viên thư ký Phaolô ở Rôma, hai binh sĩ là Juventinus
và Maximian (x. Bài giảng của Thánh Gioan Chrysostom trong P.G., L, 571-77); Macedonius,
Tatian và Theodulus ở Meros thuộc Phrygia (Socrates, III, 15; Sozomen, V,
11); và LM Basil ở Ancyra (Sozomen, V, 11). Chính Julian đã ra lệnh xử tử
quản gia Gioan và viên thư ký Phaolô ở Constantia, và cô con gái của Constantine.
Tuy nhiên, ông trị vì chỉ có hai năm nên cuộc bách hại cũng mau qua.
TẠI BA TƯ
Khi chính quyền
Rôma bỏ lệnh bách hại không thể, người Ba Tư lại không ưa tôn giáo mới này. Cuộc
bách hại lại bắt đầu vào năm 339 hoặc 340. Họ phá hủy hoặc chiếm các nhà thờ, tìm
bắt giết các giáo sĩ. Theo Sozomen (Lịch Sử Giáo Hội II.9-14), con số nạn nhân
không dưới 16.000 người, trong số đó có ĐGM Symeon của GP Seleucia. Vua Bahram
V (420-438) đã ra lệnh bách hại dữ dội trong một năm, sau đó ký hiệp ước với
vua Theodosius II (422), bảo đảm cho phép tự do lương tâm đối với các Kitô hữu.
Sau đó, vua Yezdegerd II
(438-457), người kế vị, lại bắt đầu cho bách hại vào năm 445 hoặc 446, traces
of which are found shortly before 450. Cuộc bách hại của vua Chosroes I trong
những năm 541-545 trực tiếp nhắm vào các giáo sĩ. Ông cũng triệt tiêu các nhà
thờ và các các tu viện, kể cả các nhà quý tộc người Ba Tư đã trở thành Kitô hữu.
Cuộc bách hại cuối cùng là của vua Chosroes II (590-628), nhắm vào các Kitô hữu
giống như trong thời gian các năm 627-628. Nói chung, thời gian nguy hiểm cho
Giáo hội ở Ba Tư là lúc các vua chiến tranh với Đế quốc Rôma.
GIỮA NHỮNG NGƯỜI GÔ-TÍCH (Goths)
Kitô giáo được
người Gô-tích biết đến vào khoảng giữa thế kỷ III, and "Theophilus
Episcopus Gothiæ" was present at Công đồng Nicê (năm 325). Nhưng họ dùng GM
Ulfilas (340-383), một người theo tà thuyết Arianism. Tà thuyết này được nhiều
người ở Dacia (Transylvania và Tây Hungary) tin theo, họ những người ngoại giáo
gia nhập đạo. Tà thuyết này lan tới miền Hạ Mœsiaacross sông Danube, khi người
Gô-tích cai quản, sau cuộc bách hại dữ dội khiến GM Ulfilas và và những người
trở lại phải rời bỏ quê hương, có thể vào năm 349.
Cuộc bách hại thứ
nhất do vua ngoại giáo Athanaric khởi xướng, bắt đầu khoảng năm 370 và kéo dài
vài năm (khoảng 6 năm). Thánh Sabas bị dìm nước chết vào năm 372, còn
những người khác bị thiêu sống. Thế kỷ VI và VII, người Gô-tích xâm lăng Ý,
Gaul, và Tây Ban Nha, các nhà thờ bị cưỡng đoạt, và các giáo sĩ Công giáo bị
sát hại. Tại Tây Ban Nha cũng có bách hại trong những năm 476-586. Một cuộc
bách hại khác do Agila (549-554) khởi xướng, sau đó là Leovigild (573-586). Các
giám mục bị đi đày, tài sản của Giáo hội bị tịch thu. Nhưng rồi Hermenigild, con
trai của ông, gia nhập Công giáo và chịu tử đạo hồi thế kỷ VII.
Cuộc bách hại
khác do Theodoric (524-526). Một trong những người bị bách hại là ĐGH Gioan I,
bị chết trong tù.
TẠI Ả RẬP
Kitô giáo du nhập
vào Nam Ả Rập (Yemen) hồi thế kỷ IV. Thế kỷ VI, các Kitô hữu bị bách hại dữ dội
theo lệnh vua Dunaan, người Do Thái. Số nạn nhân khoảng 5.000 người, trong đó
có công chúa Arethas, bị giết khoảng năm 523 sau cuộc chiếm giữ Nagra. Các tín
hữu được giải thoát khỏi thời kỳ này nhờ sự can thiệp của vua Abyssinia, nhưng
rồi lại gặp rắc rối khi quân Hồi giáo xâm chiếm.
THỜI KỲ HỒI GIÁO
Với sức lan tỏa
của Hồi giáo ở Syria, Ai Cập, Ba Tư và Nam Phi, there went a gradual subjugation
của Kitô giáo. At the first onset of invasion, in the eighth Century, nhiều
Kitô hữu bị giết vì “tội” không chịu bội giáo. Sau đó, họ bị coi là các nô lệ, chịu
sưu cao thuế nặng, bị cướp tài sản hoặc bị giết chết vì tính thất thường của
vua Hồi giáo hoặc quần chúng. Tại Tây Ban Nha, người cai trị Hồi giáo đầu tiên
đã bách hại các Kitô hữu là Phó vương Abderrahman II (821-852). Cuộc bách hại
bắt đầu năm 850, rồi Mohammed (852-887) tiếp tục bách hại, và kéo dài
tới năm 960, khi các Kitô hữu đủ mạnh để vượt qua những kẻ bách hại. Con số các
vị tử đạo còn ít, trong đó có TGM Eulogius, TGP Toledo, bị sát
hại ngày 11 tháng 3 năm 859.
THỜI KỲ BÀI TRỪ ẢNH TƯỢNG
Rắc rối xảy ra
với Giáo hội Đông phương là các hoàng đế bài trừ ảnh tượng trong suốt 120 năm.
Hoàng đế Leo III ra hai chiếu chỉ bài trừ ảnh tượng vào năm 726 và năm 730.
Các chiếu chỉ này được áp dụng triệt để. ĐGH Grêgôriô II và ĐGH Grêgôriô
III đã lên tiếng phản đối nhà cải cách chuyên chế, nhân dân cũng nổi lên chống
lại. Nhưng Hoàng đế Constantine V (Copronymus, 741-775) tiếp tục chính sách của
cha, triệu tập Công đồng tại Constantinople năm 754 và rồi bách hại những người
chính thống. Các tu viện bị phá hủy, các tu sĩ bị hành hạ tới chết. Dưới triều
Hoàng đế Constantine VI (780-797), do ảnh hưởng người mẹ, nhiếp chính Irene, Công
đồng Đại kết Đệ thất (Seventh Œcumenical Council) được triệu tập vào
năm 787, và hủy bỏ sắc lệnh của Công đồng Copronymus.
Triều đại Hoàng
đế Leo V (813-820) bách hại các giáo sĩ, các tu sĩ và những người chống
lại ông. Có nhiều người bị xử tử hoặc bị chết rũ tù. Cuộc bách hại này tiếp tục
cho tới triều đại Hoàng đế Michael II (820-829), kéo dài tới triều đại
Hoàng đế Theophilus (829-842). Rất nhiều người bị giết trong thời hoàng đế
này. Cuộc bách hại chỉ chấm dứt khi ông ta chết vào năm 842.
THỜI KỲ HIỆN ĐẠI
Giáo hội trải qua
biết bao cuộc bách hại, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, từ đồng bằng tới cao
nguyên,... Trong thiên niên kỷ thứ nhì, Giáo hội vẫn tiếp tục bị bách hại chỉ
vì thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng, nhất là ở Nhật và Trung Hoa. Giáo hội cũng
phải đối mặt với những cuộc tấn công của chính con cái của mình, lên đết tột độ
trong những cuộc chiến tranh của việc cải cách.
TẠI BA LAN
Trong thế kỷ vừa
qua, Ba Lan đã chịu những gì có thể gọi là sự bách hại dữ dội. Tuy nhiên, Công
giáo vẫn tiếp tục là tôn giáo ổn định tại đất nước này cho tới khi Hoàng đế Catherine
II (1762-96) của Nga can thiệp. Bằng các mưu đồ chính trị và công khai đối
nghịch, trước tiên ông ổn định quyền bá chủ chính trị tại đất nước này, sau đó dùng
chính sách đe dọa và áp bức, đặc biệt là ra lệnh bách hại Công giáo, dã man
nhất là năm 1863, cấu kết với các chính phủ Pháp, Áo và Anh. Sau khi ông chết, Công
giáo thoát cơn bách hại, và năm 1905, Hoàng đế Nicholas II cho phép
hoàn toàn tự do tôn giáo.
Tuy nhiên, trong
thời kỳ hiện đại, có dạng bách hại mới được thêm vào cách đối lập với Giáo hội.
Thi thoảng lại có bách hại, như vết thương bất ngờ sưng tấy lên, do chính quyền
âm mưu với chủ nghĩa vô thần. Chẳng hạn những đợt quyấy nhiễu của Charleston và
Philadelphia trong những năm 1834-1844, chủ trương “No Popery” (không giáo
hoàng) ở Anh và Hà Lan trong những năm 1850-1853.
CHỦ NGHĨA TỰ DO
Có cách đối lập
mới mà người ta gọi là “chủ nghĩa tự do” (Liberalism) và “tự do tư tưởng” (Free
Thought), sức ảnh hưởng của nó được nhận biết ở các quốc gia Công giáo và Tin
Lành. Nguồn gốc của nó xuất phát từ triết lý vô tín (infidel philosophy)
của thế kỷ XVIII. Cuối thế kỷ XVIII, nó phát triển mạnh đến nỗi có thể là mối
đe dọa đối với Giáo hội bằng bạo lực vũ trang. Tại Pháp, 600 linh mục bị người
Gio-đan sát hại bằng cách chém đầu vào năm 1791, sau đó là 300 giáo sĩ khác bị
giết vào năm 1792 – trong đó có một tổng giám mục và hai giám mục, ngay tại TP
Paris. Triều đại Khủng bố hoành hành vào năm 1795. Nhưng “ngọn lửa đức tin” vẫn
không thể bị dập tắt bởi các cuộc bách hại, dù có ác liệt hoặc tán nhẫn tới mức
nào.
Tại Thụy Sĩ,
những người Công giáo bị Đảng Tự Do tấn công, không cho tự do tôn giáo. “Liên
Đoàn Tách Rời” (Sonderbund) của họ đã chiến thắng vào năm 1843, và mặc dù lực
lượng Diet thất bại vào năm 1847, kết quả là an toàn tự do tôn giáo toàn quốc
Thụy Sĩ. Từ đó, sự phấn kích có được nhờ sắc lênh về Ơn Bất Khả Ngộ của Giáo
hoàng (Papal Infallibility), người Công giáo đủ mạnh để duy trì và tái củng cố
vị thế tại đất nước này.
Tại các quốc gia
khác, chủ nghĩa tự do không là vấn đề trong các cuộc chiến tranh chống lại Giáo
hội, mặc dù những người bảo vệ Giáo hội thường xuyên bị coi là chống đối cách
mạng, muốn lật đổ chính thể hoặc nhà nước. Lịch sử thế kỷ XIX cho thấy luôn có
sự chống đối Giáo hội. Sức ảnh hưởng của Giáo hội bị thu hẹp bởi hiến pháp đối
lập, các dòng tu bị làm khó, bị ngăn cản, hoặc bị cưỡng chiếm, kể cả các trường
học và các bệnh viện của các dòng tu. Đó là cách bách hại tân kỳ của thời đại
mới.
TRẦM THIÊN THU (lược soạn từ NewAdvent.org và một số website khác)
[1] Albigensianism: Phong trào Kitô giáo
được coi là hậu duệ thời trung cổ của Mani giáo (Manichaeism) ở miền Nam nước
Pháp hồi thế kỷ XII và XIII, có đặc tính của thuyết nhị nguyên (đồng hiện hữu
của hai quy luật đối nghịch là Thiện và Ác). Thuyết này bị kết án là tà thuyết
thời Tòa án Dị giáo (Inquisition, syn: Catharism).
[2] Donitism: Giáo phái ở Bắc Phi năm 311
cho rằng tính thánh thiêng là chủ yếu đối với việc cử hành các bí tích và quản
lý Giáo hội, chỉ có những người vô tội mới thuộc về Giáo hội hoặc có thể cử các
bí tích. Phong trào ly giáo xảy ra ở Bắc Phi hồi thế kỷ IV, nó gợi lên tranh
luận về tình trạng của những người lãnh đạo Giáo hội hợp tác với các viên chức
La Mã trong bách hại Kitô giáo. Người khởi xướng phong trào này là Donatus, mất
khoảng năm 355, từ chối tính hiệu quả của việc dâng lễ, cho rằng các Kitô hữu
sa ngã thì không còn sống trong tình trạng ân sủng nên không có quyền dâng lễ.
Cuộc chiến chống
tà thuyết Donatism lên tới đỉnh cao vào năm 311, khi Caecilian được tấn phong
giám mục GP Carthage bởi một giám mục bất hợp thức. Constantine ủng hộ
Caecilian, thúc giục những người theo tà thuyết Donatism ly khai với Công giáo
La Mã năm 312. Tà thuyết này vẫn hiện hữu ở Bắc Phi tới khi xuất hiện Hồi giáo
hồi thế kỷ VII [chú thích của người dịch].
[3] Arianism: Tà thuyết của Arius, thế kỷ
IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là
Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Thuyết này từ chối thiên
tính của Chúa Giêsu. Công đồng Nicaea (AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng
bản thể với Đức Chúa Cha.” Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm
sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và
Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín
điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong
các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày
nay bởi tổ chức Nhân chứng của Giavê (Jehovah's Witnesses) và bởi một số người
theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể – tức là Một
Chúa Ba Ngôi.
NGUỒN
THAM KHẢO:
GENERAL: SYDNEY SMITH,
The Pope and the Spanish Inquisition in The Month, LXXIV (1802),
375-99; cf. Dublin Review, LXI (1867), 177-78; KOHLER, Reform und Ketzerprocess
(Tübingen, 1901); CAMUT, La Tolérance protestante (Paris, 1903); RUSSELL, Maryland;
The Land of Sanctuary (Baltimore, 1907); PAULUS, Zu Luthers These über die
Ketzerverbrennung in Hist. Polit.
Blätter, CXL (1908), 357-67; MOULARD, Le Catholique et le pouvoir coercitif
de l'Église in Revue pratique de l'Apologétique, VI (1908), 721-36; KEATING, Intolerance,
Persecution, and Proselytism in The Month, CXIII (1909), 512-22; DE CAUZOUS, Histoire de l'Inquisition en
France, I (Paris, 1909).
ROMAN MARTYRS: An
exhaustive and reliable work is Allard, “Les Persécutions” (5 vols., Paris,
1885); also his “Ten Lectures on the Martyrs" (New York, 1907); and for an
exhaustive literature see Healy, “The Valerian Persecution” (Boston).
JULIAN THE APOSTATE: SOZOMEN, Church History V.11;
SOCRATES, Church History III.15; AMMIANUS MARCELLINUS, XXI-XXV; TILLEMONT, Mémoires,
VII, 322-43; 717-45; LECLERCQ, Les Martyrs, III (Paris, 1904); ALLARD, Le Christianisme
et l'empire romain de Néron à Théodore (Paris, 1897), 224-31; IDEM, Julien l'Apostat,
III, 52-102; 152-158 (Paris, 1903); DUCHESNE, Histoire ancienne de l'Église, II
(Paris, 1907), 328-35.
PERSIA:
SOZOMEN, op. cit., 9-14; Acta Sanctorum Martyrum, ed. ASSEMANI,
I (Rome, 1748), Syriac text with Lat. tr.; Acta Martyrum et Sanctorum, II,
III, IV, ed. BEDJAN (Leipzig, 1890-95), Syriac text (for discussion of these two
authorities See DUVAL, Littérature syriaque (Paris, 1899), 130-43). A list of
martyrs who suffered under Sapor II was first published by WRIGHT and
reproduced in the Martyrologium Hieronymianum by DE ROSSI AND
DUCHESNE in Acta SS., Nov., II, part I, lxiii (Brussels, 1894); HOFFMANN, Auszüge
aus syrischen Akten persischer Martyrer, text, tr., and notes (Leipzig. 1886); LECLERCQ, op. cit., III; DUVAL, Littérature
syriaque (Paris, 1897), 129-47; LABOURT, Le Christianisme dans l'empire perse (Paris,
1904); DUCHESNE, op. cit. (Paris, 1910), 553-64.
GOTHS: KAUFFMAN, Aus der Schule des Wulfila: Auxentii
Dorostorensis Epistola de fide, vita et obitu Wulfila (Strasburg, 1899). AUXENTIUS'S
account is also found in WALTZ, Ueber das leben und die lehre des Ulfila (Hanover,
1840); HODGKIN, Italy and her Invaders, I (Oxford, 1892). 80-93; DUCHESNE, op.
cit., II (Paris, 1908); SCOTT, Ulfilas, Apostle of the Goths (Cambridge, 1885).
For general account of Goths and Catholicism, See UHLHORN, Kampfe und Siege des
Christentums in der germanischen Welt (Stuttgart, 1898).
FOR VISIGOTHS:
SOCRATES, op. cit., IV, 33; Contemporary letter on St. Sabas, Acta
SS., 12 April; see also later document onSt. Nicetas, ibid., 15
Sept., and HODGKIN, op. cit., I, 1, 175; DAHN, Urgeschichte der
germanischen und romanischen Volker,I (Berlin, 1881), 426 sq., for Athanaric's
persecution; SIDONIUS APOLLINARIS, ep. vii, 6 in Mon. Germ. Hist.: Auct. Antiq.,
VIII, HODGKIN, op. cit., II, 484, for Euric; JOHN OF BICLARO
in Mon. Germ, Hist,: Auct. Antiq., XI, 211; GORRES, Kirche und Staat im
Westgotenreich von Eurich bis Leovigild in Theol, Stud. u. Krit. (Gotha, 1893),
708-34; GAMS, Kirchengeschichte Spaniens, I, II (Augsburg, 1862), 4; LECLERCQ, L'Espagne
chrétienne (Paris, 1906); ASCHBACH, Gesch. Der Westgoten (Frankfort, 1827).
FOR OSTROGOTHS: Vita
S. Severini in Mon. Germ, Hist.: Auct. Antiq., 1; PAPENCORDT, Gesch,
der stadt Rom. (Paderborn, 1857), 62 sq.; PFEILSCHRIFTER, Der
Ostrogotenkönig Theodoric der Grosse und die Katholische Kirche in Kirchengeschichtliche
Studien, III (Münster, 1896), 1, 2; GRISAR, Geschichte Roms und der Papste im
Mittelalter, I (Freiburg im Br., 1901), 86, 481.
AMONG THE
LOMBARDS: ST. GREGORY THE GREAT, Dialogues, III, 27, 28, 37, 39; iv,
21-23, see HODGKIN, op. cit., VI, 97, 104; PAUL THE DEACON, Historia
Langobardorum, I-IV in Mon. Germ. Hist.: Script. Langob. Et Ital (Hanover,
1878), 45 Sq., see HODGKIN, op. cit., V. 68-80; DAHN, op.
cit.; GRISAR, op. cit.
AMONG THE
VANDALS: IDATIUS in Mon. Germ, Hist.: Auct. Antiq., XI, 13-36; MIGNE, P.L., LI;
VICTOR VITENSIS, Historia persecutionis Africanæ provinciæ, ed, HALM
in Mon. Germ. Hist., loc. cit., III; PETSCHENIG, Corpus Script. eccles.
lat., VII (Vienna, 1881); MIGNE, P.L., LVII; PROSPER, Chronicon in Mon.
Germ. Hist., loc. cit. IX; MIGNE, P.L., LI; RUINART, Hist.
persec. Vand. in P.L., LVIII; PAPENCORDT, Gesch. der
Vandalischen Herrschaft in Afrika (Berlin, 1837); DAHN, op.
cit.; HODGKIN, op. cit., II, 229-30, 269-82; LECLERCQ, L'Afrique
chrétienne, II (Paris, 1904); IDEM, Les Martyrs, III (Paris,
1904); DUCHESNE, op. cit., III, 626-45.
IN ARABIA: FELL, Die
Christenverfolgung in Südarabien in Zeitsch. der deutschen morgent. Gesellechaft (1881), XXV. (See ARABIA.)
UNDER THE MOHAMMEDANS: PARGOIRE, L'Église byzantine, (Paris,
1905), 153-6, 275-9; LECLERCQ, L'Afrique chrétienne, II (Paris, 1904); IDEM, Les
Martyrs, IV (Paris, 1905). For Spain: See EULOGIUS and Bibliography; Vita S. Eulogii,
by ALVARUS inP.L., CXV, 705 sq.; EULOGIUS, Memoriale Sanctorum seu
libri III de martyribus cordubensibus; MIGNE, P.L., CXV, 731; Dozy, Histoire des
Mussulmans d'Espagne, II (Leyden, 1861); GAMS, Kirchengesch. Spaniens, II (Ratisbon,
1864); HAINES, Christianity and Islam in Spain, 756-1031 (London, 1889);
LECLERCQ, L'Espagne chrétienne. (Paris, 1906)
ICONOCLASTS: Theodori Studitæ Epistola, P.G., XCIX; TOUGARD,
La Persécution iconoclaste d'après la correspondance de S. Théodore Studite in Revue
des Questions historiques, L (1891), 80, 118; HERGENROTHER, Photius, I, 226
sqq. (Ratisbon, 1867); LOMBARD, Constantin V, Empereur des Romains (Paris,
1902); PARGOIRE, L'Église byzantine de 527-847 (Paris, 1905), contains abundant
references to lives and acts of martyrs.
MODERN PERIOD: BRÜCK-KISSLING, Gesch. Der kath. Kirche im neunzehnten Jahrh. (5 vols., Mainz and Münster, 1908); MACCAFFREY, History of the Catholic Church in the Nineteenth Century (2 vols., Dublin, 1909); GOYAU, L'Allemagne religieuse. (3 vols., Paris, 1906)
[Đăng báo ĐMHCG số 361, tháng 9-2016, Dòng Chúa Cứu Thế xuất bản tại Mỹ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment